Xuphanuvông (1909 - 1995)
 
 Xuphanuvông (1909 - 1995)

Sau khi tốt nghiệp kĩ sư công chính tại Pháp. Năm 1937, về nước, làm việc trong ngành công chính ở Lào và Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam, ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, bắt đầu quá trình tham gia cách mạng. Sau ngày nước Lào tuyên bố độc lập (12/10/1945), ông giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sau kiêm Tổng Chỉ huy các lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông trực tiếp chỉ huy trận đánh của Liên quân Lào - Việt ở Thà Khẹc (Thakhek) ngày 21/3/1946, bị thương khi đang vượt sông Mêkông cùng Chính phủ Lào độc lập Itxara (Itssara) tạm lánh sang Thái Lan để tập hợp lực lượng tiến hành kháng chiến.

Tháng 10/1949, bí mật trở về vùng rừng núi phía đông tiếp tục hoạt động. Tháng 8/1950, tại Đại hội Quốc dân Pa Thét Lào (Pathet Lao), ông được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Lào tự do (Neo Lao Itxara) và Thủ tướng Chính phủ kháng chiến.

Theo Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương(1954), vùng giải phóng của cách mạng Lào gồm hai tỉnh Sầm Nưa (Samneua) và Phông Xa lì (Phong - Saly). Tháng 3/1955, ông là một trong những người sáng lập Đảng Nhân dân Lào (sau là Đảng Nhân dân cách mạng Lào); tháng 1/1956, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước Neo Lào Hắc xạt (Neo Lao Hak Sat). Theo chủ trương hoà hợp dân tộc, ông được bầu vào Quốc hội Viêng Chăn với số phiếu cao nhất; tháng 11.1957, giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, Xây dựng và Đô thị trong Chính phủ Liên hiệp.

Tháng 7/1959, ông bị Chính phủ phản động do Phủi Xananikon (Phoui Sananikone) cầm đầu bắt giữ trái phép. Đêm 23/5/1960, ông bí mật vượt ngục trở về căn cứ an toàn. Theo tinh thần Hội nghị Giơnevơ về Lào (1962), Chính phủ Liên hiệp dân tộc gồm 3 phái được thành lập, Xuphanuvông giữ chức Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Kế hoạch. Chỉ 9 tháng sau, do sự phá hoại của phái hữu được Mỹ ủng hộ, Chính phủ Liên hiệp 3 phái không hoạt động được, ông rút về vùng giải phóng. Đảng Nhân dân cách mạng Lào kiên trì lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tháng 2/1972, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Theo tinh thần Hội nghị Viêng Chăn (3/1973), Xuphanuvông được cử làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chính trị liên hiệp.

Ngày 2/12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào thành lập, Hoàng thân Xuphanuvông được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao.

Từ 1991, vì sức yếu, ông giữ chức cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cho đến khi qua đời.

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website