Chỉ thị số 28/CT-TTg, ngày 17/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật
  • Về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật
  • 28/CT-TTg
  • Chỉ thị
  • Tài nguyên - Môi trường
  • 17/09/2016
  • 17/09/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Trương Hòa Bình
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/CT-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng năm 2016

 

CHỈ THỊ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI HÀNH VI XÂM HẠI CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÁI PHÁP LUẬT


Ngày 20 tháng 02 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, trong đó yêu cầu các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện đồng bộ 9 giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm luật pháp trong nước và quốc tế liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Thời gian qua các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong đấu tranh, triệt phá các đường dây vận chuyển trái phép quốc tế các loài hoang dã, tạo chuyển biến tích cực trong công tác này.

Tuy vậy, một số địa phương hoạt động chế tác và bày bán các sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi và sừng tê giác còn diễn biến phức tạp, thách thức nỗ lực thực thi pháp luật. Các hoạt động này tác động tiêu cực đến vị thế, hình ảnh và cam kết của Việt Nam trong thực thi các Công ước quốc tế và các Hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam đã tham gia.

Để ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả loại hình tội phạm có tổ chức liên quan đến buôn bán ngà voi, sừng tê giác và các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TTg đặc biệt tập trung một số biện pháp chủ yếu sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán ngà voi, sừng tê giác trái pháp luật; tập trung kiểm tra các làng nghề, cơ sở chế biến, cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các địa điểm du lịch, sân bay, bến tàu, cơ sở buôn bán, bào chế thuốc y học cổ truyền, ... và công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp để xảy ra vi phạm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc để xảy ra các vi phạm tại địa bàn do mình quản lý.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ: Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện các chuyên án triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất trái phép mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác. Chủ trì, phối hợp với các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động bày bán, buôn bán qua mạng, quảng cáo, sử dụng trái phép mẫu vật sừng tê giác và ngà voi trong thị trường nội địa.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cơ quan quản lý CITES tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về kiểm soát buôn bán động vật hoang dã tăng cường công tác hợp tác trong chia sẻ thông tin, điều tra, bắt giữ, xử lý các hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đặc biệt là ngà voi và sừng tê giác. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đến mọi tổ chức, cá nhân.

4. Các cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết vi phạm hành chính tập trung rà soát các vụ việc vi phạm liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, chế biến, tàng trữ, quảng cáo, sử dụng trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác, mẫu vật hổ khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc theo quy định của pháp luật hiện hành và công khai trước công luận kết quả xử lý.

5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền những điển hình tốt về bảo tồn, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã; tích cực phát hiện và lên án mạnh mẽ những hành vi, việc làm trái quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tích cực tham gia thực hiện các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật; đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước với cơ quan có thm quyền.

6. Các bộ, ngành và cơ quan liên quan, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện báo cáo tình hình tổ chức, trin khai thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg và Chỉ thị này gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 10 hàng năm để tng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ; thông báo kịp thời cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về các vụ vi phạm đối với mẫu vật thuộc các Phụ lục của CITES và kết quả xử lý; chuyển giao hoặc cung cấp mẫu của các mẫu vật động vật hoang dã thuộc Phụ lục I của CITES tịch thu để thực hiện việc giám định quốc tế, bảo quản, trao đổi mẫu với các nước thành viên có liên quan và Ban thư ký CITES quốc tế theo quy định của CITES./.

 

 

KT.THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG


(Đã ký)

Trương Hòa Bình

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
1791/QĐ-TTg
25/09/2016
25/09/2016

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website