Tư tưởng xây dựng Nhà nước của Lênin soi sáng cho sự nghiệp xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân của Đảng ta

Chúng ta đều biết cuối năm 1922, đầu năm 1923, cuộc can thiệp vũ trang của bọn đế quốc và cuộc nội chiến đẫm máu do các thế lực phản động gây ra trên đất nước Nga đã được dẹp tan, nước Nga Xôviết bước vào một thời kỳ mới. Hoàn cảnh đó đã tạo ra cho Nhà nước Xôviết hướng phát triển tốt đẹp, đồng thời cũng đòi hỏi Nhà nước Xôviết phải có những thay đổi về tổ chức và quản lý toàn bộ nước Nga cho phù hợp và thích ứng với nhiệm vụ mới. Ngay từ những ngày đầu tiên của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin đã rất quan tâm đến việc cải tiến bộ máy Nhà nước, nhưng vì hoàn cảnh nội chiến, Người chưa có thời gian nghiên cứu và triển khai trong thực tiễn. Khi nền hoà bình đã trở lại trên đất nước thì vấn đề đó lại được đặt ra hết sức cấp bách, vì bộ máy Nhà nước cũ trước đây tỏ ra không còn thích hợp nữa. Vấn đề xây dựng bộ máy Nhà nước mới bảo đảm quản lý toàn bộ đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và phòng thủ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là đỏi hỏi khách quan của lịch sử. 

Tư tưởng xây dựng Nhà nước của Lênin được thể hiện trên những vấn đề chủ yếu sau: 

1. Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: 

Bàn về Nhà nước, Mác-Ăngghen – Lênin đều khẳng định rằng: Nhà nước chẳng qua chỉ là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, là một bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với một giai cấp khác. Đặc biệt trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản thì Nhà nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhà nước chuyên chính vô sản là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân; nó làm hai nhiệm vụ chủ yếu trấn áp và tổ chức xây dựng xã hội, trong đó nhiệm vụ thứ hai là trọng yếu. 

Thực tiễn đã chỉ ra rằng Đảng Cộng sản muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình, thì tất yếu phải củng cố, cải tiến, xây dựng bộ máy Nhà nước thật sự vững mạnh. Đây không chỉ là ý muốn chủ quan của con người, mà còn là đòi hỏi khách quan của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời Lênin cũng chỉ rõ bộ máy Nhà nước muốn hoạt động có hiệu quả thì tất yếu phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là hạt nhân lãnh đạo, là trung tâm đoàn két trong khối liên minh công nông và các tầng lớp nhân dân lao động. Đây là bảo đảm tối cao nhất để tăng cường hiệu lực của nhà nước. Người còn nêu vấn đề hợp nhất một số cơ quan Đảng với cơ quan Nhà nước cùng chức năng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với quần chúng. Loại bỏ tất cả mọi sự lãng phí nhỏ nhất, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt. Tinh giản và trong sạch bộ máy, giảm bớt đến mức tốt đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết. Đó là bảo đảm chắc chắn cho sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa. Lênin nhấn mạnh chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể đứng vững được ở một trình độ ngày càng vươn lên nền đại công nghiệp cơ khí. 

2. Công tác tổ chức cán bộ 

Từ thực tiễn lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng, Lênin rút ra kết luận: Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác cán bộ càng cần thiết hơn bao giờ hết, mà vấn đề nổi bật là tuyển chọn, đào tao. Phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết. Lênin cho rằng nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, Lênin nêu rõ bao gồm toàn bộ những phần tử ưu tú, mà người ta có thể tin chắc rằng họ không tin vào một lời nào, không nói một lời nào trái với lương tâm, họ là những người không bao giờ sợ khó khăn và không bao giờ lùi bước. Riêng Bộ dân uỷ thanh tra công nông, Lênin yêu cầu những cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy đều phải được kiểm tra nghiêm ngặt về phương diện trung thực, sự hiểu biết về bộ máy nhà nước, họ là những người cộng sản không thể chê trách được. 

Mục tiêu cuối cùng của công tác tổ chức cán bộ là nhằm phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo được nhiều cán bộ tốt, có phẩm chất, năng lực chuyên môn, giỏi về lý luận và thực tiễn công tác. 

3. Công tác kiểm tra 

Lênin coi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện đường lối, chính sách là một biện pháp quan trọng để xúc tiến công việc cải tiến bộ máy nhà nước. Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới kịp thời phát hiện ra sai lầm, khuyết điểm, sơ hở… để uốn nắn, bổ sung kịp thời. Đồng thời qua đó mà tìm hiểu, phát hiện cấp dưới thi hành như thế nào. Chỉ bằng cách đó mới có thể xây dựng được một bộ máy nhà nước vững mạnh và hiện đại. 

Sức sống lâu bền, những giá trị lý luận và thực tiễn trong tư tưởng xây dựng nhà nước kiểu mới của Lênin có ý nghĩa to lớn đối với tất cả các nước bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp, lại trải qua các cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài, đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn: Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước càng phát triển đi vào chiều sâu đã đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về lý luận đòi hỏi phải được làm sáng tỏ, trong đó có vấn đề xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ… Việc không ngừng nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là điều rất quan trọng trong thời kỳ mới của cách mạng nước ta. Những vấn đề về cải tiến bộ máy nhà nước, công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra trong tư tưởng Lênin là những căn cứ lý luận và thực tiễn vững chắc để Đảng ta vận dụng vào quá trình hoạch định đường lối chiến lược nói chung, và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay, bảo đảm vững chắc cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Tuy nhiên, như Lênin đã chỉ rõ xây dựng nhà nước không phải là công việc đơn giản, vội vàng hấp tấp được, mà là công việc đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, lộ trình, bước đi phù hợp. Vì thế Đảng phải luôn luôn giáo dục nâng cao bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong, gương mẫu, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên. Lấy xây dựng Đảng vững mạnh làm cơ sở cho xây dựng bộ máy nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website