Nghị quyết của Hội nghị Khu uỷ II và các Bí thư Tỉnh uỷ họp ngày 8, 9, 10, 11-7-1947, ngày 12-7-1947 (Trích)

VII- Chủ trương về mọi mặt công tác

1. Kế hoạch nghiên cứu bức thư Hồ Chủ tịch

1- Kiểm điểm các cấp chi bộ huyện và chi bộ trở lên.

2- Kiểm thảo phê bình cấp bộ mình, cấp dưới, cấp trên (chủ trương, công tác), các cá nhân trong cấp bộ.

3- Mỗi tháng chi bộ phải dành riêng một kỳ chỉ để thảo luận thư Hồ Chủ tịch.

4- Định thời gian thi hành việc kiểm thảo. Kỳ hạn phải báo cáo (cuối tháng 8 báo cáo lên Khu).

5- Phải đưa vấn đề phê bình theo thư Hồ Chủ tịch vào mục đầu trong hội nghị để phê bình được kỹ càng.

6- Các cấp thảo luận thư Hồ Chủ tịch phải có đ.c cấp trên dự. Đồng chí phụ úy viên phải xuống dự với chi bộ, tỉnh ủy viên phải dự với phụ uý.

7- Việc kiểm thảo phải có luôn trong các cuộc hội nghị hằng tháng nhưng tránh kiểm thảo chiếu lệ.

2. Công tác trong vùng bị địch chiếm đóng hay kiểm soát

Kiểm điểm công tác và kinh nghiệm:

- Người vào công tác trong vùng bị chiếm phải có kinh tế.

- Lúc mới vào phải chú trọng gây cơ sở, tổ chức quần chúng, không nên tranh đấu với địch.

- Huấn luyện quần chúng địa phương tốt rồi giao công tác, b.m1) hoạt động.

- Mở lớp huấn luyện đặc biệt cho cán bộ ở vùng bị chiếm nhất là công tác b.m.

- Tổ chức một ban (U.B công tác vùng địch chiếm đóng) chuyên lo về việc đưa người vào và chỉ huy công tác.

- Phân công cán bộ ra nhiều ngành (từng tiểu tổ ba người), ngành nào theo công tác ngành ấy và phải liên lạc theo đúng nguyên tắc b.m.

- Khi cán bộ trong ra, nên đề phòng, không nên cho đến thẳng cơ quan.

- Trước khi cán bộ vào phải vạch rõ nhiệm vụ công tác, thủ đoạn làm việc, thời gian thực hiện.

- Địch hay đánh xung quanh vùng có các quần chúng của mình để dồn cán bộ vào vùng ấy rồi đánh một trận quét. Đối phó khi nào có những trận như vậy, cán bộ nên phân tán ra không nên tập trung vào một chỗ, hẹn nhau chỗ liên lạc.

- Phải thay đổi đường giao thông luôn và giờ đi lại.

- Bỏ quan niệm dân Pháp không đánh.

3. Nội bộ

Hội: thực hiện cho được nghị quyết củng cố và phát triển Hội của cuộc Hội nghị Xứ uỷ họp 26-6 đến 2-7-47.

- Định lại hệ thống tổ chức Hội trong các tổ chức quân sự:

U.B Đảng vụ quân đội toàn quốc

- Uỷ ban quân sự của Đảng (dưới quyền trực tiếp của T.U)

U.B Đảng vụ quân sự Khu

- - - Trung đoàn

- - - Tiểu đoàn (không có)

- - - Đại đội (chi ủy)

Bí thư U.B Đảng vụ trung đoàn có thể là trung đoàn trưởng, chính trị phái viên kiêm kiểm soát, chính trị viên U.B Đảng vụ do cấp trên chỉ định ra và U.B Đảng vụ bầu Bí thư của cấp mình.

Bí thư U.B Đảng vụ khu được cử vào Khu uỷ do cấp trên chỉ định. Hội nghị Khu ủy có thể mời chính trị ủy viên, kiểm soát viên hoặc Khu trưởng đến dự.

- Uỷ ban Hội vụ quân sự khu chịu sự chỉ huy của Khu ủy.

- Đ.c trong quân đội tham gia vào Tỉnh ủy do trên chỉ định.

- Uỷ ban Hội vụ quân sự tiểu đoàn đóng ở các tỉnh chịu sự chỉ huy của Tỉnh ủy.

- Nếu Uỷ ban Hội vụ quân sự trung đoàn đóng ở các tỉnh thì nên đến dự hội nghị Tỉnh ủy để hiểu rõ tình hình địa phương và giúp ý kiến, rồi về ra lệnh cho tiểu đoàn thi hành nghị quyết của hội nghị.

- Nếu Uỷ ban Hội vụ quân sự tiểu đoàn đóng ở châu, phải đến dự hội nghị Châu ủy để hiểu rõ tình hình địa phương và giúp ý kiến.

- Báo cáo việc giải tán Xứ ủy, và việc thành lập Khu ủy.

- Khu ủy do T.U trực tiếp chỉ huy.

- Kiện toàn các cơ quan Khu ủy (có phó Bí thư), Tỉnh ủy và các ban Thường vụ, Dân vận, Tổ chức, Tài chính, Tuyên huấn, Giao thông, Kiểm soát.

- Định rõ quyền hạn của Khu ủy viên:

a) Phụ trách các tỉnh thay mặt Khu ủy, một khi ra chỉ thị cho các tỉnh phải gửi cho Khu ủy.

b) Đôn đốc kiểm soát (phải báo cáo cho Khu ủy và T.U).

- Các cấp bộ hội có quyền chỉ huy cấp bộ tương đương trong bộ đội về những công tác địa phương không trái với chủ trương chung và chỉ thị trên.

- Định kế hoạch kiểm soát của khu, tỉnh và các phủ huyện: khu và tỉnh có kiểm soát viên chuyên môn, (chú ý đặc biệt kiểm tra lại Hội).

- Củng cố lại tổ chức Hội, nhất là ở những vùng địch chiếm đóng: trong một thời gian ba tháng phải tổ chức được chi bộ và báo cáo.

- Thi hành chỉ thị, nghị quyết cho kịp thời (các cấp bộ phải gửi ngay chỉ thị nghị quyết của cấp mình lên cấp trên chú ý báo cáo đúng kỳ hạn và trả lời thư cấp trên hỏi).

- Giữ bí mật trong hội (trong những thông cáo, chỉ thị không nên biên rõ những vấn đề quan trọng: tên người dự, tên cǎn cứ địa, v.v.).

- Đề phòng bọn gián điệp chui vào hội và các vǎn phòng.

- Định rõ hình thức khen thưởng, khen thưởng cá nhân, về công tác đoàn thể, công việc X.C2) học hỏi, sự cố gắng.

- Gây sự ganh đua trong hội (cách làm việc, đường lối chính trị). Việc tổ chức và huấn luyện các chi bộ cǎn bản ở làng.

- Kiểm tra lại Hội, kiểm soát các đ.c chi bộ (trước ở đảng phái nào, ai giới thiệu và ai tuyên bố tổ chức, lý lịch) (chú ý đồng bào thiểu số châm chước về mê tín trừ Công giáo).

- Để các đồng chí nào hy sinh hơn hết, thuần túy hơn hết: đồng chí ấy được nêu tên tuổi ở tất cả các chi bộ, trên báo Nội san, và được mời ngồi ghế danh dự trong các cuộc hội nghị.

- Gây một phong trào ganh đua: trong vấn đề tổ chức, huấn luyện các chi bộ cǎn bản ở làng.

- Ba tháng sau khu sẽ kiểm soát và khen thưởng tỉnh nào đã thi hành được nghị quyết trên. Khu kiểm soát sẽ cǎn cứ vào những điều sau đây:

1) Phát triển Hội theo tỷ lệ.

2) Số chi bộ cǎn bản đã tổ chức được.

3) Huấn luyện các chi bộ theo chương trình, vấn đề Đ., điều lệ của Đ., chủ trương của Đ..

4. Dân vận

- Đề cao vai trò của Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam - thành lập Ban liên Việt khu, tỉnh, phủ, huyện cho tới cấp xã - nhưng ở cấp xã chỉ cử đại biểu liên lạc với huyện không có Ban Chấp hành.

- Ấn định công tác thiết thực cho Hội liên Việt.

- Cho thêm cán bộ có nǎng lực vào Hội liên Việt.

- Hội liên Việt phải báo cáo công tác lên khu để chuyển lên Ban Chấp hành toàn quốc.

- Chấn chỉnh lại Dân chủ đảng khu, các tỉnh.

- Trả cán bộ Dân chủ đảng lại cho Dân chủ đảng.

- Giúp đỡ cán bộ Dân chủ để phát triển.

- Trong ba tháng phải tách V.M khỏi Hội ở các cấp bộ, tất cả công việc của Mặt trận V.M phải đưa lên cấp bộ V.M. Chú ý báo cáo V.M phải riêng, không lẫn lộn với Hội.

- V.M tổ chức theo đơn vị đại xã. Nơi nào chưa có đại xã, thì Tỉnh bộ sẽ cùng H.C tỉnh ấn định chia khu vực đại xã, rồi theo thế mà tổ chức V.M.

- Củng cố lại hệ thống dọc các tổ chức quần chúng và các ban dân vận của hội ở khu và các tỉnh. Trong thời gian ba tháng phải thống nhất hệ thống dọc từ cấp xã, đại xã lên tới khu. (Cuối tháng 9 thì xong).

- Chấn chỉnh V.M các xã, trong vùng dân di cư, tản cư trở về.

- Ở các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và các vùng dân tộc thiểu số phải nắm được bọn quan lang, thổ ty.

- Chấn chỉnh lại Ban Thanh vận khu, các tỉnh. Định rõ nhiệm vụ công tác của các ban thanh vận.

- Kiểm soát lại những đội thanh niên công tác ở các khu do Đoàn Thanh niên V.N phái về.

- Phải gây một phong trào thanh niên rầm rộ khi Đoàn Thanh niên quốc tế sang Việt Nam (Ban Thanh vận phải có kế hoạch).

- Chấn chỉnh Đoàn Thanh niên V.N ở các tỉnh.

- Sửa soạn tổ chức hội nghị cán bộ thanh niên toàn khu.

- Cuối tháng 7-47 phải lập xong Ban Thanh vận của các tỉnh, sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh về thành tích hy sinh chiến đấu của thanh niên V.N.

- Các đội tự vệ, dân quân du kích và các đội chuyên môn phải có sinh hoạt thanh niên.

- Gây uy tín cho thanh niên, những báo chí, bích báo, nêu gương hy sinh, chiến đấu của thanh niên, v.v..

- Phải trả cán bộ phụ nữ trở về phụ vận.

- Thành lập Ban Phụ vận khu, các tỉnh.

- Định rõ sự liên lạc, nhiệm vụ giữa Ban Phụ vận khu và các tỉnh.

- Mở những lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ phụ nữ theo chương trình đã có sẵn.

- Sửa soạn tổ chức một ngày toàn quốc gây một phong trào chống hành động dã man của giặc Pháp.

Các cấp bộ V.M khu, tỉnh, phủ, huyện đặc biệt giúp đỡ phong trào phụ nữ.

Tổ chức Ban Công vận khu, các tỉnh.

- Phải đưa cán bộ công vận vào các thành thị bị địch kiểm soát để gây cơ sở.

- Phải củng cố công đoàn ở các công binh xưởng để nâng cao tinh thần công nhân có lợi cho sự sản xuất.

- Trả lại cán bộ công vận cho công đoàn trừ trường hợp đặc biệt.

- Tổ chức Hội Vǎn hóa kháng chiến ở các tỉnh để lôi kéo các nhà trí thức vǎn nghệ và khuyến khích sáng tạo mới về kháng chiến.

- Triệu tập Hội nghị Vǎn hóa khu các tỉnh để động viên các nhà vǎn ở khu và các tỉnh.

- Thu xếp việc in các tác phẩm cho Hội Vǎn hóa kháng chiến.

- Chú ý vận động Hoa kiều: gây tinh thần Hoa - Việt thân thiện, bảo vệ tài sản, tính mệnh cho Hoa kiều.

5. Tuyên truyền, huấn luyện

a. Hội

- Đào tạo huấn luyện viên các cấp (mỗi tỉnh gửi một đ.c. trình độ Tỉnh ủy đi dự lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ huấn luyện của T.U ngày 15-8-47 thời hạn hơn hai tháng).

- Trong một thời gian ba tháng các chi bộ phải được huấn luyện theo một chương trình tối thiểu chung như khu đã định.

- Huấn luyện cả về công tác hành chính và kháng chiến (cách thức tổ chức và làm việc).

b. Mặt trận

- Hết thảy các đồng chí phải học tập về quân sự: chú ý về chiến lược, chiến thuật và động tác cơ bản.

- Đối với tổ chức quần chúng phải huấn luyện cho hết về 10 vấn đề kháng chiến và kinh nghiệm du kích.

- Mở lớp huấn luyện cho tất cả các cán bộ V.M xã và Bí thư V.M xã theo một chương trình chung do Tổng bộ sẽ gửi về sau:

- Các cán bộ V.Q.D3) và dân quân phải được huấn luyện chính trị.

c. Liên Việt

- Tổ chức huấn luyện lưu động cho các thân hào thân sĩ lấy danh nghĩa Hội Liên hiệp quốc dân V.N theo chương trình đại cương:

- Chủ trương của Chính phủ từ trước tới nay.

- Hiệp định sơ bộ 6-3.

- Tạm ước 14-9.

- Chủ trương trường kỳ kháng chiến.

- Tổ chức Hội liên Việt.

- Cách làm việc của Hội liên Việt: tuyên truyền, vận động, cách thức tổ chức những hình thức "thấp" như Hội giúp binh sĩ bị nạn, Hội giúp đỡ đồng bào tản cư, v.v. để giúp đỡ về công việc xã hội.

d. Tuyên truyền

- Phải tiếp tục dùng mọi hình thức tuyên truyền để chống lại bọn thực dân phản động Pháp lập chính quyền bù nhìn.

- Truyền bá những ca dao kháng chiến cho rộng, dùng hát xẩm, trống quân tuyên truyền trong thôn quê.

- Ấn định in báo Cứu quốc, báo khu, và báo các tỉnh, bỏ bớt ở những tỉnh không cần thiết.

- Liên Việt nên có tờ tuần báo.

- Khu ra tờ Nội san (ra từng cuốn nhỏ nói về các vấn đề như: sinh hoạt chi bộ, công tác chi bộ, v.v.).

- Cuối tháng 7-47 các tỉnh phải gửi bài về để đǎng ở tờ Nội san.

- Các Bí thư và Thường vụ tỉnh phải viết bài về công tác cho Thường vụ khu mỗi tháng một kỳ.

- Tuyên truyền các nơi phải gửi những kinh nghiệm về cho ban tuyên truyền khu và T.U.

- Chú ý đặc biệt mấy vấn đề.

- Xóa khẩu hiệu "thống nhất độc lập bánh vẽ".

- Cho kẻ theo lối cầu kỳ, kẻ cho rõ.

- Vận động ủng hộ tờ báo Sự thật.

- Phát không báo C.Q, S.T4) vào thành và những nơi địch chiếm đóng.

- Tuyên truyền, cổ động dân chúng hộ đê, và khuyến khích dân cày cấy.

- Tất cả các báo chí phải đǎng thư của Hồ Chủ tịch khen ông Nguyễn Danh Dam đã có công về tǎng gia sản xuất và gây phong trào dân chúng ganh đua sản xuất.

- Miền núi. Trên báo chí mới được ...5) quốc dân thiểu số.

- Chú ý tuyên truyền cổ động "tuần lễ thương binh" (đã có chương trình gửi rồi).

- Nêu việc ai gửi thư khen các nhà trí thức Nam Bộ, và đặt kế hoạch kéo trí thức.

- Chú ý mấy nguyên tắc:

- Không lộ bí mật (ví dụ: những tin trong Cứu quốc, hộp thư ngỏ đǎng tên làng, tên bộ đội trong những tin tức quân sự).

- Lợi dụng chỗ hớ hênh của địch và tuyên truyền.

- Tuyên truyền để ly gián địch với Công giáo, Cao đài, Phật giáo và quốc dân thiểu số.

- Nắm lấy vấn đề thiết thực mà tuyên truyền.

- Chống lại sự tuyên truyền vu khống của Pháp và V.C6) nói Chính phủ là c.s, V.M bội tín, V.M khủng bố, tránh đưa những tin vịt khổng lồ.

đ. Vấn đề cán bộ

- Báo cáo dự án, chế độ sinh hoạt cán bộ (đã có nghị quyết của T.U).

- Kiểm tra lại các tỉnh, phủ, huyện và điều động cán bộ các tỉnh cho hợp lý.

- Võ trang cho cán bộ nhất là các vùng địch chiếm đóng.

- Giải quyết vấn đề cán bộ phụ nữ có con, và cất nhắc các cán bộ phụ nữ vào các cấp chỉ đạo.

-Giúp đỡ gia đình các cán bộ nghèo.

- Tích trữ thuốc men để dùng cho cán bộ.

- Lập danh sách các cán bộ Hội, V.M, các ngành chuyên môn, hành chính, quân đội: kê khai lý lịch, tiểu sử, trình độ vǎn hóa, chính trị, nǎng lực công tác, (ngày vào Hội, tham gia từ bao giờ?) theo mẫu của T.U gửi về.

- Đào tạo cán bộ quần chúng (V.M và Hội); cần phải có một kế hoạch đào tạo cán bộ cấp xã.

- Tập hợp những đ.c có nghề chuyên môn, huấn luyện để đào tạo cán bộ các ngành chuyên môn (ví dụ: những đ.c trong trường kỹ nghệ, v.v.).

- Khi điều động cán bộ phải cho nhanh chóng, và phải báo cáo để chữa lại số danh sách cán bộ của cấp trên (cán bộ của cấp phủ, huyện ủy phải được khu công nhận).

e. Kỷ luật

- Phải báo cáo rõ sự thi hành kỷ luật (báo cáo rõ cả lai lịch, việc phạm lỗi và cách thi hành kỷ luật).

- Các đảng viên khôi phục đảng tịch (trước bị khai trừ hay bị loại ra khỏi Đảng, phạm lỗi nặng) phải do T.U quyết định.

- Kết nạp quan lại cũ và các đảng phái khác phải do T.U quyết định.

- Thi hành kỷ luật phải thận trọng và rõ ràng: cấp tỉnh do khu quyết định và T.U thông qua, cấp huyện do tỉnh quyết định và khu thông qua, v.v.

- Ở bộ đội thi hành kỷ luật phải do cấp bộ tương đương đồng ý rồi mới thi hành.

g. Giao thông liên lạc

- Đào tạo cán bộ điện đài và bố trí điện đài các tỉnh.

- Thống nhất giao thông và chấn chỉnh lại giao thông với T.U và các tỉnh.

- Chú ý đời sống của giao thông ở các tỉnh về phương diện vật chất và tinh thần, huấn luyện công tác b.m (đã có chỉ thị) tổ chức sự sinh hoạt hàng tuần cho đều đặn.

- Kiểm soát sự mất mát thư từ (xem chỉ thị của khu).

h. Tài chính

- Nhắc lại nguyệt phí và nghị quyết của T.U ngày 16-6.

- Nơi nào chưa đóng nguyệt phí tháng 5 phải gửi ngay (Nam Định, Sơn Tây, Hòa Bình).

- Từ 1-5 trở về đây phải đưa 1/3 tiền nguyệt phí lên cấp trên.

- Mỗi đảng viên đóng 1$, có lương dưới 300$.

- Có lương trên 300$ đóng 5%. Theo lợi tức hàng tháng mà đóng: dưới 300$ thì 1$; trên 300$ thì đóng 5% theo chỉ thị của T.U.

- Bộ đội đóng theo hệ thống dọc.

- Phải đề rõ nguyệt phí tháng nào khi gửi tiền lên trên.

- Xét lại quỹ các tỉnh và thống nhất tài chính lên các cấp (hạn trong một tháng phải báo cáo quỹ tài chính các tỉnh lên khu) để kịp gửi lên T.U trước ngày 1-9 báo cáo cả tiền và tài sản kho tàng và kế hoạch tài chính và sự chi tiêu trong tỉnh). Hạn đến ngày 15/các báo cáo phải có ở khu.

- Trích quỹ V.M tách khỏi quỹ Hội, do khu chuẩn y.

- Thi hành chính sách tiết kiệm.

- Tổ chức hội nghị cán bộ tài chính Khu. Tích trữ vật liệu như giấy, mực, v.v..

i. Uỷ ban kháng chiến địa phương

Phật giáo, các từng lớp dân chúng, v.v..

Chuẩn bị mọi công tác:

- Mấy nguyên tắc:

1. Chớ làm cho quần chúng phải "co về" và biểu tình, mít tinh.

2. Gây một phong trào ganh đua về mọi công tác, tác chiến, sản xuất, hội, V.M, H.C, K.C.

3. Kiểm thảo lại công tác nội bộ, các đoàn thể quần chúng.

4. Nêu cao vai trò lãnh đạo V.M trong cuộc cách mạng.

5. Tuyên dương công trạng cho chiến sĩ quốc gia, trong đoàn thể V.M (các nơi phải báo cáo danh sách trước để kịp làm và gửi lên trên).

6. Ân xá, ân giảm tù nhân.

7. Uý lạo gia đình chiến sĩ, bộ đội, gia đình bị tàn phá.

8. Lấy thống kê mọi mặt, ra báo đặc biệt.

9. Đề phòng địch đánh trong những ngày kỷ niệm.

10. Chú ý làm cho ngày kỷ niệm thành ngày vui, nhưng phải đề phòng địch.

11. Phải gửi tranh ảnh, tài liệu, báo cáo, thống kê sự thiệt hại về mọi mặt trước ngày 30 tháng 7 để gửi lên triển lãm 19-8 của T.U.

- Thời gian kỷ niệm: từ 19-8 đến 2-9 nhưng chỉ tổ chức hai ngày long trọng thôi:

Ngày 19-8: biểu tình, trò vui, lửa trại (qua 17 giờ mới biểu tình).

Ngày 2-9: duyệt binh, gắn mề đay cho những người có công, khen thưởng.

Ngày 23-9 kỷ niệm ngày Kháng chiến Nam Bộ: khen tặng người có chiến công, thǎm viếng, úy lạo gia đình cách mạng, gia đình các chiến sĩ.

k. Mít tinh

Gửi báo cáo tổng kết sáu tháng kháng chiến cho Q.P và T.U.

- Cuối ba tháng các tỉnh phải báo cáo tỉ mỉ mọi mặt (hành chính, kháng chiến, chuyên môn như canh nông, giáo dục, v.v. hội, mặt trận, liên Việt...).

- Các tỉnh phải gửi báo cáo lên khu cho đều đặn, đúng kỳ hạn.

- Phải gửi báo cáo, kết quả, kinh nghiệm của những ngày lễ và tranh đấu lên, ví dụ như ngày kỷ niệm sáu tháng kháng chiến, ngày thương binh, ngày 19-8, v.v. để các cơ quan trên rút kinh nghiệm và bồi bổ cho những cuộc sau.

*
* *

Các đồng chí toàn khu,

Khu ủy yêu cầu các đồng chí từ chi bộ lên đến Tỉnh ủy phải nghiên cứu kỹ càng, tìm mọi kế hoạch thiết thực để triệt để và cương quyết thực hiện bản nghị quyết này một cách đúng đắn thì mọi công tác kháng chiến, Hội và mặt trận mới tiến tới một kết quả tốt đẹp và Hội mới xứng đáng là một đoàn thể lãnh đạo toàn dân trong bước đường tranh đấu giành độc lập thống nhất của dân tộc.

Nỗ lực! Quyết thắng!
Phó B.T K.U Khu II
Lộc


Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.

________________

1) B.m: bí mật (B.T).
2) X.C: chưa rõ nghĩa (B.T).
3) V.Q.D: Vệ quốc đoàn (B.T).
4) C.Q, S.T: Cứu quốc, Sự thật (B.T).
5) Mất chữ (B.T).
6) V.C: Việt cách (B.T).

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website