Đảng Cộng sản Đức

Những người cộng sản ở miền Đông sau đó thành lập Đảng XHCN Thống nhất Đức và là đảng cầm quyền tại CHDC Đức. Những người cộng sản Tây Đức tiếp tục hoạt động, duy trì tổ chức và tên gọi ĐCS của nước Đức. Dưới sức ép của Mỹ và chủ nghĩa phục thù chống cộng, đến năm 1956 Đảng bị cấm hoạt động và bị giải tán. Phần lớn đảng viên ĐCS của nước Đức đã rút sang CHDC Đức, bộ phận còn lại phải hoạt động bí mật. Cuối thập niên 60, bầu không khí hoà dịu Đông - Tây tạo khả năng để những người cộng sản Tây Đức tổ chức lại một chính đảng mới của mình. Chính trong hoàn cảnh đó, ĐCS Đức ra đời và được hợp pháp hoá hoạt động từ năm 1969.

 ĐCS Đức là đảng mác xít của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đức, đứng trên lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng tiếp nối truyền thống cách mạng kiên định của phong trào công nhân Đức. Đại hội E-xen (4/1969), bằng việc thông qua các văn kiện cơ bản: Tuyên bố có tính cương lĩnh, Chương trình hành động và Điều lệ của Đảng, đã trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời của ĐCS Đức. Tuyên bố có tính chất cương lĩnh vạch ra nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh vì đổi mới dân chủ nhà nước và xã hội, hạn chế chính quyền độc tài, thủ tiêu chủ nghĩa Quốc xã mới và chủ nghĩa quân phiệt, phấn đấu thống nhất hành động của giai cấp công nhân. 

 Chiến lược và sách lược đấu tranh của ĐCS Đức được xác định rõ tại Đại hội II (1971), Đại hội III (1973), Đại hội IV (1978). Đặc biệt, Đại hội V (1979) đã thông qua Cương lĩnh, trong đó chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành các cuộc cải tạo dân chủ, đề ra nhiệm vụ xây dựng xã hội XHCN ở CHLB Đức. Đường lối này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VI (1981), Đại hội VII (1984), đại hội VIII (1986). ĐCS Đức luôn nhận được sự giúp đỡ mọi mặt từ CHDC Đức. Lúc đông nhất, Đảng có tới 57,8 nghìn đảng viên (5/1986). 

 Trong lịch sử của mình, cho đến nay tuy chưa vượt lên và giành được thắng lợi tại các cuộc bầu cử Quốc hội, nhưng ĐCS Đức thoát khỏi tình trạng bị cô lập. Để tăng thêm vai trò, ảnh hưởng đối với xã hội, Đảng tham gia và nắm giữ các vị trí trong công đoàn, trong lĩnh vực văn hoá và thông tin đại chúng. ĐCS Đức sử dụng "chính sách liên minh các lực lượng dân chủ" nhằm đưa các tổ chức Cơ đốc giáo, các tổ chức cánh tả, các lực lượng tiến bộ và công đoàn không cộng sản tham gia vào các cuộc vận động chính trị có lợi cho phong trào cộng sản Tây Âu và quốc tế. ĐCS Đức đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực xã hội, nhiều trường đại học, một số tổ chức công đoàn, tiến hành nhiều hình thức hoạt động khá phong phú, hình thành cơ quan khoa học như Viện nghiên cứu và học tập chủ nghĩa Mác, những tổ chức quần chúng như Hội sinh viên mác xít Xpáctacut trong giới sinh viên v.v... Vào thời điểm diễn ra sự đổ vỡ chế độ XHCN ở CHDC Đức, ở các nước Đông Âu và Liên Xô, ĐCS Đức vấp phải nhiều khó khăn to lớn. Tại Đại hội X năm 1990, toàn bộ ban lãnh đạo Đảng từ chức, nhiều cơ sở bị tan vỡ. Đảng lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối, tư tưởng và tổ chức. 

 Để duy trì sự tồn tại của mình, ĐCS Đức đã xúc tiến một loạt biện pháp về tổ chức. Từ năm 1993 Đảng từng bước đi vào thế ổn định. Các biện pháp chủ yếu bao gồm: Khai trừ những người có quan niệm sai trái; xác định việc duy trì bản sắc của Đảng là một nguyên tắc bất khả xâm phạm, tán thành nguyên tắc tập trung dân chủ. Tháng 1/1993, ĐCS Đức tiến hành Đại hội XII tuyên bố "Cương lĩnh đổi mới chương trình của DKP", đưa ra chủ trương "Tương hợp với Đảng của CNXH dân chủ" v.v... 

 Sau những bước củng cố, hoạt động của Đảng trở nên tích cực, hiệu quả hơn, số lượng đảng viên ổn định. Tuần báo "Thời đại chúng ta " phát hành 10 nghìn bản, tạp chí lý luận "Khai nguồn cộng sản" ra đều đặn hàng tháng 3 nghìn bản. Các ngày hội của Đảng được khôi phục lại với sự tham dự của nhiều đoàn đại biểu các ĐCS Châu Âu và thế giới. ĐCS Đức đã kết nạp được hàng trăm đảng viên ở các bang mới vốn là khu vực ảnh hưởng riêng của Đảng CNXH dân chủ như Beclin, Branđenbuốc, số đảng viên đó đã bổ sung vào số thiếu do già hoá ở các bang phía Tây. 

 Trên phương diện tư tưởng và lý luận, ĐCS Đức nhấn mạnh đấu tranh chống CNTB độc quyền cần có "một kim chỉ nam tin cậy đó là lý luận và thực tiễn dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học của Mác, Ăngghen, Lênin và các nhà khoa học mác xít khác". Đảng coi CNXH cần thiết hơn cả trước đây bởi vì trên thực tế không hề có khuyết tật cơ bản nào của CNTB được sửa chữa sau sự đổ vỡ của các nước "CNXH hiện thực". Về nguyên nhân sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, ĐCS Đức xác định là do các ĐCS cầm quyền lạc hậu về lý luận và những sai lầm trong việc quản lý tập trung quan liêu, khiến cho lực lượng sản xuất bị kìm hãm. Đồng thời, các lực lượng phản cách mạng cả bên trong và bên ngoài chống phá quyết liệt. 

 Mặc dù trải qua những biến động sâu sắc từ đầu thập niên 90 đến nay nhưng ĐCS Đức vẫn duy trì và bảo vệ tên gọi ĐCS. Các đại hội XII (5/1993), XIII (12/1996), XIV (5/1998), XV (2/2000) xác định mục tiêu của Đảng là tổ chức lại và đổi mới để nâng cao vị trí, vai trò trong xã hội, đấu tranh cho một xã hội XHCN không có bóc lột, thất nghiệp, nghèo nàn, phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng; bảo vệ sinh thái, thực hiện các quyền tự do dân chủ, phân phối lại của cải xã hội. ĐCS Đức khẳng định thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, xây dựng CNXH phải dựa trên học thuyết Mác - Lênin, những kinh nghiệm thành công và thất bại của CNXH trên thế giới, tình hình thực tế ở Đức, Châu Âu và thế giới. ĐCS Đức đưa ra chính sách chống việc triển khai quân đội Đức ở nước ngoài, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống Hiệp ước Xtơrích về thống nhất Châu Âu; đẩy mạnh công tác xây dựng đảng thông qua công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường hoạt động trong công đoàn, phụ nữ, liên minh với Đảng của CNXH dân chủ và các lực lượng dân chủ cánh tả khác. ĐCS Đức lên án trật tự thế giới mới do chủ nghĩa đế quốc thống trị; tham gia hoạt động của các ĐCS Châu Âu nhằm thống nhất các lực lượng cộng sản châu lục, đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác, hữu nghị vì các quyền dân sinh, dân chủ, chống phát xít mới và tư tưởng thù địch với người nước ngoài; chống chủ nghĩa tự do mới. Luôn coi mình là một bộ phận cấu thành hữu cơ của phong trào cộng sản quốc tế, ĐCS Đức chủ trương tăng cường đoàn kết với các ĐCS cầm quyền và các ĐCS khác trên thế giới.

 

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website