Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) - World Intellectual Property Organization (WIPO)

Thành viên: 182 nước (2004).

 Nhiệm vụ chính: thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, phát minh, quyền tác giả... trên phạm vi toàn thế giới, bảo đảm sự hợp tác về mặt hành chính giữa các liên minh được thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; kết hợp hài hoà luật pháp của các quốc gia trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ; quản lí các hiệp hội chuyên môn về sở hữu trí tuệ (Công ước Pari và các công ước khác). WIPO cũng đã xây dựng thêm các văn bản khác như Thoả ước Mađrit về chống xuất xứ sai nguồn gốc hàng hoá (1891), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (1970), v v. Hiện nay, WIPO quản lí 23 hiệp ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.

 Cơ quan lãnh đạo: Đại hội đồng, gồm các nước tham gia Công ước thành lập WIPO và phải tham gia ít nhất một hiệp hội, họp 2 năm một lần. Cơ quan thường trực: Uỷ ban Phối hợp và Văn phòng Quốc tế. Trụ sở: Giơnevơ (Genève; Thuỵ Sĩ).

 Việt Nam là thành viên từ 2.6.1976, có chương trình hợp tác với WIPO về các lĩnh vực liên quan; đã tham gia Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp (8.3.1994), Thoả ước Mađrit (8.3.1994), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (10.3.1993), Công ước Becnơ về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (26.10.2004). 

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website