Nghị quyết số 63/NQ-CP, ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
  • Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
  • 63/NQ-CP
  • Nghị quyết
  • Kinh tế - Xã hội
  • 22/07/2016
  • 22/07/2016
  • Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/NQ-CP

Hà Nộingày 22 tháng 07 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020


CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 



TM. CHÍNH PHỦ
THỦ 
TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn 
Xuân Phúc

 

---------

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 với mục tiêu tổng quát là “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

2. Chương trình hành động phải cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

3. Chương trình hành động phải thể hiện được vai trò kiến tạo của Chính phủ, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ và cơ quan nhà nước các cấp.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

- Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả Hiến pháp năm 2013. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật, thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Hoàn thiện cơ chế phân cấp đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; trong đó tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tập trung chủ yếu vào cải cách toàn diện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các quy định quản lý chuyên ngành xuất khẩu và nhập khẩu, các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng và môi trường.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường, bao gồm: Thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ..., bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với cơ chế thị trường để làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, tài nguyên,...) phục vụ cho sản xuất kinh doanh, quản lý giá và thực hiện các chính sách xã hội. Tập trung hoàn thiện dự án Luật quy hoạch trình Chính phủ báo cáo Quốc hội theo quy định.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phân loại dịch vụ công theo mức độ thiết yếu của từng loại dịch vụ, bảo đảm việc tổ chức và cung ứng dịch vụ công, chuyển từ vai trò cung ứng trực tiếp sang kiến tạo và hỗ trợ thị trường dịch vụ công phát triển. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, giao quyền tự chủ phù hợp, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động.

- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, các luật thuế, Luật phí và lệ phí. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng, các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia

2. Ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế

a) Điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, chặt chẽ; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối phù hợp với mục tiêu chống đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế của Chính phủ. Xử lý giảm thiểu các khoản nợ xấu.

b) Thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế, tăng cường hiệu quả công tác chống chuyển giá. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán hằng năm và phạm vi cho phép trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước. Tăng tỷ trọng thu nội địa, các khoản thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhà nước để nâng cao tính bền vững của nguồn thu ngân sách, chủ động cân đối ngân sách nhà nước. Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, bố trí hợp  cho chi đầu tư phát triển, bảo đảm cao hơn số bội chi ngân sách nhà nước. Tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, Đẩy mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách gắn với ban hành các tiêu chí, giám sát, đánh giá việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

Đổi mới chính sách quản lý để tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ, cơ cấu lại các khoản nợ công, tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và bảo lãnh Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách; bảo đảm các giới hạn an toàn về nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thực hiện nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá các dịch vụ công quan trọng.

c) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công. Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

3. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung 3 trọng tâm: Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.

Thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ và hiệu quả các ngành, lĩnh vực:

a) Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

- Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền, phù hợp với nhu cầu thị trường; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp để giảm tổn thất và nâng cao giá trị gia tăng.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; rà soát lại quy hoạch các loại cây trồng chính, đồng thời thực hiện các giải pháp căn cơ để cải tạo vườn cây, phổ biến áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

- Trong chăn nuôi, tập trung cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong chăn nuôi và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, an toàn môi trường trong chăn nuôi; phát triển mạnh công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, chế biến thịt, sữa,... và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.

- Phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổ chức lại sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và góp phần giữ vững an ninh biển đảo quốc gia. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp; đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi thâm canh công nghệ cao, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng; nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

- Triển khai các giải pháp cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa các đồng muối hiện có, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng muối công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối, cải thiện thu nhập.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.

- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm cả công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành; đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng hưởng thụ cho cư dân nông thôn.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, làm chuyển biến rõ nét môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thôn, xã trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống của người dân; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 26/NQ-TW của Trung ương 7, Khóa X và Kết luận số 97-KL/TW ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; tạo thuận lợi chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất lâm nghiệp để trồng cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

b) Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và xây dựng, từng bước tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, có lợi thế cạnh tranh, sử dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thêm nhiều sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.

- Tiếp tục nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật tư và máy nông nghiệp; công nghiệp năng lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời), luyện kim, hóa dầu, hóa chất; công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm; công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao.

- Tăng cường công tác điều phối phát triển theo ngành, vùng và lãnh thổ, nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành nhằm liên kết có hiệu quả giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp.

- Đổi mới công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ở các ngành: Cơ khí - luyện kim, hóa chất, cao su, dệt may, da giầy... Khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư tập trung, quy mô lớn trong các ngành: Thép, kim loại màu, khai khoáng, hóa chất.

- Khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp. Phát triển đồng bộ hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phân bố công nghiệp hợp lý hơn trên cả nước. Hình thành các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ theo cụm liên kết chuỗi ngành.

- Tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nhất là các quy định pháp luật đối với dự án có cấu phần xây dựng, bảo đảm chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; tăng cường quản lý, phát triển vật liệu xây dựng theo quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầuvề nhà ở của người dân theo các mục tiêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội; khắc phục sự không phù hợp cung - cầu giữa các phân khúc nhà ở; phát triển đa dạng các loại hàng hóa bất động sản nhà ở, bao gồm nhà ở để bán, nhà ở cho thuê, thuê mua có giá cả phù hợp với khả năng thanh toán của đại đa số đối tượng trong xã hội; kiểm soát cơ cấu phân khúc sản phẩm, đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở cho thuê.

c) Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao; đồng thời xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, phát triển mạnh các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao,...; nhất là dịch vụ chất lượng cao về đào tạo nguồn nhân lực và y tế, chăm sóc sức khỏe. Có chính sách phát triển mạnh mẽ du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2016 - 2020. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch để thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách phát triển vận tải với cơ cấu hợp lý, tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải, khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức và logistics,...

d) Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu. Triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín của hàng xuất khẩu nước ta, khai thác tốt các thị trường truyền thống và các thị trường mới có nhiều tiềm năng, nhất là đối với hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh, có giá trị gia tăng và giá trị kim ngạch cao. Tận dụng tối đa các lợi thế và giảm thiểu các tác động bất lợi trong các hiệp định tự do thế hệ mới đã ký kết. Tổ chức nghiên cứu các giải pháp chính sách quan hệ thương mại, đầu tư với EU và Vương quốc Anh trong điều kiện nước này rời khỏi EU.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Chú trọng phát triển nguồn hàng xuất khẩu. Có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Kiểm soát nhập siêu hiệu quả, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu trong khuôn khổ cam kết quốc tế về thuế quan và các hàng rào kỹ thuật.

- Phấn đấu tiến tới thăng bằng và thặng dư cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa. Xây dựng và thực hiện lộ trình giảm dần tình trạng mất cân đối trong quan hệ thương mại với một số nước hiện đang có nhập siêu lớn. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ ở thị trường trong nước. Chú trọng phát triển thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam. Đồng thời tiếp tục tăng cường hoạt động, tuyên truyền phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu sắc hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

- Tăng cường công tác dự báo thị trường, kịp thời thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuấtxuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Có biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền, lợi ích của người tiêu dùng.

đ) Tái cơ cấu thị trường tài chính

Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu thị trường chứng khoán, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa, thúc đẩy cổ phần hóa, gắn kết với niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, đưa vào vận hành thị trường chứng khoán phái sinh trong năm 2017; tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phát triển các nhà đầu tư tổ chức như: Các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí... Tiếp tục tái cơ cấu tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hướng giảm số lượng, nâng cao năng lực và đổi mới hoạt động; cơ cấu lại hệ thống tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán. Tăng hiệu quả hoạt động các loại hình bảo hiểm, triển khai rộng rãi bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý giảm nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống và áp dụng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.

4. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phát triển kinh tế - xã hội

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, giáo dục, y tế, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng đô thị. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi đê sông, đê biển và các công trình phòng chống thiên tai, bão lũ, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn.

- Phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của các đô thị. Kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Nghiên cứu ban hành chính sách xây dựng khu đô thị mới ven các đô thị lớn để giảm tải cho khu vực trung tâm thành phố. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án cấp quốc gia về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật nhằm từng bước nâng cao chất lượng đô thị hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, thúc đẩy tăng trưởng tại các khu vực, địa bàn còn khó khăn như vùng núi, ven biển và hải đảo.

- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, có tính lan tỏa tại các khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết các ách tắc, quá tải. Ưu tiên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng khó khăn.

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật có tính kết nối liên vùng như đường cao tốc, đường quốc lộ, đường sắt, sân bay,... tiếp tục triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường bộ cao tốc trong đó ưu tiên cho đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt trong đó ưu tiên cho đường sắt Bắc - Nam, đường thủy nội địa và đường ven biển. Xử lý ùn tắc giao thông Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Rà soát, bố trí hợp lý các trạm thu phí giao thông đường bộ để giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp. Bảo đảm khởi công và hoàn thành giai đoạn I dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đúng thời gian theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư (vốn từ khu vực tư nhân trong nước, vốn FDI, vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế,...) với nhiều hình thức đầu tư, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng.

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông, ứng dụng khoa học, công nghệ trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông như: Nâng cao năng lực của các đơn vị đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức tư vấn, thiết kế, giám sát, rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém. Tăng cường phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch đẩy nhanh tiến độ thi công. Rà soát tổng sơ đồ điện quốc gia để có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng điện lực phù hợp.

5. Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

- Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

- Các bộ, ngành trung ương liên quan và các tỉnh, thành phố phải thường xuyên theo dõi tình hình phát triển doanh nghiệp, tổ chức đối thoại công khai định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường các biện pháp để thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa liên thông ở các địa phương.

- Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để trình Quốc hội thông qua. Kiện toàn Hội đồng Khuyến khích Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện vai trò điều phối, giám sát thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi toàn quốc, trong đó có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động được các nguồn vốn, nhất là vốn tín dụng ngân hàng, nghiên cứu sửa đổi quy chế bảo lãnh tín dụng thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương.

- Xây dựng trình Quốc hội ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp ngay trong năm 2016; xử lý nợ chậm nộp thuế cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan; nghiên cứu, đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực: Công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản...

Đối với doanh nghiệp nhà nước, phải đẩy nhanh chương trình, kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, giảm tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước theo lộ trình tại các tập đoàn tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

6. Phát triển các vùng kinh tế, khu kinh tế, kinh tế biển

- Khẩn trương rà soát, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng, nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu chế xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng tài nguyên. Xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương và ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết hình thành các vùng kinh tế chuyên ngành quy mô lớn với các nhóm sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng và giữa các địa phương trong việc huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, liên vùng.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật để phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực. Tăng cường tính liên kết giữa các khu kinh tế.

- Tăng cường hợp tác liên vùng, liên tỉnh, liên kết, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch, về xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.

- Chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các khu kinh tế, khu công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía Tây các tỉnh miền Trung.

- Ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh, có hiệu quả các ngành kinh tế biển và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển; khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịch biển, đảo. Tập trung kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường biển. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển.

- Xây dựng các khu kinh tế ven biển. Xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá, tránh trú bão, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và hoạt động dài ngày trên biển. Tạo điều kiện và khuyến khích người dân định cư lâu dài trên các đảo.

7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể cơ cấu lại kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật đầu tư công, bao gồm: Chuẩn bị dự án, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, thẩm địnhquyết định đầu tư chương trình, dự án; lập và thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Tăng cường các giải pháp chống đầu tư phân tán, dàn trải; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.

- Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển. Rà soát, đơn giản hóa các chính sách và pháp luật khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

- Rà soát tổng thể và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng công trình, an toàn xây dựng.

- Tập trung đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và dịch vụ giáo dục, y tế.

- Hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác công tư (PPP) theo hướng minh bạch, ổn định, bình đẳng để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị và dịch vụ công thông qua các hình thức hợp đồng PPP phù hợp như: BOT, BT, BTO...

- Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai. Hạn chế các dự án đầu tư làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến; không cấp phép đối với các dự án sử dụng lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế và hàm lượng tri thức cao. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cấp phép và quản lý dự án đầu tư nước ngoài, bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm đối với từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Tăng cường đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (xúc tiến đầu tư tại chỗ), đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư. Ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách và thể chế pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa về môi trường, thể chế pháp lý, quy trình, thủ tục thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Đối với các dự án cụ thể sử dụng nguồn vốn này, phải nghiên cứu kỹ lưỡng, chỉ đầu tư các dự án thật cần thiết và có hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quá trình đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Đề cao vai trò giám sát của các cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, cộng đồng dân cư, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.

8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ

a) Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế, cụ thể:

Rà soát, quy hoạch lại hệ thống giáo dục quốc dân trên cơ sở khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung vào quy hoạch các cơ sở giáo dục và đào tạo, quy hoạch đội ngũ giáo viên và quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất.

Điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; rà soát đội ngũ cán bộ quản  giáo dục và giáo viên các cấp, xây dựng các đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ theo hướng hội nhập; chú trọng nâng cao đạo đức nhà giáo.

Triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân cho học sinh; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, trải nghiệm thực tế và nghiên cứu khoa học.

Xây dựng cơ chế, chính sách phân luồng giáo dục, đào tạo gắn với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

Hoàn chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo; tăng cường kiểm soát chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học; công khai thông tin về các điều kiệnđảm bảo chất lượng của nhà trường; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.

Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các cấp học, trình độ đào tạo, tiến tới phổ cập tiếng Anh trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo, học tập suốt đời.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục, trong đó quốc tế hóa một số chương trình đào tạo chất lượng cao thông qua trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng với các trường đại học nước ngoài; khuyến khích, tạo điều kiện các trường tham gia mạng lưới các trường đại học trong khu vực và thế giới.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; ưu tiên, tập trung đầu tư hình thành mạng lưới các trường chất lượng cao; nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đặc biệt đối với giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

b) Về phát triển khoa học và công nghệ

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mang tính chất đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học, công nghệ công lập. Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ và thiết bị máy móc đã qua sử dụng.

- Xây dựng chương trình, đề án đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Rà soát, triển khai quy hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước tới năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Nghiên cứu chính sách đào tạo, phát triển, trọng dụng và tôn vinh đội ngũ khoa học, công nghệ. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Xây dựng tiêu chí lựa chọn một số tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới. Nghiên cứu hoàn thiện thể chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý nghiêm các vi phạm.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Xây dựng một số viện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ. Thí điểm thành lập một số tổ chức khoa học và công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới, trước tiên là Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam và Hàn Quốc (V-KIST). Tập trung phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

9. Phát triển văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân

a) Phát triển bền vững văn hóa và con người Việt Nam hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội và có chính sách cụ thể thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Nghiên cứu lồng ghép có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, từng ngành, từng địa phương.

Nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học - nghệ thuật đi đôi với đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, các nhà văn hóa. Bảo tồn, phát huy các di sản và giá trị vănhóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khắc phục các biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội. Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình, thực hiện tốt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

b) Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của nhân dân. Làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả. Thực hiện tốt Luật sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định của Luật báo chí năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017), nhất là việc xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật.

c) Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao, chuyên nghiệp.

d) Hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống cho người có công. Quan tâm công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 74 - 75 tuổi.

đ) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thực hiện tốt các chính sách về việc làm, thu nhập của người lao động, chính sách bảo hộ lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp,... Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với năng suất lao động. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu theo lộ trình phù hợp, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý nhân lực và hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động.

Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động trong nước gắn với hội nhập quốc tế; chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên và sinh viên mới tốt nghiệp; hỗ trợ tạo việc làm, học nghề và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn.

Thực hiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều (bao gồm yếu tố khác ngoài thu nhập). Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, ưu tiên phân bổ cho thực hiện ở những vùng khó khăn nhất, nghèo nhất, đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách giảm nghèo, nghiên cứu có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhân rộng các mô hình hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo bền vững có hiệu quả. Khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của người dân.

Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trọng điểm. Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình hợp lý để huy động các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, khu công nghiệp. Quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội. Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo các chung cư cũ xuống cấp, gây nguy hiểm, quá hạn sử dụng tại các đô thị, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

e) Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ

Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống y tế với mục tiêu công bằng, hiệu quả vàchất lượng, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, khu vực; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và y đức của cán bộ y tế ở tất cả các tuyến. Nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh và bác sỹ gia đình. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển y học cổ truyền, nghiên cứu, thừa kế, ứng dụng, phổ biến các bài thuốc, phương pháp phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục nhanh tình trạng quá tải bệnh viện, nâng cao sự hài lòng của người bệnh. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng một số bệnh viện tuyến cuối và tuyến vùng. Thí điểm hình thành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức hợp tác công tư và mô hình quản lý bệnh viện như doanh nghiệp công ích. Tiếp tục phát triển y tế ngoài công lập phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng theo mô hình tập trung thống nhất, tinh gọn, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt công tác dự báo, phòng, chống, kiểm soát dịch, bệnh; đẩy mạnh công tác tiêm chủng phòng ngừa bệnh, tật; công tác vệ sinh an toàn thựcphẩm; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh không lây nhiễm. Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Chú trọng phát triển các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo cán bộ y tế, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ y học trong khu vực và trên thế giới; cung ứng đủ cán bộ y tế có chất lượng cho phát triển hệ thống y tế trong tình hình mới.

Đổi mới cơ chế tài chính, điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ và bảo đảm công khai, minh bạch gắn với thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; có chính sách phù hợp hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách trong chăm sóc sức khỏe.

g) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội. Bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.

h) Hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.

i) Tăng cường quản lý nhà nước về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm, ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng hóa không bảo đảm chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp.

k) Thực hiện hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020. Thực hiện tốt, đầy đủ các chính sách về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

10. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ chủ động ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; bảo đảm lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư. Xây dựng đề án và triển khai hiệu quả phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng lĩnh vực. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ cập đến toàn dân về các phương án ứng phó và thích nghi từng cấp độ của quá trình tác động biến đổi khí hậu.

- Tập trung xây dựng và hiện đại hóa hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực đầu tư, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống ngập úng đô thị và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; trong đó đặc biệt tập trung hoàn thành các dự án khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, các dự án cấp bách chống xâm nhập mặn, giữ ngọt phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, phòng chống sa mạc hóa.

- Rà soát các quy hoạch và tăng cường quản lý, giám sát, khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, khoáng sản và điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. Triển khai có hiệu quả Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chỉ tiêu bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng khoáng sản, hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu thô. Tập trung thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất. Triển khai việc lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 - 2020. Thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Có chính sách, cơ chế thích hợp khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước; xây dựng hệ thống hạ tầng nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước; cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm. Xây dựng và vận hành hệ thống mạng quan trắc nguồn nước xuyên biên giới đối với nguồn nước quan trọng. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn đến năm 2025.

- Tổ chức nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn các vùng kinh tế trọng điểm, vùng lưu vực sông nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước nhất là các vùng dọc theo các lưu vực sông, các dự án bảo đảm an ninh cấp nước cho các vùng bị xâm nhập mặn.

- Tăng cường các giải pháp chính sách để kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại khu vực nông thôn, các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Thực hiện các chương trình xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước, xử  nghiêm hành vi gây ô nhiễm môi trường. Có biện pháp, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, nhất là tại các cụm công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất lớn. Thực hiện nhất quán chủ trương không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế.

- Tăng cường chính sách, bộ máy tổ chức, lực lượng, cơ chế vận hành với các giải pháp đồng bộ bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển.

11. Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội

- Hoàn thiện căn bản và toàn diện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ đạo và cơ quan chuyên trách về phòng, chống, tham nhũng. Triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Thực hiện kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tập trung chỉ đạo và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí; những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật. Thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. Không hình sự hóa các quan hệ hành chính và kinh tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án, nhất là các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng. Động viên, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng, lãng phí.

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt  vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông; các đoàn thể nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện và hiệu quả Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cải cách hành chính.

- Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ. Theo đó đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính và sử dụng có hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến và có giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng; bảo đảm hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.

- Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương.

- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hạn chế tình trạng phân tán chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước. Rà soát và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, của các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng loại bỏ các chức năng, nhiệm vụ không phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính.

- Tiếp tục thực hiện toàn diện, có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; đẩy mạnh công tác thi hành án, công tác bổ trợ tư pháp; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp đảm bảo về phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự; hành chính. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thi hành án dân sự. Hoàn thiện thể chế, đảm bảo nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Hình thành và thực hiện nghiêm cơ chế trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ Trung ương đến cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, ngân sách, bảo đảm quản  thống nhất về quy hoạch phát triển và cân đối nguồn lực. Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

- Cải cách, đơn giản hóa tất cả các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

12. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đểphát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, bảo đảm số lượng hợp lý, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Chú trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch để thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở những vị trí trọng yếu, chiến lược. Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chủ động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia và lợi ích người dân trên biển. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế quốc phòng.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống, ngăn chặn các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin mạng; bảo đảm an toàn và giảm tai nạn giao thông. Thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại, cả về chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

- Mở rộng và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Xây dựng và thực hiện các chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương, nhất là trong ASEAN, Liên hợp quốc.

- Nâng cao năng lực giải quyết các tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế và chủ động, tích cực đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Xử lý các vấn đề phát sinh trong hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế. Khai thác tối đa các cơ hội thuận lợi, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực để mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển. Tiến hành các thủ tục theo quy định trình Quốc hội phê chuẩn và xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai các hiệp định mới và Đề án triển khai 17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu trong vănkiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững” của Liên hợp quốc. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn của các nước tiên tiến về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, bản quyền, thương hiệu... Thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.

- Kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu về đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tạo thuận lợi để kiều bào tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Làm tốt công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài. Phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể trong Chương trình hành động của Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo xây dựng ban hành Chương trình hành động của bộ, ngành, địa phương mình trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hằng năm trong đó phải thể hiện bằng các đề án, chương trình, giải pháp, nhiệm vụ lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2016, đồng gửi Bộ Kế hoạch vàĐầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Đối với những nhiệm vụ đã rõ ràng, đã có văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không cần phải xây dựng thêm đề án, các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai ngay, bảo đảm thực hiện kịp thời và có hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của bộ, cơ quan, địa phương.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của từng bộ, cơ quan, địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp theo quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động; bám sát các nội dung liên quan trong chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội để thực hiện việc báo cáo theo quy định.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội thông qua.

5. Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động đề xuất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị Quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

TT

ĐỀ ÁN/CHƯƠNG TRÌNH

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHI HỢP

THỜI GIAN TRÌNH

CẤP TRÌNH

HÌNH THỨC VĂN BẢN

I

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1

Đề ánthí điểm đăng ký trực tuyến giaodịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Bộ Tư pháp

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ,Ủy bannhân dân cấp tỉnh và các bộ, ngành có liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

2

Kế hoạchthực hiện Công ước La Haynăm1965 vềtngđạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại

Bộ Tư pháp

Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dântốicao và một số bộ, ngành có liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Chương trình

3

Đề án “Tăng cường năng lực chotrọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư phục vụ hội nhập quốc tế”

Bộ Tư pháp

Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ vàcác cơ quan có liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

4

Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chínhtrị về thực hiệnNghị quyết số48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

II

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CÁC CÂN ĐỐI LỚN CỦA NỀN KINH TẾ

5

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ, ngành trung ương và địa phương

Tháng 9/2016

Thủ tướng Chính phủ,Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội

Đán

6

Chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện

Ngân hàng Nhà nước

Các cơ quan liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

7

Đề ánPhát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến 2030

Ngân hàng Nhà nước

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

8

Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020

Ngân hàng Nhà nước

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

9

Đề án đnh hướng kế hoạch vay và trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ,Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị

Đề án

10

Đề án hoàn thiện cơ chế tài chính về đất đai

Bộ Tài chính

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2019

Chính phủ

Đề án

11

Đề án hoàn thiện cơ chế tài chính về đất đai đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, môi trường, giám định tư pháp.

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2020

Chính phủ

Đề án

12

Đề án thành lập Quỹ phát triển cà phê Việt Nam

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

13

Đề án hoàn thiện cơ chế tài chính về cấp quyền sử dụng khu vực biển khi giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2019

Chính phủ

Đán

14

Kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm 2016 - 2020

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ,Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị

Đề án

15

Chiến lược tài chính đến năm 2030

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2019 - 2020

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

16

Các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Bộ Chính trị

Đề án

III

ĐẨY MẠNH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GẮN VỚI ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO NĂNG SUẤT, HIỆU QUẢ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ

17

Đề ánnâng cao năng lực Quốc gia về phòng, chng thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2016 - 2017

Chính phủ

Đề án

18

Chương trình Khoa học công nghệ phục vụxây dựngnông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (Điều chnh)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ

2016 - 2017

Chính phủ

Chương trình

19

Đề án sơ kết 5 năm thi hành Luật Hợp tác xã 2012

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ, ngành, các tổ chức Hội Trung ương và địa phương

Quý IV/2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

20

Đề án pháttriển các vùng lương thựctrọng điểm quốc gia

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và các địa phương

2016 - 2017

Chính phủ

Đề án

21

Đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương; các địa phương

2016 - 2017

Chính phủ

Đán

22

Chương trình Quốc gia phòng, chng bệnh Dại trên động vật giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế

2016

Chính phủ

Chương trình

23

Đán pháttriển nghề khai thác viễn dương tại Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tháng 10/2016

Chính phủ

Đềán

24

Đề ánxây dựnghệ thống thông tin nghề cá Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môitrường

Tháng 8/2016

Chính phủ

Đề án

25

Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Y tế, Công Thương

2016

Chính phủ

Đề án

26

Đề án tăng cường, củng cố năng lực hệ thống nhân viên kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp xã

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nội vụ;Ủy bannhân dân cấp tỉnh

Quý IV/2016

Chính phủ

Đề án

27

Đán phương thức hoạt động của Ban Nông nghiệp xã

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nội vụ; các địa phương

QuýII/2017

Chính phủ

Đề án

28

Đề án quy hoạch mạng lưới các tổ chức sự nghiệp cônglập thuộc bộ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nội vụ

2016

Chính phủ

Đề án

29

Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

Bộ Công Thương

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

QuýIII/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

30

Quy hoạch phát triển ngànhcông nghiệp khíViệt Nam giaiđoạn đến năm 2025, định hướngđến năm 2035

Bộ Công Thương

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Quý III/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

31

Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phi thép giai đoạn đến 2025, cóxét đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan vàỦy bannhân dân các tỉnh, thành phố códự án sản xuất, phân phối thép liên quan

Quý IV/2017

Thtướng Chính phủ

Đề án

32

Quy hoạch phát triển ngành cơ khíViệt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bộ Công Thương

Các cơ quan vàỦy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

33

Chương trìnhphát triển công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương

Vănphòng Chính phủ, các cơ quan có liên quan

QuýII/2016

Thủ tướng Chính phủ

Chương trình

34

Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

Đã được trình trong T12/2015 nhưng chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện tại, Đề án vẫn đang được hoàn thiện

Thủ tướngChính phủ

Đán

35

Đề án táicơ cấungành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnhtranh Việt Nam

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

Tháng 12/2019

Thủ tướngChính phủ

Đề án

36

Quy hoạch pháttriển ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quanliên quan

Quý IV/2017

Chính phủ

Đề án

37

Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025

Bộ Công Thương

Các cơ quanliên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

38

Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025”

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

39

Đề án tham gia Sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng (EITI)

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

40

Đề án nâng cao vaitrò, trách nhiệm của Cơ quan Điều tiết điện lựctrongthị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

Tháng 12/2018

Thủ tướng Chính phủ

Đán

41

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Ngân hàng Nhà nước

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

42

Đề ánNâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

43

Chiến lược tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

Quý III/2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

44

Đề án những vấn đề quan trọng liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh casino tại Việt Nam

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Bộ Chính trị

Đề án

45

Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quhoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hànghóaxuất nhập khẩu” theo Quyết định2026/QĐ-TTgngàytháng... năm...

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

46

Đề án Tăng cường năng lực kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bng máy soi Container giai đoạn 2016 - 2025

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

47

Đề ánxây dựng khu vực kiểm tra kiểm soát, giám sát và lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu quốc tế.

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

IV

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

48

Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bộ Giao thông vận tải

Các cơ quan liên quan

Tháng 6/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

49

Điều chỉnh quy hoạch phát trin giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bộ Giao thông vận ti

Các cơ quan liên quan

Tháng 5/2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

50

Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Giao thông vận tải

Các cơ quan liên quan

Tháng 5/2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

51

Đề án xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Giao thông vận tải

Các cơ quan liên quan

Tháng 6/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

52

Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

QuýII/2016

Thtướng Chính phủ

Đề án

53

Chiến lược phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2020 - 2030

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

Quý IV/2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

54

Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

QuýII/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

55

Đề án lộtrìnháp dụngmô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế, xây dựng và qun lí các công trình xây dựng

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

QuýIII/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

56

Đề án đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp thị trường; cơ chế, chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định lành mạnh trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết củaChính phủ về một số giải pháp quản lývà thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Đềán

57

Đán hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, các công cụ quản lý kiểm soát hiệu quả quá trình phát triển đô thị

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

58

Đề án đánh giá sự phát triển thị trường xây dựng, các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động của thị trường, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của các loại thị trường xây dựng

Bộ Xây dựng

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

V

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, HỖ TRỢ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

59

Đề án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn dưới Luật

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

2016-2020

Quốc hội, Chính phủ

Đề án

60

Đề án thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

61

Đề án tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông giai đoạn 2020 - 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướngChính phủ

Đề án

VI

PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ, KHU KINH TẾ, KINH TẾ BIỂN

62

Đề án xây dựng mô hình Đặc khu kinh tế, bao gồm Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang)

Bộ Kế hoạch và Đu tư

Bộ Nội vụ, các bộ ngành liên quan, tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Quốc

Tháng 10/2016

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị

Đề án

63

Đề ánGiải pháp táicơ cấukinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long thíchng với biến đi khí hậu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

VII

HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CỦA NỀN KINH TẾ

64

Kế hoạch tổng thể và lộtrình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2015 - 2025, bao gồm cả lộ trình mua sắm tập trung qua mạng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế

2016

Thủ tướng Chính phủ

Chương trình

65

Đề án đổi mới hiện đại hóa công tác quản lý thông tin, dữ liệu đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

66

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Tháng 9/2016

Thủ tướng Chính phủ,Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội

Đề án

67

Đề án táicơ cấuđầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ,Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội

Đề án

VIII

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

68

Đề ánquy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đán

69

Đề án đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

70

Đề án nâng cao năng lực giảng viên và cán bộ quản lý các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

71

Đán định hướng nghề nghiệpgiáo dục phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

72

Đề ántự chủ giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

73

Đề án phổ cập tiếng Anh giai đoạn 2016 - 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

74

Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

75

Đề ánquốc tế hóa giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

76

Đề ánhỗ trợ sinh viên khởinghiệp

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

77

Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

78

Đề án phát triển nhân lực kỹ thuật công nghệ chất lượng cao phục vụ sản xuất trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Đề án

79

Đề án thành lập các trường đại học thủy sn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ

Tháng 12/2016

Chính phủ

Đề án

80

Đề án “ngdụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vng giai đoạn 2025, tầm nhìn 2030”

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

81

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bo đảm cơ sở vật chất, nâng cao nănglực độingũ và đổi mới hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệtrongcác cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Giáodục và đào tạo, các Bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

IX

PHÁT TRINVĂNHÓA, XÃ HỘI, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NÂNG CAO ĐỜI SNG NHÂN DÂN

82

Quy hoạch tổng thể phát triển vănhóa, thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

83

Quy hoạch tổng thể phát triển vănhóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2017 - 2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

84

Quy hoạch tổng thể phát triểnvănhóa, thể thao và du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2018 -2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

85

Quy hoạch tổng thể phát triển vănhóa, thể thao và du lịch các tỉnh ven biển, đảo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2018 - 2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

86

Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2030

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

QuýI/2018

Bộ Chính trị

Đề án

87

Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo qun, trưng bày và tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam

BộVănhóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

88

Đề án Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tín ngưỡng, lễ hội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

QuýIV/2017

Thủ tướngChính phủ

Đề án

89

Đề án Truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựngđời sốngvănhóa” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2016 - 2020

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

90

Đề án khôi phục và pháttriển các giá trị văn hóa truyền thống, ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gn với phát triển du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

91

Đề án xây dựng chính sách đặc thù đối với người có uy tín, người làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

92

Đề án sưu tầm,nghiên cứu, bảo tồn, bo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

93

Đề án bảo tồn, giữ gìn tiếng nói và chviết của các dân tộc cótiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

94

Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tintrong hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

95

Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan liên quan

QuýII/2016

Thtướng Chính phủ

Đề án

96

Quy hoạch Tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch

Các cơ quan liên quan

Quý IV/2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

97

Quy hoạch phát triển Thông tấn xã Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

Thông tấn xã Việt Nam

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính

Tháng 9/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

98

Quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển những năm tiếp theo

Đài Truyền hình Việt Nam

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính

Tháng 12/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

99

Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòngChính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

100

Đề án giám sát an toàn thông tinđối vớihệ thống dịch vụ công nghệ thông tincủa Chính phủ điện tử phạm vi toàn quốc

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

101

Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự c, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cmạng (CERT) trên toàn quốc

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

102

Đề án đề xuất cơ chế ưu đãi thí điểm cho các cán bộ kỹ thuật an toàn thông tin và lực lượng ứngcứusự cố an toàn mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

103

Đề ánnâng cao năng lực phòng, chng phần mềm độc hại, cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử theo hướng xã hội hóa

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

104

Đề ánhỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nội địa

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

105

Đề án kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở cấp huyện và cấp xã

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

106

Chiến lược phát triển thông tin quốc gia tới 2025, tầm nhìn 2030

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

107

Đề án quy hoạch phát triển an toàn thông tin mạng đến năm 2030

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

108

Đề án kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2020

Thtướng Chính phủ

Đề án

109

Đề án quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2030

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướngChính phủ

Đề án

110

Đán cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ; Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

111

Đề án đi mới và phát triển hệ thng chính sách trợ giúp xã hội giai đoạn 2015 - 2030

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

112

Đề án bảo vệtrẻ em trên môitrường mạng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định

113

Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ emtrongnhững năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định

114

Đề án hỗ trợtrẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định

115

Đề án phòng ngừa và ứng phó vi bạo lực trên cơsởgiới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quanliên quan

Tháng 6/2016

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định

116

Đề án cơsởdữ liệuquốcgia về an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

117

Đề án hoàn thiện thể chế và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quan hệlao động đáp ứng yêu cầu hiệp định đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

118

Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao độngtrẻ em giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Chương trình

119

Đánh giá tác động của việc điều chnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đến khnăng cân đối quỹ bo hiểm y tế

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Các cơ quan liên quan

Tháng 12/2017

Chính phủ

Đề án

120

“Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế điện tử” theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Các cơ quan liên quan

Tháng 3/2018

Chính phủ

Đề án

121

Xây dựng mô hình tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế, bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Tài chính;Ủy bancác vấn đề xã hội Quốc hội

2017

Chính phủ

Đề án

122

Đề ánquy hoạch mạng lưới Khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

123

Xây dựng Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2035 và tầm nhìn những năm tiếp theo

Ủy banDân tộc

Các cơ quan liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

124

Đán xây dựng chính sách đặc thùhỗ trợhoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Ủy banDân tộc

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Các tổ chức quốc tế

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

125

Đề án cấp một số ấnphẩmbáo chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2020

Ủy banDân tộc

Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông

Tháng 7/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

126

Đề ánxây dựnghệ thống thống kê và dự báo ngành công tác dân tộc

y ban Dân tộc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Tài chính

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

127

Đề án dạy tiếng dân tộc thiu scho cán bộ, công chức, viên chc công tác tại vùng dân tộc thiểu sgiai đoạn 2016 - 2020

Ủy banDân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tháng11/2017

Thủ tướngChính phủ

Đề án

128

Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc 4 nhóm đối tượng theo QĐ402/QĐ-TTg(Lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương; lãnh đạo cấp sở và tương đương; lãnh đạo cấp phòng và tương đương; cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo)

Ủy banDân tộc

Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh

Tháng 6/2017

Thủ tướng Chính phủ

Chương trình

X

CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

129

Thí điểm việc thế chấp tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng ở nước ngoài

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Ban Chấp hành Trung ương

Đề án

130

Tăng cưng quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâmtrường quốc doanh hiện códo các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số118/2014/NĐ-CPban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quanliên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

131

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

132

Đán Đi mới cơ chếtiếp cận đất đai của các doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướngChính phủ

Đề án

133

Các giải pháp phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, (bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp), khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất (nông nghiệp).

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn

2017

Ban Chấp hành Trung ương

Đềán

134

Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

135

Thí điểm cho nhà đầu tư nước ngoài nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp

Bộ Tài nguyên và Môitrường

Các cơ quan liên quan

2018

Chính phủ

Đề án

136

Dự án lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2030 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2020

Quốc hội

Dự án

137

Đề án tổng kết thi hành Luật đất đai 2013

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2020

Ban Chấp hành Trung ương

Đề án

138

Đề ánnghiên cứu cơ chế chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế xã hội

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

139

Nghiên cứu đánh giá việc khai thác sử dụng nước ngm và tác động đến vấn đề sụt lún nền đất khu vực TP.Hà Nội, TP. HồChí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục, giải quyết trước mắt và lâu dài

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

140

Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Quy hoạch

141

Quy hoạch tài nguyên nước chung cả nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Quy hoạch

142

Đề ánđiều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 lãnh thổ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

143

Điềutra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:50.000 các vùng kinh tế trọng điểm

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

144

Đề án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

145

Đán về các cơ chế phối hợp trong nước giảiquyếtcác vn đề môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

146

Tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật đa dạng sinh học 2008; đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật đa dạng sinh học.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2019

Chính phủ

Đề án

147

Chiến lược bo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quanliên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược

148

Quy hoạch, kếhoạch sử dụng biển Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Quốc hội

Quy hoạch

149

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Quy hoạch

150

Đề án thích ứng với biến đi khíhậu pháttriển bền vững vùng Duyên hải Miền trung

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Đề án

151

Kế hoạch triển khai Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch

152

Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Kế hoạch

153

Đề án xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khíhậu tại đồng bằng sông Hồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đán

154

Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủyvănđến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược

155

Cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bn đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, trượt lđất, hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Chương trình

156

Đề ánxây dựngChiến lược pháttriển viễn thám quốc gia đếnnăm2030, tầm nhìn đến năm 2040

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

157

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trongquản lýtài nguyên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

158

Đề án đánh giá hoàn thiện chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường phù hợp với TPP và các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quanliên quan

2017

Chính phủ

Đề án

159

Tăng cường liên kết giữa các địa phương, vùng trong sử dụng hiệu quả tài nguyên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2018

Thtướng Chính phủ

Đề án

160

Chiến lược phát triển ngành Tài nguyên và môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược

161

Đề án hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác tài nguyên nước xuyên biên giới

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2018

Chính phủ

Đề án

162

Quy hoạch phát triển Năng lượng quốc gia giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

163

Quy hoạch điện chất thải rắn quốc gia giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

164

Quy hoạch thămdò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram và antimon đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan vàUBNDcác tỉnh, thành phố có khoáng sản liên quan

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

165

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu magnezit, cao lanh, felspat và đá hoa trắng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan và UBND các tỉnh,thành phốcókhoáng sản liên quan

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

166

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan và UBND các tỉnh, thành phố có khoáng sản liên quan

Quý IV/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

167

Quy hoạch thămdò, khai thác, chế biến và sử dụng nước khoáng, nước nóng thiên nhiên Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan và UBND các tỉnh,thành phốcó khoáng sản liên quan

Quý IV/2010

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

168

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Bộ Công Thương

Các cơ quan vàUBNDcác tỉnh, thành phố có khoáng sản liên quan

QuýIV/2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

169

Đán hoàn thiện cơ chế tài chính về cấp ủy quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên

Bộ Tài chính

Các cơ quan liên quan

2018

Chính phủ

Đề án

XI

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ; NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

170

Đề án tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơsởvật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc phục vụ công tác thanh tra, phòng, chng tham nhũng

Thanh tra Chính phủ

Các cơ quan liên quan

2018

Chính phủ

Đề án

171

Đề án đổi mi, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành thanhtra

Thanh tra Chính phủ

Các cơ quan liên quan

2019

Chính phủ

Đề án

172

Đề án tuyên truyền về phòng, chng tham nhũng cho các tầng lớp nhân dân và công chức, viên chức

Thanh tra Chính phủ

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Đề án

173

Các đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểmtra đng và kiểm toán nhà nước

Thanh tra Chính phủ

Các cơquan liên quan

2020

Bộ Chính trị

Đề án

174

Đề án tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại hệ thống cácđơn vịsự nghiệp công lập từ Trung ương đến địa phương

Bộ Nội vụ

Các cơ quan liên quan

Tháng 10/2017

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Đề án

175

Đề án bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương

Bộ Nội vụ

Các cơ quan liên quan

Tháng 6/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

176

Đề án phân định chức năng, nhiệm vụ và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về lưu trữ Việt Nam

Bộ Nội vụ

Các cơ quan liên quan

Tháng 12/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

177

Đề án thực hiện nhiệm vụ lưu trữ thông tin strong các cơ quan nhà nước

Bộ Nội vụ

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

178

Đán hình thức tổ chức, hoạt động và quản lý hội, quỹ, các tổ chức trực thuộc hội về đề xuất chủ trương, giải pháp tăng cườngquản lý, giám sát hoạt động của các hội, quỹ sau cấp phép

Bộ Nội vụ

Các cơ quan liên quan

2019

Ban Bí thư

Đề án

179

Đề án tín ngưỡng và quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng ở Việt Nam

Bộ Nội vụ

Các cơ quan liên quan

Quý III/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

180

Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành phápluật”

Bộ Tư pháp

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khác có liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

181

Đán đơn gin hóa chế độ báo cáo trong cơ quan hành chính nhà nước

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương khác có liên quan

2016

Thủ tướng

Đề án

182

Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ và các Bộ,ngành có liên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

XII

TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH; KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, THỐNG NHẤT VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC; GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC; BẢO ĐẢM AN NINH QUỐC GIA, GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

183

Đề án về chế độ, chính sách đối với người nước ngoài có công đang định cư ở nước ngoài

Bộ Quốc phòng

Các cơ quan liên quan

QuýIV/2016

Ban Bí thư

Đề án

184

Quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035

Bộ Quốc phòng

Các cơ quan liên quan

Tháng 10/2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

185

Đề án hệ thống cơ cấu tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn từ Trung ương đến địa phương

Bộ Quốc phòng

Các cơ quan liên quan

Quý IV/2020

Chính phủ

Đề án

186

Kế hoạch nhà nước về động viên quân đội và Kếhoạch nhà nước về động viên công nghiệp

Bộ Qụốc phòng

Các cơ quanliên quan

Tháng 9/2019

Chính phủ

Đề án

187

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới

Bộ Quốc phòng

Các cơ quan liên quan

Tháng 10/2016

Ban Bí thư

Đề án

188

Đề án hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào thương mại quốc tế khi Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bộ Công Thương

Các cơ quanliên quan

2016

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

189

Đề án thành lập Cơ quan Nhân quyền quốc gia Việt Nam.

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

190

Đề án bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, phòng, chống tội phạm mạng, bảo đảm an ninh mạng, tác chiến mạng

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Đề án

191

Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảng, công tác chính trị Công an nhân dân tình hình hiện nay

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2016

Ban Bí thư

Đề án

192

Chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ Công an nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2016

Chính phủ

Chương trình

193

Đề án hiện đại hóa phương tiện chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ cao phục vụ công tác chiến đấu của một slực lượng An ninh, Tình báo, Cảnh sát cơ động

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2017

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

194

Đề áncông tác công an góp phần đảm bảo an ninh công nhân tại các khu công nghiệp trong tình hình mới

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Đề án

195

Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới Trung tâm thông tin chỉ huy, theo hướng tập trung chính quy, hiện đại, ít dàn trải, phân tán

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Đề án

196

Dự án đảm bảo an toàn thông tin cho mạng máy tính diện rộng đa dịch vụ dùng riêng ngành Công an

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Dự án

197

Đề án tham gia Công ước quốc tế về bo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Đề án

198

Dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan điều phi quốc gia về phòng, chống ma túy tại Việt Nam giai đoạn III

Bộ Công an

Các cơ quan liên quan

2017

Chính phủ

Dự án

199

Đán thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước Trung Đông - Châu Phi giai đoạn 2016 - 2025

Bộ Ngoại giao

Các cơ quan liên quan

QuýIII/2016

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Đề án

200

Đề ántổngthể về đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

Bộ Ngoại giao

Các cơ quan liên quan

2019

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị

Đề án

201

Đề án về cử Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

Bộ Ngoại giao

Các cơ quan liên quan

2017

Thtướng Chính phủ

Đề án

202

Đề án về đảm nhiệm vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản (2018 - 2021)

Bộ Ngoại giao

Các cơ quan liên quan

2018

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

203

Đề án đi thoại nhân quyền vớiMỹ, EU, Úc, Thụy Sỹ, Na-uy

Bộ Ngoại giao

Các cơ quan liên quan

2017,20182019, 2020

Thủ tướng Chính phủ

Đề án

204

Kế hoạch tổng thể thực hiện Chươngtrình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

QuýIV/2016

Thtướng Chính phủ

Chương trình

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
89/2016/TTLT-BTC-BCT
23/06/2016
20/08/2016
93/2016/NĐ-CP
01/07/2016
01/07/2016
88/2016/NĐ-CP
01/07/2016
01/07/2016

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website