Năm điều Bác Hồ dạy sinh viên Trường Quân y và vấn đề xây dựng y đức hiện nay

Nǎm điều Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên sinh viên Trường quân y là: Hǎng hái; Hy sinh; Bác ái; Đoàn kết; Kỷ luật. Có thể coi đó là những chuẩn mực về y đức của cán bộ y tế cách mạng Việt Nam. 

Y đức thời nào cũng cần được đề cao, trong sự nghiệp chǎm lo sức khoẻ nhân dân, phát triển giống nòi, y đức của cán bộ y tế càng phải được đề cao hơn vì trong sự nghiệp này ngành y tế giữ vai trò của đội quân xung kích. Chǎm lo sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ của ngành y tế rất nặng nề, to lớn. Bởi vì, trong quan điểm định hướng phát triển đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Mục đích phát triển kinh tế, vǎn hoá, xã hội mà Đảng ta đề ra đều xuất phát từ con người và tất cả vì con người. Đương nhiên, sức khoẻ của con người là nguồn gốc để con người phát triển toàn diện, là hạnh phúc to lớn của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lần nói rằng, mỗi người khoẻ thì cả đất nước khoẻ. 

Xây dựng y đức cách mạng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách, bức xúc của xã hội ta. Trước đây, còn cơ chế bao cấp, trong y tế, lĩnh vực chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, vấn đề y đức không đặt ra bức xúc có nguyên nhân kinh tế - xã hội và do cơ chế bình quân. Sự phân biệt "đẳng cấp" trong phân phối, sử dụng phương tiện, thuốc men để chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân tuy có chênh lệch theo sự "phân cấp" nhưng không đáng kể lắm. Mức sống của cán bộ, nhân dân nhìn chung không chênh lệch quá mức so với mặt bằng chung. Trong hoàn cảnh chung đó, đời sống, thu nhập của cán bộ ngành y tế cũng ở mức trung bình. Về mặt tâm lý xã hội, ngành y được coi trọng về tinh thần. Công tác tuyên truyền, giáo dục y đức theo quan điểm đạo đức cách mạng có ý nghĩa và vai trò nhất định. Những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội, của ngành y về cơ bản không khác xa nhau bao nhiêu. Vả lại, điều hết sức quan trọng là đội ngũ cán bộ ngành y tế được đào tạo, rèn luyện trong môi trường và hoàn cảnh khó khǎn của đất nước; sống và cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp vinh quang của dân tộc; cơ bản có đạo đức cách mạng tốt đẹp; mỗi người đều cố gắng rèn luyện phẩm chất, nêu gương trong sáng về lương tâm người thầy thuốc; đóng góp công sức phát triển ngành y tế và chǎm lo sức khoẻ nhân dân. Trong cơ chế ấy và bối cảnh của đất nước liên tục có chiến tranh, thiên tai, đồng tiền chưa tác động mạnh mẽ và ác nghiệt như trong cơ chế kinh tế thị trường, nên vấn đề y đức chưa nổi cộm như hiện nay là điều dễ hiểu... 

Trong cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, trong lĩnh vực y tế, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân không thể không xem xét đến sự tác động của các nhân tố khách quan để xây dựng y đức cách mạng. Đạo đức của người cán bộ, nhân viên y tế không thể thoát ly thực tiễn cuộc sống xã hội, môi trường làm việc. Xây dựng y đức trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải quan tâm các lĩnh vực, vấn đề mà chính từ cuộc sống đặt ra đối với ngành y tế, với việc chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển giống nòi. 

Trước hết là vấn đề chính sách, cơ chế đối với lĩnh vực y tế và chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân. Sẽ là ảo tưởng, chủ quan và duy ý chí khi yêu cầu thì quá lớn, quá cao mà điều kiện, cơ chế, chính sách không bảo đảm cho nó có thể thực hiện được. Chính sách, cơ chế đó là gì? Có lẽ cần có pháp luật và các vǎn bản cụ thể hoá đường lối của Đảng về lĩnh vực này. Trong những chính sách này cần quy định thật cụ thể trách nhiệm của các ngành, các cấp, trong đó có ngành y tế. Trách nhiệm, nghĩa vụ phải đi liền với quyền hạn và quyền lợi. Điều kiện làm việc, phương tiện nghiên cứu, khám chữa bệnh, tiền lương và thu nhập của cán bộ ngành y tế cần phải có chế độ đặc thù theo đúng lao động và cống hiến. Đồng thời, những chính sách, cơ chế không còn phù hợp, không sát với thực tiễn cuộc sống cần thay đổi nhanh, ban hành những chế độ, chính sách mới cho phù hợp. Chẳng hạn như vấn đề bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo bảo hiểm; vấn đề quản lý thầy thuốc tư nhân và sản xuất, lưu hành thuốc trên thị trường. 

Vấn đề tôn vinh nghề y và đề cao lương tâm nghề nghiệp của thầy thuốc cách mạng là rất cần thiết, nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường, khi mà động lực làm giàu và sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng tǎng. ở đây, trong vấn đề này cần nghiên cứu xây dựng một hệ thống y tế đa dạng. 

Một vấn đề rất quan trọng nữa để xây dựng y đức là chǎm lo tuyển chọn, đào tạo cán bộ, nhân viên y tế. Tuyển dụng, đào tạo cần gắn liền với bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thầy thuốc. Trong vấn đề này, chính sách là hết sức quan trọng. Những chính sách này nên nhất quán và tính đến nhu cầu sự phát triển của cá nhân trong nghề nghiệp, tạo điều kiện để họ cống hiến cho sự nghiệp, đồng thời quan tâm đến cuộc sống cá nhân người thầy thuốc. Có như thế mới có cán bộ y tế giỏi về chuyên môn, đẹp về y đức. 

Trong xây dựng và phát triển y đức cũng cần có sự công bằng xã hội. Nếu cần nghiêm khắc, kỷ luật những việc làm vi phạm y đức thì cũng rất cần đề cao, tôn vinh, tuyên truyền những tấm gương sáng của ngành y, những việc làm tốt của những thầy thuốc, nhân viên y tế, lao động tận tuỵ, cần cù, sáng tạo cứu người, chǎm sóc sức khoẻ con người. Và cùng với khuyến khích, biểu dương về tinh thần là khen thưởng về vật chất. Sự đánh giá công bằng của xã hội cũng là nhân tố quan trọng để đề cao lương tâm, trách nhiệm của cán bộ y tế, góp phần vào xây dựng y đức. 

Điều có ý nghĩa rất lớn trong xây dựng y đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cán bộ ngành y đoàn kết, thân ái với nhau trong công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cǎn dặn học viên trường y nǎm điều thì có ba điều về kỷ luật, đoàn kết, bác ái. Bác ái ở đây, không chỉ đối với người bệnh mà còn đối với đồng chí, đồng nghiệp. Trị bệnh cứu người là lòng nhân, là việc làm nhân đức, bác ái, là y đức. Để làm được điều to lớn, cao đẹp ấy, cán bộ, nhân viên, mỗi tập thể, toàn ngành phải thấm nhuần trong suy nghĩ và hành động nǎm điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về y đức cách mạng. Chỉ có như vậy thì nền y đức Việt Nam sẽ được phát triển mãi. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website