Buốc-ki-na Pha-sô (Burkina faso)

Cộng hòa Buốc-ki-na Pha-sô (Republic of Burkina Faso)

Mã vùng điện thoại: 226       Tên miền Internet: .bf

c

Quốc kỳ Cộng hoà Buốc-ki-na Pha-sô

Vị trí địa lý: Buốc-ki-na Pha-sô (trước tháng 8-1984 là Cộng hòa Thượng Vôn-ta) nằm ở Tây Phi, giáp Ma-li, Ni-giê, Bê-nanh, Tô-gô, Ga-na và Cốt Đi-voa. Tọa độ: 13000 vĩ bắc, 2000 kinh tây.

Diện tích: 274.200 km2.

Thủ đô: Ua-ga-đu-gu (Ouagadougou)

Quốc khánh: 4-8 (1983)

Lịch sử: Buốc-ki-na Pha-sô là thuộc địa của thực dân Pháp từ cuối thế kỷ XIX và nằm trong Liên bang Tây Phi thuộc Pháp. Năm 1958, nước này trở thành nước cộng hòa nằm trong khối cộng đồng Pháp. Ngày 5/8/1960, Buốc-ki-na Pha-sô trở thành quốc gia độc lập. Trong mấy thập kỷ qua, tình hình ở Buốc-ki-na Pha-sô không ổn định, nhiều cuộc đảo chính nổ ra, hiến pháp bị sửa đổi nhiều lần..

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Nghị viên.

Các khu vực hành chính: 45 tỉnh: Bale, Bam, Banwa, Bazega, Bougouriba, Boulgou, Boulkiemde, Comoe, Ganzourgou, Gnagna, Gourma, Houet, Joba, Kadiogo, Kenedougou, Komandjari, Kompienga, Kossi, Koupelogo, Kouritenga, Kourweogo, Leraba, Loroum, Mouhoun, Nahouri, Namentenga, Nayala, Naumbiel, Oubritenga, Oudalan, Passore, Poni, Samentenga, Sanguie, Seno, Sissili, Soum, Sourou, Tapoa, Tuy, Yagha, Yatenga, Ziro, Zondomo, Zoundweogo.

Hiến pháp: Thông qua ngày 2-6-1991.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Tổng thống có thể tái cử thêm 1 nhiệm kỳ; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm có sự nhất trí của cơ quan lập pháp.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội 111 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Tòa phúc thẩm.

Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên minh Dân chủ và liên đoàn - Hội đồng Dân chủ châu Phi (ADF-RDA); Đảng Xã hội Buốc-ki-na (PSB); Đảng Môi trường Buốc-ki-na (UVDB), v.v..

Khí hậu: Nhiệt đới; mùa đông ấm, khô; mùa hè nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 240C, tháng 7: 280C.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng; vùng đồi ở phía tây và đông nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Man-gan, đá vôi, cẩm thạch, vàng (trữ lượng nhỏ). Ăng-ti-moan, đồng, niken, bô-xit, chì, phốt-phát, kẽm, bạc.

Dân số: 16.934.000 người (2013)

Các dân tộc: Người Mossi (khoảng 40%), Gurunsi, Lobi, Bobo, Mande, Fulani.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp; các ngôn ngữ bộ lạc liên quan đến khẩu ngữ Sudanic được 90% số dân sử dụng.

Tôn giáo: Tín ngưỡng bản xứ (40%), Đạo Hồi (50%), Đạo Thiên chúa (10%)

Kinh tế:

Tổng quan: Buốc-ki-na Pha-xô là nghèo tài nguyên và là một nước nghèo nhất thế giới. Khoảng 90% dân số sống bằng nghề nông với nguồn thu nhập bấp bênh do thiên tai và trình độ canh tác lạc hậu. công nghiệp kém phát triển, sản xuất kém hiệu quả.

Sản phẩm công nghiệp: Nông sản chế biến, hàng dệt may.

Sản phẩm nông nghiệp: Lạc, hạt mỡ, hạt cỏ dầu lương thực..

Văn hóa: Hai đặc trưng chính làm nên bản sắc văn hóa của Buốc-ki-na Pha-sô là mặt nạ và khiêu vũ. Những mặt nạ được dùng trong nghi lễ hy sinh tới những vị thần và tinh thần hồn nhiên và vui vẻ trong làng, thể hiện sự ao ước của nông dân bởi lời nguyện cầu nơi chốn thiêng liêng. Nhà hát quần chúng tại thủ đôUa-ga-đu-gu, là một trung tâm văn hóa xã hội lớn của đất nước. Hàng năm, tại Buốc-ki-na Pha-sô là nơi tổ chức Liên hoan phim châu Phi, thu hút sự quan tâm của thế giới. Hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng thường xuyên được tổ chức tại Laongo (là một tỉnh của Buốc-ki-na Pha-sô), những nghệ sỹ đến từ khắp nơi trên thế giới được mời đến để trình bày và điêu khác trên tảng những tảng đá hoa cương rất lớn ở nơi đây.

Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 7 - 13 tuổi. Tuy nhiên, số học sinh theo học rất thấp. Nước này có một trường đại học ở Ua-ga-đu-gu, Chính phủ trợ cấp cho việc học tập ở nước ngoài, kể cả ở châu Âu.

Các thành phố lớn: Bobo-Dioulasso.

Đơn vị tiền tệ: franc CFA (CFAF); 1 CFAF = 100 centime

Danh lam thắng cảnh: Khu vực săn bắn, Viện bảo tàng quốc gia ở Ua-ga-đu-gu, Aoly và khu rừng cấm, v.v..

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 16/11/1973. 

Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNC-TAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc kiêm nhiệm Buốc-ki-na Pha-xô:

Địa chỉ: Số 27 Phố Mezzouda, Souissi – Rabat, Vương quốc Ma rốc

Điện thoạii: + (212) 537 65 92 56

Email : vnambassade@yahoo.com.vn

Đại sứ quán Buốc-ki-na Pha-xô tại Ấn Độ kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ : F-3/1, Vasant Vihar, New Delhi – 110057

Điện thoại : + 91 11 26140630

Email : emburnd@bol.net.in 


Ban Tư liệu - Văn kiện

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website