Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc

Yêu nước, thương nòi và đoàn kết gắn bó với nhau là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, là cái cốt lõi có sức sống trường tồn của nền văn hoa Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. 

Truyền thống đó được bồi đắp và phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Người. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường; về Đảng và Nhà nước; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về phương pháp cách mạng... đều thấy sâu đậm tư tưởng đại đoàn kết được hòa quyện trong đó. 

Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Người, là tình cảm và niềm tin yêu tha thiết của Người đối với các thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Trong Di chúc thiêng liêng đó, toát lên tư tưởng đại đoàn kết mà Người đã dày công vun đắp và thắp sáng cả về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Bản Di chúc không dài, Bác đã sử dụng tám lần từ “đoàn kết”. Một nhóm tác giả nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố trong toàn bộ 1.921 bài viết, bài nói in trong toàn tập Hồ Chí Minh, đã có tới 839 bài đề cập vấn đề đại đoàn kết (chiếm 43,6% tổng số bài) và đã sử dụng từ “đoàn kết” và “đại đoàn kết” tới 1.809 lần trong các trang sách. 

Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc bao gồm đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công thành công, đại thành công”. Trong Di chúc Người căn dặn trước hết là phải củng cố sự đoàn kết trong Đảng. Trong Đảng phải đặt “đoàn kết” lên hàng đầu, và “điều mong muốn cuối cùng” của Người vẫn là “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết. Học tập tư tưởng đại đoàn kết trong Di chúc của Bác Hồ càng thấy ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 

Muốn phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trước hết phải “củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Người đã khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lại này đến thắng lợi khác”. Vì vậy Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Một yếu tố quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân lộc là “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”, “mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Chỉ có như vậy, chúng ta mới mở rộng dân chủ xã hội; môi trường tư tưởng văn hóa trong xã hội mới đồng thuận và lành mạnh, đây là cơ sở để phát triển bền vũng đất nước và nuôi dưỡng cho sức mạnh đại đoàn kết - sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp việc thực hiện đại đoàn kết và sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Bác Hồ đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế và văn hóa là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người còn quan tâm chính sách cụ thể đối với từng tàng lớp nhân dân lao động ở miền xuôi cũng như miền núi, chính sách với nông dân, với gia đình có công với nước, với lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong, với phụ nữ, với thế hệ trẻ và cả đối với những người từng phục vụ trong chế độ cũ... 

Ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam là yếu tố rất quan trọng đã bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn đang ở thời kỳ khó khăn ác liệt, Di chúc của Bác đã dự báo và khẳng định “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”... Sáu năm sau, dự báo ấy, ý chí và niềm tin tất thắng ấy đã trở thành hiện thực (tháng 5-1975). 

Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được nhưng thành tựu to lớn, toàn diện và rất quan trọng. Đất nước đã ra khối khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, vai trò của Mặt trận và khối đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo được củng cố và tăng cường, vị thế của dân tộc ta, đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, so với những lời căn dặn và mong muốn trong Di chúc của Bác Hồ, chúng ta tự thấy việc thực hiện còn nhiều thiếu hụt và khuyết điểm. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với khả năng, sức cạnh tranh còn yếu. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đời sống nhân dân, nhất là ở miền núi còn nhiều khó khăn, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân có mặt giảm sút, vai trò của Mặt trận và đoàn thể nhân dân cả về nhận thức và thực hành chưa được thể hiện trên thực tế ở nhiều cấp. Đoàn kết và dân chủ trong Đảng và trong xã hội chưa được phát huy đầy đủ. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng quan tâm và dày công xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Người là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh và 36 năm ngày công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (10-5-1969 - 10-5-2005), ghi nhớ lời thề danh dự trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: “Hết lòng hết sức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân nguyện biến lời thề đó thành hành động thực tế, ra sức củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, không ngừng mở rộng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý. 

Theo Lê Truyền, báo Nhân dân ngày 17/5/2005

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website