Hồ Chí Minh về công tác dân tộc
  • Chính trị Quốc gia - Sự thật
  • 2003
  • 4741

HỒ CHÍ MINH

 

  

 

VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

 

 

 

 

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

 

 

CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Nhân dịp Hội nghị lần thứ bảy (phần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ra Nghị quyết về công tác dân tộc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sưu tầm và tuyển chọn một số bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản thành cuốn sách Về công tác dân tộc nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và quán triệt nghị quyết của Đảng.

Những bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn sách này được sắp xếp theo thứ tự thời gian, về cơ bản là giữ nguyên toàn văn như đã xuất bản trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hà Nội, tháng 4 năm 2003

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

 

 

 

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớncó vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú  của nền văn hóa  Việt Nam thống nhất.

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước.

Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy

Ban Chấp hành Trung ương khoá IX,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.29-30.

 

Về vấn đề dân tộc, chúng ta thực hiện nhất quán chính sách các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, đoàn kết rộng rãi trong nội bộ từng dân tộc, giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, thực hiện sự phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; thực hiện ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc và miền núi; bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương  và các địa phương trong cả nước.

 

Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

bế mạc Hội nghị lần thứ bảy (phần 2)

Ban Chấp hành Trung ương khóa IX

(ngày 21 tháng 1 năm 2003)

Tư liệu cùng chuyên mục

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website