Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương (Từ 31-7 đến 1-8-1946)

I- Tình hình thế giới

 

1. Cuộc tranh đấu giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa tiếp diễn trên một cơ sở mới.

 

a) Vô sản giai cấp mạnh hơn trước chiến tranh, nhiều nơi đã nắm được chính quyền hoặc đã thành lực lượng quyết định (Pháp) và ở các nước khác có điều kiện tiến tới;

 

b) Nhiều nước đế quốc suy vi (Anh, Pháp) hoặc có bộ phận bị tiêu diệt hẳn (Đức, ý, Nhật). Chiến tuyến đế quốc thu hẹp lại và một mặt tập trung vào vài đế quốc (Mỹ, Anh). Mỹ trội hẳn lên và cầm đầu các nước đế quốc chủ nghĩa;

 

c) Lực lượng các dân tộc thuộc địa mạnh lên có nơi đã giành được chính quyền (Syrie, Liban, Việt Nam);

 

d) Lực lượng Liên Xô cũng mạnh lên nhiều, ảnh hưởng chính trị và quân sự Liên Xô lan rộng trên thế giới.

 

2. Lực lượng xã hội chủ nghĩa tương đối mạnh nhưng vẫn chưa đủ sức đập tan hệ thống tư bản, chưa thể trực tiếp lập chính quyền vô sản trên toàn thế giới.

 

3. Các nước đế quốc chủ nghĩa cần phải một thời kỳ ổn định để bǎng bó các vết thương, củng cố địa vị, dự bị cuộc tiến công Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ và phong trào dân tộc giải phóng ở các thuộc địa.

 

4. Cả đôi bên đều lợi dụng những điều kiện mới để củng cố lực lượng của mình, tạm thời hoà hoãn với nhau nhưng vẫn tìm cách lấn át lẫn nhau.

 

5. Địa vị của Đông Dương hiện nay trở nên rất quan trọng trên trường cách mạng.

 

a) Bên cạnh nách trung tâm điểm cách mạng á châu;

 

b) Trong phạm vi trung tâm điểm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc chủ nghĩa (trước ở Trung Quốc, nay chuyển xuống Đông Nam á);

 

c) Là nơi đế quốc Anh, Mỹ, Pháp chú trọng dàn xếp để bố trí chiến tuyến chống cộng và uy hiếp phong trào cách mạng giải phóng của các nhược tiểu dân tộc.

 

6. Đông Dương hiện bị hãm trong vòng vây của đế quốc chủ nghĩa, nhiệm vụ là phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, đặc biệt với các nước lân cận để củng cố công cuộc cách mạng của mình.

 

Kết luận

 

- Lực lượng so sánh giữa Liên Xô và đế quốc chủ nghĩa: Liên Xô mạnh gấp bội, đế quốc chủ nghĩa suy nhược đi rất nhiều.

 

- Lực lượng so sánh giữa các đế quốc chủ nghĩa và các thuộc địa: đế quốc chủ nghĩa đã phải thi hành chính sách nhân nhượng đối với thuộc địa, phong trào giải phóng ở các thuộc địa rất bồng bột nhất là ở Cận đông, ấn Độ và Đông Nam á châu.

 

II- Tình hình Đông Dương

 

Quan hệ giữa Việt Nam với Pháp, từ khi phái đoàn Chính phủ đi Pari, chính sách chung của Pháp:

 

a) Chuẩn bị nếu cần và có cơ hội thì lật đổ Chính phủ ta, nhưng chưa có triệu chứng tổng tấn công gì cả;

 

b) Gây những chuyện nhỏ để lấn những chuyện to về chính trị hay quân sự (mật lệnh của Valluy cho quân đội: "Nếu xảy ra chuyện gì thì cương quyết đối phó nhưng đừng làm lan ra (localiser)").

 

Về chính trị:

 

a) Lập quốc hội Nam Kỳ;

 

b) Triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Đương ở Đà Lạt;

 

c) Lập ra xứ Tây Kỳ (Tây Nguyên) và dự định lập ra xứ Nùng (gồm Móng Cái, Lạng Sơn) và xứ Mường (gồm Hoà Bình và nǎm phủ, châu ở Thanh Hoá);

 

d) Liên lạc với đảng phái Việt gian, với quân Tàu Tưởng ở Móng Cái và thổ phỉ tìm cách mua chuộc những thổ ty, quan lang nhà họ Vi (Vi Vǎn Định);

 

đ) Dự định lập lại chi nhánh Xã hội Pháp ở đây (SFIO) và cho một bộ phận gia nhập Việt Minh và tìm cách vào chính phủ. Lôi kéo một số công giáo định lập lại Liên đoàn công giáo và liên lạc với các cố đạo để mưu tính biến Liên đoàn thành chi nhánh của Cộng hoà bình dân Pháp.

 

Về quân sự:

 

a) Đi đôi với chính trị;

 

b) Củng cố các vị trí đóng quân, diễu võ giương oai, giữ gìn quân kỷ và uy hiếp tinh thần dân chúng Việt Nam;

 

c) Nếu bị thiệt hại thì tìm cách trả thù gấp 10 (Móng Cái) nhưng hạn chế lại không cho lan rộng sang địa phương khác;

 

d) Chuẩn bị sẵn sàng để khi có lệnh tấn công là có thể chiếm ngay các vị trí quân sự của ta. Đặc biệt chúng điều tra và đột kích các nhân viên trọng yếu của Chính phủ;

 

đ) Đòi kiểm soát bộ đội tiếp phòng;

 

e) Có mật lệnh đánh từ Lạng Sơn sang Móng Cái để lập một xứ Nùng tự trị.

 

Về kinh tế:

 

a) Lấn về quan thuế, đóng Sáu Kho;

 

b) Dự định lập khu Liên bang tự trị ở Hải Phòng;

 

c) Sẽ bắt Chính phủ bồi thường cho tài sản của Pháp bị thiệt hại.

 

Về ngoại giao:

 

a) Đối với Chính phủ Việt Nam vẫn tỏ vẻ quân tử, mặc dầu vẫn tìm cách lấn át;

 

b) ở Fontainebleau tuy mình được tả phái và quần chúng ủng hộ, nhưng chúng vẫn kéo dài để tìm cách lấn ta;

 

c) Việc thuyên chuyển Leclerc đi nơi khác tỏ ý không đánh hẳn ta. Morlière sẽ thay Valluy ở Bắc.

 

Tình hình giữa ta với tàu tưởng, Mỹ

 

a) Trước kia Tàu Tưởng cùng Quốc dân đảng quấy mình, bây giờ tỏ vẻ lãnh đạm (Nguyễn Tường Tam sang Trung Quốc không có thế lực gì);

 

b) Tàu Tưởng có chỉ thị cho Hoa kiều: bây giờ Quốc dân đảng không có thế lực nữa phải chú ý liên lạc gây cảm tình với Việt Minh và Chính phủ. Mặt khác vẫn đề phòng về quân sự ở biên giới. Cho một bộ đội vào Móng Cái;

 

c) Mỹ rất chú ý đến nội bộ của mình, thǎm dò ý kiến Tàu Tưởng, Mỹ vẫn liên lạc với Pháp.

 

III- Tình hình chung trong nước

 

Chính trị:

 

a) Chính sách của ta tỏ vẻ thân thiện với Pháp và các ngoại quốc khác;

 

b) Nhưng trong khi giao thiệp phải cố gắng được chừng nào hay chừng ấy;

 

c) Và luôn luôn phải tích cực sẵn sàng về quân sự và chính trị để đối phó với những bất trắc có thể xảy ra;

 

d) Phải tranh đấu thống nhất ba kỳ, thống nhất các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo;

 

- Đối với việc thống nhất, đã cố gắng nhiều về mọi mặt;

 

- Chưa chú ý lắm đến các dân tộc thiểu số...;

 

- Thống nhất các đảng phái, các giai cấp có Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, nhưng chưa có kết quả thực tế mấy;

 

- Đối với Quốc dân đảng không thể dàn xếp được, mặc dầu đã hết sức nhân nhượng (cải tổ lại Việt Nam Quốc dân đảng);

 

- Có một phần Công giáo rất phản động, lập ra Liên đoàn Công giáo và sửa soạn đi tới một chi nhánh của MRP (Cộng hoà bình dân) của Pháp; Quốc dân đảng liên lạc với Công giáo phản động;

 

đ) Gần đây chấn chỉnh được công an, nên uy tín của Chính phủ được tǎng lên.

 

Quân sự:

 

a) Tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ, quân sự hoạt động hơn trước;

 

b) Tại Tây nguyên, đồng bào Thượng chuẩn bị nhiều, nhưng đánh được ít (thất bại);

 

c) Tại Bắc Bộ vẫn có những cuộc xung đột địa phương (Sơn La, Lạng Sơn, Móng Cái).

 

Tài chính:

 

a) Kinh tế xã hội bê trễ. Phong trào lập hợp tác xã mới chỉ có thành tích nhất thời;

 

b) Xuất nhập cảng chưa làm được, các nhà buôn lớn còn hoang mang vì tình thế chưa dám kinh doanh;

 

c) Việt Minh mang tiếng buôn (có một vài mối lợi, một vài hãng buôn để lộ dân chúng biết);

 

d) Tài chính rất nguy ngập. Đồng bạc Đông Dương có thể hại về tương lai.

 

Chính phủ trung ương:

 

a) Những phần tử trung lập nghiêng về ta;

 

b) Mấy bộ của "Việt quốc" bị tê liệt:

 

- Ngoại giao nhảy đầm,

 

- Kinh tế đục khoét,

 

- Y tế thối nát.

 

c) Giữa chuyên môn và hành chính điều hoà hơn trước, nhưng mâu thuẫn giữa hành chính với tư pháp càng tǎng lên (di hoạ);

 

d) Công chức lừng chừng, một số cố ý làm sai chính sách của Chính phủ, phá hoại, hối lộ;

 

đ) Giáo giới có nhiều phần tử phản động.

 

IV- Tình hình nội bộ

 

Đối ngoại: gần gũi lực lượng hoà bình dân chủ, chống phản động quốc tế.

 

Đối nội: Chống thực dân phản động Pháp và tay sai. Để thực hiện chủ trương trên, kế hoạch của ta:

 

a) Hoà hoãn bên trong, toàn dân đoàn kết (chưa thực hiện được thiết thực và rộng rãi)...

 

b) Hành động đối với Quốc dân đảng vừa rồi là việc bất đắc dĩ để bảo vệ chính quyền nhân dân lúc đó và phá âm mưu 14-7 của chúng1). Về thái độ đối với Quốc dân đảng có hai chủ trương sai:

 

- Tiêu diệt hết (tả),

 

- Dung túng (hữu).

 

3. Đối với dân tộc thiểu số, chính sách địa phương sai lầm, không biết nâng đỡ những tầng lớp trên của họ (nhất là ở Trung Bộ);

 

4. Kinh tế và tài chính: không kế hoạch;

 

5. Hợp tác xã: đi quá trớn (tả).

 

1. Chủ trương trong nội bộ

 

1. Hẹp hòi cô độc về dùng người, về chính sách dân tộc thống nhất, về khẩu hiệu;

 

2. Bè phái, đối với nhau có thành kiến (nhất là ở Trung Bộ);

 

3. Cách làm việc không đúng điệu, thiếu tinh thần thiết thực và sức phấn khởi Nga;

 

4. Thiếu kỷ luật, hình thức chủ nghĩa, đi đôi với quan liêu hoá, hủ hoá.

 

2. Đối với Quốc dân đảng

 

1. Vì nội trị và ngoại giao, chưa tiêu diệt lúc này (chưa bắt mấy thằng...);

 

2. Vẫn đi hội nghị liên tịch với chúng;

 

3. Gây phong trào cải tổ thực mạnh (chọn người có uy tín và thực tế giúp họ);

 

4. Phải phản tuyên truyền chúng trên báo chí và trong quần chúng (nhưng chú ý đừng để Pháp lợi dụng những tài liệu ấy).

 

3. Đảng Dân chủ cấp tiến (của Linh Trác Thiện)

 

Chủ trương kéo trí thức thành thị và gom góp những phần tử thân Nhật, thân Pháp đội lốt để đi hoạt động (đang xin phép, có thể kéo dài việc cho phép).

 

4. Đảng Xã hội Việt Nam

 

1. Để phá mưu mô của Pháp định cho tái lập chi nhánh Xã hội Pháp (SFIO) để kéo bọn thân Pháp;

 

2. Để chặn ảnh hưởng của... nhóm "Dư luận" định tổ chức chính đảng, bây giờ kéo họ vào Đảng Xã hội Việt Nam;

 

3. Phải giúp đỡ họ kéo phú hào, trí thức chưa vào đảng phái nào;

 

4. Ra đời giữa lúc bọn Quốc dân đảng vừa bị đập, để cho tư sản trí thức có chỗ dựa.

 

5. Dân chủ đảng

 

Hết sức giúp đỡ họ mọi phương diện...

 

6. Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam

 

1. Tổng bộ Việt Minh sẽ viết thư xin gia nhập, sau khi các đảng phái khác xin gia nhập (Dân chủ, Xã hội, Tổng liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng hội sinh viên, Quốc dân đảng, Đoàn phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn công giáo, Cách mệnh đồng minh hội...);

 

2. Các báo, sách và đài phát thanh phải hết sức cổ động cho Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, phát thanh cả những cuộc hội họp;

 

3. Sẽ thông cáo cho các đoàn viên xin gia nhập;

 

4. Các tỉnh thành lập chi nhánh rồi phải đánh điện về cho Ban trung ương ở Hà Nội.

 

7. Công giáo

 

1. Con chiên có lòng ái quốc, nhưng nhiều đồng chí ta sai lầm khám xét, nghi ngờ bao vây, làm cho họ xa ta;

 

2. Sự tuyên truyền có màu sắc "đỏ" quá, khiến họ khiếp sợ;

 

3. Có mâu thuẫn giữa cha tây và cha ta;

 

4. Cố Drapier, khâm sai toà thánh ở Huế rất phản động, chống ta theo luận điệu: "Chính phủ là Việt Minh, Việt Minh là cộng sản".

 

5. Kế hoạch sửa chữa:

 

- Làm cho quần chúng đừng có thành kiến với công giáo;

 

- Các nhân viên Chính phủ nên đi dự những buổi lễ nhà thờ để gây thiện cảm;

 

- Đào tạo cán bộ công giáo ngay trong công giáo, nên chọn những người đứng tuổi;

 

- Tuyên truyền yêu nước nhưng phải tôn trọng Chúa, cố kéo các cố, cha ta, đừng để Pháp lợi dụng;

 

- Tổ chức những uỷ ban, những ngày lương giáo đoàn kết;

 

- Những nơi đông công giáo nên chú ý đưa họ vào Uỷ ban hành chính.

 

- Chính phủ chú ý cải thiện đời sống ở một vài địa phương công giáo một cách khéo léo để làm tượng trưng cho sự tuyên truyền chung;

 

- Điều hoà quyền lợi giữa con chiên nghèo với các cha;

 

- Nâng đỡ hội nghị cán bộ công giáo (kiểm điểm sai lầm khuyết điểm).

 

8. Dân tộc thiểu số

 

1. Dùng kinh tế như muối, vải, diêm để chinh phục họ2).

 

2. ở những nơi có nhiều dân tộc, tổ chức những uỷ ban dân tộc đoàn kết;

 

3. Phải bảo tồn vǎn hoá, phong tục của họ, tôn sùng những vị anh hùng dân tộc của họ;

 

4. Không nên gọi họ là Mọi, Thổ, v.v. hay người Việt Nam mới, gọi hẳn họ là người Việt Nam...

 

5. Phải khôn khéo kéo những người trùm dân tộc thiểu số (lang, thổ ty, châu, phìa, v.v.) đưa họ vào Uỷ ban hành chính, cho họ có địa vị, đồng thời vận động những người cấp tiến bên dưới, đào tạo họ thành những người trùm mới;

 

6. Chính trị phải đi đôi với vũ trang để chinh phục họ3).

 

7. Đánh vào lòng mê tín của họ, cấp cho họ bằng sắc chức tước;

 

8. Nên giảm hoặc miễn thuế cho nơi nghèo quá hoặc mất mùa (Cao - Bắc - Lạng);

 

9. Tập trung cán bộ vào những nơi phải đối phó với chính sách chia rẽ của Pháp (Lạng Sơn, Sơn La);

 

10. Nên tổ chức những đoàn du lịch về thủ đô vào những dịp kỷ niệm (kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám).

 

V- Công tác nội bộ

 

1. Những khuyết điểm

 

1. Cô độc, hẹp hòi, tả khuynh (nặng nhất ở Trung Bộ):

 

- Không biết nâng đỡ cán bộ lên, làm cho cán bộ mới nếu có nǎng lực cần phải vượt qua cán bộ cũ để tiến lên;

 

- Chặt chẽ quá với người cảm tình, quần chúng và người ngoài (nghi ngờ không dám dùng họ). Nhưng có chỗ lại dùng bừa bãi quá;

 

- Thiếu cán bộ trí thức nên không tiếp xúc nhiều với trí thức nên khó kéo họ;

 

- Không dám giới thiệu người vào hội, lo trách nhiệm;

 

- Lập luận sai lầm của một số đồng chí Trung Bộ:

 

a) Chính phủ Trung ương có thể mở rộng, nhưng bên dưới cần thu hẹp lại;

 

b) Phong trào Trung Bộ cao, có nhiều bọn tư sản là phản động.

 

2. Biệt phái:

 

- Có một số cán bộ sẵn ác cảm với nhau trong tù;

 

- Có thành kiến (cán bộ trí thức ít thấy khuyết điểm của mình, thường chỉ biết khuyết điểm của các giới khác và các giới khác thì trái lại);

 

- Cán bộ cũ với cán bộ mới, đồng chí cũ với đồng chí mới hiểu nhầm nhau, mâu thuẫn nhau;

 

- Thường có cảm tình cá nhân với nhau, do đó dễ gây bè phái.

 

3. Kỷ luật không nghiêm:

 

- Thi hành kỷ luật không nghiêm đối với các đồng chí có lỗi;

 

- Điều động cán bộ thường có những điều khó khǎn (thường yêu cầu ở lại);

 

- Có vài đồng chí vô chính phủ, không tuyệt đối phục tùng đa số, phản đối bừa bãi;

 

- Không biết coi nghị quyết chung là một kỷ luật tối cao của Đảng (không kiên quyết thi hành);

 

- Bộ đội không theo kỷ luật của thượng cấp (việc đắp ụ ở đường, v.v.).

 

4. Làm việc không đúng điệu:

 

- Thiếu tập đoàn chỉ huy;

 

- Nhiều việc quan trọng không thảo luận ở chi bộ (vì gấp quá);

 

- Không quen óc tổ chức, gặp đâu làm đấy, theo lối cũ kỹ;

 

- Không làm đến nơi đến chốn việc tự chỉ trích;

 

- Thiếu sự củ soát từ trên xuống dưới;

 

- Liên lạc giao thông chưa được nhanh chóng.

 

Nguyên nhân những khuyết điểm trên một phần lớn là do những chính sách Đảng không được phổ biến thấu triệt trong hàng ngũ nhất là trong số đông cán bộ.

 

2. Vấn đề tổ chức

 

1. Bộ máy chỉ đạo: tán thành kế hoạch tổ chức mới của Trung ương.

 

2. Củng cố và phát triển đảng:

 

- Trong một tháng tới đây (kể từ ngày nhận được chỉ thị) mỗi đồng chí chính thức phải ít nhất giới thiệu một người vào Đảng (đặc biệt chú ý những địa phương đông quần chúng quá mà ít đồng chí);

 

- Mỗi đồng chí chính thức phải luôn luôn có ít nhất một người dự bị đưa vào Đảng;

 

- Điều kiện gia nhập theo như điều lệ chung nhưng phải châm chước những chi tiết đặc biệt, chú trọng đối với các phần tử thợ thuyền, chuyên môn, trí thức.

 

3. Khôi phục đảng tịch cho các đồng chí cũ:

 

- Chú ý đưa vào Đảng những đồng chí cũ trong thời kỳ bí mật vì cớ này cớ khác xa Đảng, hoặc về quá khứ đã phạm lỗi nhẹ, nhưng nay đã biết hối cải và chịu khó hǎng hái làm việc;

 

- Trong những trường hợp đặc biệt muốn khôi phục đảng tịch cho những đồng chí đã lầm lỗi quá nặng, cần phải có sự thẩm tra và đồng ý của thượng cấp (Trung ương sẽ ra thông cáo lập các tiểu ban thẩm tra).

 

4. Đào tạo cán bộ:

 

- Ra những tập sách nhỏ, phổ thông để các chi bộ có tài liệu nghiên cứu;

 

- Hàng tháng các cấp bộ trên phải viết những kinh nghiệm gửi cho các cấp bộ dưới;

 

- Viết những bài đǎng báo theo một chương trình huấn luyện;

 

- Cấp bộ trên phải mở lớp huấn luyện cho cấp bộ dưới (Trung ương huấn luyện Xứ uỷ và các xứ uỷ viên phụ trách ở đâu phải mở lớp huấn luyện ở đấy), v.v.;

 

- Chú ý chọn những đồng chí tốt đưa ra làm cán bộ theo những điều kiện này:

 

a) Gần quần chúng và quần chúng phục;

 

b) Có sáng kiến, có nǎng lực;

 

c) Trung thực.

 

- Phải nâng đỡ những cán bộ bên dưới;

 

- Nên nâng đỡ cho những cuộc cán bộ hội nghị các cấp;

 

- Trao đổi những tài liệu kinh nghiệm giữa các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ (trao đổi lẫn cho nhau);

 

- Gây phong trào học tập (Trung ương ra chương trình, giới thiệu cách cho các đồng chí học);

 

- Phải dám giao việc cho những cán bộ không phải là đảng viên ở mặt trận và ở các cơ quan hành chính;

 

- Tóm lại chú ý sửa chữa hẹp hòi về cán bộ:

 

a) Đề bạt cán bộ

 

b) Huấn luyện

 

c) Kiểm tra.

 

3. Dân vận

 

- Lập Ban công vận toàn quốc;

 

- Đổi tên "Công nhân cứu quốc" ra "công đoàn", vận động cho Tổng liên đoàn lao động, giải thích trên báo chí, trong các cuộc mít tinh, bỏ biển Công nhân cứu quốc ở các trụ sở; cử đại biểu vào các cấp bộ Việt Minh và đồng thời xin gia nhập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam;

 

- Chú ý kéo lao động công giáo vào Tổng liên đoàn;

 

- Chú ý giúp đỡ cải thiện sinh hoạt cho lao động;

 

- Phải kéo đa số thợ vào Tổng liên đoàn (nhất là ở Bắc Kỳ).

 

4. Phụ vận

 

- Phải đào tạo cán bộ phụ nữ lớp trên để kéo họ;

 

- Mở những lớp huấn luyện riêng cho phụ nữ (các xứ phải mở);

 

- Chú ý đời sống cán bộ phụ nữ;

 

- Hình thức tổ chức phải cho thích hợp, không cần nêu hai chữ "cứu quốc", như hội "áo chiến sĩ", "xã tế", v.v. giúp cho Đoàn phụ nữ Việt Nam phát triển;

 

- Cho tái bản tờ Tiếng gọi phụ nữ nhưng phải viết cho thiết thực, phải có những mục thiết thực với phụ nữ;

 

- Tìm cách liên lạc với phụ nữ quốc tế.

 

5. Thanh vận

 

- Thanh niên cứu quốc phải liên lạc mật thiết với Nha thanh niên;

 

- Phải chú ý tổ chức học sinh;

 

- Đừng làm cho Đoàn thanh niên Việt Nam thành ra của Chính phủ;

 

- Bí mật tổ chức những nhóm thanh niên mác xít để làm công tác cho Đảng.

 

6. Vǎn hoá vận động

 

- Chấn chỉnh Vǎn hoá cứu quốc đoàn. Phái người vào phụ trách;

 

- Phải có những bài phê bình về vǎn hoá lông bông, không thực tế;

 

- Phải nêu một người lãnh tụ vǎn hoá;

 

- Phải triệu tập một cuộc hội nghị các nhà vǎn hoá cứu quốc để phê bình vǎn hoá, tiếp thụ những nhà vǎn hoá cảm tình;

 

- Ra khẩu hiệu: dân tộc, khoa học, đại chúng, nhưng phải đưa ra cho khéo;

 

- Tổ chức những nhóm "bạn vǎn hoá";

 

- Giúp đỡ những nhà vǎn nghèo, có chân tài.

 

7. Quân sự, kinh nghiệm

 

- Tổ chức không thống nhất;

 

- Thiếu những bộ máy cần yếu cho bộ đội: trinh sát, liên lạc, v.v.;

 

- Cán bộ quân sự không nắm được bộ đội, kém không biết điều khiển, chỉ huy không biết chiến thuật, không biết giữ sức cho quân đội;

 

- Thiếu công tác chính trị trong quân đội nhất là công tác đảng;

 

- Không có một chiến lược bao quát (thiếu sự hiểu biết địa dư) để đề phòng bố trí trước kế hoạch tấn công của địch;

 

- Công tác phá hoại kém vì không liên lạc với các nhà chuyên môn mật thiết;

 

- Trong khu vực chiến tranh không phá hoại đường giao thông triệt để;

 

- Thất bại trong việc vận động dân tộc thiểu số (Trung Bộ);

 

- Không biết bảo tồn chủ lực, đem tất cả tiêu phí vào việc giữ gìn một vài tỉnh lớn (Sài Gòn);

 

- Không giữ được thế chủ động;

 

- Quá tin vào Hiệp định sơ bộ, không tích cực chuẩn bị tấn công;

 

- Không biết tổ chức đội chuyên môn đoạt vũ khí của địch.

 

8. Tài chính

 

- Lập hợp tác xã sản xuất tại các tỉnh;

 

- Mở nhà bǎng thương mại có các chi nhánh ở các tỉnh;

 

- Tìm cách giữ lấy quyền xuất cảng để lấy tiền ngoại quốc làm cho đồng bạc Việt Nam có giá trị;

 

- Nghiên cứu một chính sách tài chính (tham khảo tài liệu của Trung ương).

 

 

 

In trong Vǎn kiện Đảng 1945-1954,

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng

Trung ương xuất bản, Hà Nội,

1978, t.1, tr. 67-85.

 

1) Bọn Quốc dân Đảng, Đại Việt cùng quân Pháp âm mưu làm đảo chính Chính phủ ta nhân ngày Quốc Khánh của Pháp, nhưng ta biết và đối phó kịp thời nên chúng không thực hiện được (B.T)

 

2), 3) Nên hiểu là "để vận động họ" (B.T)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website