Tiếp thu thành tựu cách mạng khoa học - công nghiệp thế giới trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

GS. Phan Ngọc Liên

Trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ, có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với các thời kỳ tiếp theo. Công cuộc đổi mới, do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, càng đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: "Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" 1 

Xuất phát từ tình hình cụ thể của thế giới và trong nước, tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, cǎn cứ vào Cương lĩnh của Đảng về tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định: "Từ nay đến nǎm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" 2. 

Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đặc biệt là công cuộc đổi mới khởi đầu từ nǎm 1986, Đảng ta đã rút ra một số bài học chủ yếu về giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa đổi mới kinh tế và chính trị, về tǎng cường khối đoàn kết toàn dân và phát huy sức mạnh của cả dân tộc, về tǎng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, về mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. 

Cũng như các lĩnh vực khác, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải quán triệt và thể hiện những quan điểm trên, phù hợp với nội dung và đặc điểm của mình. Trong các quan điểm trên, cần coi trọng việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để nhanh chóng hội nhập vào thế giới, để tranh thủ tối đa sức mạnh bên ngoài mà vẫn giữ độc lập tự chủ, phát huy được nội lực. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi mà cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra như vũ bão, tạo những thuận lợi lớn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cũng tạo nên nguy cơ về sự tụt hậu của chúng ta trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu, chính trị, xã hội. 

Trong lịch sử thế giới, từ sau cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII đến nay đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học, kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghệ ngày nay. Mỗi cuộc cách mạng này có nội dung, đặc điểm và nhiệm vụ chính trị cụ thể, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử. Song, sự phát triển của các cuộc cách mạng này lại có sự kế thừa. 

Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh vào thế kỷ XVIII, rồi nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ, được hoàn thành vào nửa sau thế kỷ XIX. Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp là sự ra đời của nhiều phát minh, sáng chế, đẩy mạnh sự phát triển sản xuất và hoàn thành việc phân chia hai giai cấp cơ bản, đối kháng của xã hội tư bản chủ nghĩa: tư sản và vô sản. 

Cuộc Cách mạng kỹ thuật từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX nổi bật với sự phát triển của nhiều nguồn nǎng lượng và kỹ thuật mới, những thay đổi trong tổ chức lao động, cơ cấu kinh tế và cuộc sống hàng ngày. 

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật và ngày nay là Cách mạng khoa học - công nghệ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên các lĩnh vực mũi nhọn, như nguyên tử, điện tử, điều khiển học, hoá học, sinh học và chinh phục vũ trụ. Không hiểu biết sâu sắc, đầy đủ sự phát triển của khoa học, công nghệ đang diễn ra thì không thể hiểu được tính chất của thời đại, mà không nhận thức đúng nội dung, tính chất của thời đại thì không thể đưa cách mạng đến thắng lợi. 

Gần nửa thế kỷ trước đây, Chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự phát triển của những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tác động của nó đối với xã hội, tuỳ theo mục đích sử dụng các thành quả này. Mở đầu "Báo cáo chính trị" tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951, trong mục Tình hình thế giới trong 50 nǎm qua, Người nêu rõ: "Nǎm mươi nǎm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại. 

Trong 50 nǎm đó, đã có những phát minh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình (télévision) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên. Cũng trong thời kỳ ấy, chủ nghĩa tư bản từ chỗ tự do cạnh tranh, đã đổi ra độc quyền lũng đoạn, đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc" 3 . Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng nội dung và tính chất của thời đại ở hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau: sự phát triển của lực lượng sản xuất qua sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và những biến đổi to lớn trên các mặt chính trị, xã hội (đặc biệt thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga nǎm 1917, và hậu quả của hai cuộc Chiến tranh Thế giới 1914-1919 và 1939-1945). Sự sáng suốt và đúng đắn trong nhận thức về nội dung và tính chất thời đại của Hồ Chí Minh là cơ sở cho việc xác định chiến lược, sách lược đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay ở nước ta. 

Vì vậy, khi thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá đất nước, chúng ta cần hiểu rõ thời đại nói chung, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX nói riêng để có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. 

Cuộc Cách mạng khoa học, công nghệ diễn ra trong thế kỷ XX, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 đến nay) có những nội dung và tính chất mà chúng ta cần biết trong khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Trước hết, cuộc cách mạng này kế thừa và phát triển những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng kỹ thuật cuối thế kỷ XIX; hơn nữa nhiều phát minh lớn của thế kỷ XX cũng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Ví như điện thoại đã được sáng chế từ nǎm 1876 ngày càng phát triển và cải tiến từ nửa sau thế kỷ XX. Việc phát hiện và sử dụng nhiều nguồn nǎng lượng với kỹ thuật mới đưa tới những thay đổi trong tổ chức lao động, cơ cấu kinh tế và cuộc sống hàng ngày. Đây là cơ sở cho việc phát triển và sử dụng nhiều nguồn nǎng lượng có hiệu quả cao và đầy triển vọng ở hiện tại và tương lai, như nǎng lượng nguyên tử. Chúng ta cần chú ý đến việc kế thừa và phát triển này để thực hiện công nghiệp hoá đất nước. 

Thứ hai: Một trong những đặc biệt nổi bật của sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật thế kỷ XX trên cơ sở kế thừa và phát triển là tốc độ cao của phát minh khoa học và việc ứng dụng vào sản xuất. Nếu thời gian sáng chế và sử dụng điện thoại kéo dài đến 56 nǎm (1820-1876) thì tốc độ ngày càng nhanh đối với các lĩnh vực khác: radio trong 35 nǎm (1867-1902), rađa - 15 nǎm (1925-1940), vô tuyến truyền hình - 12 nǎm (1922-1934), bom nguyên tử 6 nǎm (1939-1945), tǎngsitor - 5 nǎm (1948-1953), ...4. Đây là điều gợi ý cho chúng ta suy nghĩ về việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khi tiếp thu kỹ thuật hiện đại, chứ không thể dừng ở việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ kỹ thuật; cần phải đi tắt, đón đường để đuổi kịp và vươn lên trong công nghệ. 

Thứ ba: Sự phát triển khoa học, kỹ thuật thế kỷ XX được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, nhưng tập trung vào một số ngành mũi nhọn có tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành khác. Đó là sinh học, đã gây nên một cuộc cách mạng "thần kỳ", từ sau cuộc phát hiện cấu trúc phân tử ADN. Đó là kỹ thuật về hạt nhân để sử dụng nǎng lượng to lớn phát ra từ việc phá vỡ mối liên hệ giữa các êlêctơrôn. Nếu nǎm 1974, nǎng lượng nguyên tử chỉ mới chiếm 4% nǎng lượng thế giới, thì ngày nay tỉ lệ ấy đạt tới khoảng 20%. Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ điện tử, được đánh dấu bằng việc ra đời các máy tính đầu tiên vào nǎm 1946 và ngày nay đã trải qua mấy thế hệ máy tính. Đó là việc chinh phục vũ trụ, mở đầu bằng việc Liên Xô (trước đây) phóng vệ tinh nhân tạo của quả đất vào ngày 4-10-1957 và sau đó là những thành tựu to lớn khác: 1961 - Gagarin - con người đầu tiên bay vào vũ trị: 1969 - Armstrong (Mỹ) lần đầu tiên đặt chân lên mặt trǎng, những kết quả trong việc khai thác không gian vũ trụ vào mục đích phục vụ đời sống nhân loại trong thông tin, liên lạc, khí tượng... 

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh đến việc phát triển nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu: "Nắm bắt các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những công nghệ mới trong chế tạo máy... để có thể đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định" 5 

Song việc vươn tới và vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ của thế giới, cũng như các lĩnh vực mũi nhọn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nước ta đòi hỏi phải phấn đấu nhiều và gian khổ. 

Thứ tư: Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật trong thế kỷ XX, nhất là cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện nay là nghiên cứu và phát triển trở thành hai chìa khóa quan trọng của sự tiến bộ kinh tế xã hội. Điều này có nghĩa là khoa học và công nghệ gắn chặt với nhau, rút ngắn rất nhiều khoảng cách về không gian và thời gian từ cơ sở đào tạo đến phòng thí nghiệm và nhà máy. Việc tǎng trưởng kinh tế quốc dân ở một số nước tư bản phát triển đều do tác động và kết quả của việc gắn liền nghiên cứu khoa học và sản xuất. Do đó, nhà nước và các xí nghiệp lớn tư nhân đã đóng góp một phần không nhỏ vào nghiên cứu khoa học. Ví như, ở Pháp, việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học mỗi nǎm một tǎng: 1959 - 3 tỷ phơrǎng: 1980 - 51 tỷ phơrǎng, 1990 - gần 150 tỷ phơrǎng. Các chương trình nghiên cứu đều do Chính phủ trợ cấp một phần, các xí nghiệp cũng đài thọ phần lớn. Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chiếm tỷ lệ ngày một đông đảo trong đội ngũ những người sản xuất: ở Nhật tỷ lệ này là 0,75%, ở Mỹ - 0,65% và ở Pháp - 0,4% 6. Đảng ta rất chú trọng đến việc kế hợp chặt chẽ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo theo các phương hướng chủ yếu sau: 

"- Vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển và kết hợp chặt chẽ các ngành khoa học xã hội và nhân vǎn, khoa học tự nhiên và công nghệ... làm chỗ dựa khoa học cho việc triển khai thực hiện Cương lĩnh, Hiến pháp, xác định phương hướng, bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng pháp luật, các chính sách, kế hoạch và chương trình kinh tế - xã hội. 

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên và công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng - an ninh" 7. 

Trên thực tế, việc triển khai nghị quyết của Đảng vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa khoa học - công nghệ - đào tạo: kinh phí cho nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu, các xí nghiệp, nhà máy chưa được xác định trách nhiệm trong việc đóng góp kinh phí cho các cơ sở đào tạo về nghiên cứu khoa học; việc đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng tốt nhất cho sản xuất... 

Thứ nǎm: Khoa học tuy không phải là bộ phận cấu thành của thượng tầng kiến trúc, nhưng có những yếu tố mang tính chất thượng tầng kiến trúc, tác động đến sự phát triển hoặc ngǎn cản, hạn chế sự phát triển của bản thân khoa học; đặc biệt sử dụng các thành tựu nghiên cứu mang tính chất giai cấp rõ rệt. Vì vậy, khi tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ thế kỷ XX cần phải giữ vững và thể hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không lệch định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển khoa học, công nghệ. 

Thứ sáu: Xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá, trong mọi lĩnh của đời sống xã hội ngày càng gia tǎng. Trong thời đại ngày nay không thể có sự phát triển đơn điệu, đóng cửa mà phải mở rộng mối giao lưu với nhiều nước. Trong nửa sau thế kỷ XX, việc trao đổi hàng hoá trên thế giới mỗi nǎm một tǎng, trung bình tǎng hàng nǎm 7%. Song trong lĩnh vực công nghiệp, trao đổi hiện nay vẫn tồn tại sự bất bình đẳng. Các nước tư bản phát triển khống chế thị trường thế giới và tìm cách ngǎn cản, phá hoại sự phát triển của các nước khác. Vì vậy, trong Cách mạng khoa học công nghệ đã diễn ra cuộc đấu tranh chống khuynh hướng "cô độc", tách rời các mối liên hệ quốc tế, cũng như chống sự ràng buộc, lệ thuộc của các nước nghèo vào các nước giàu. 

Thứ bảy: Việc phát triển công nghiệp gây ra nhiều hậu quả cần được xem xét và nhanh chóng giải quyết. Đó là những vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, về lối sống, về đạo đức, về dân số và kế hoạch hoá gia đình, sự phân hoá giàu, nghèo, ... 

Nhận thức đúng tình hình, nội dung, tính chất thời đại và cuộc Cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra, chúng ta mới có thể hội nhập vào thế giới trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Song hội nhập như thế nào? Giải quyết công việc này cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. 

Hồ Chí Minh đã đề ra nguyên tắc: Công cuộc giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân mỗi dân tộc "với sự giúp đỡ" của bạn bè các nước. Điều này cũng đúng đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng. 

Việc vận dụng sáng tạo, có hiệu quả, việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cụ thể là tiếp thu, sử dụng, phát triển những thành tựu khoa học, kỹ thuật của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải kiên định về tư tưởng chính trị, sáng tạo vào linh hoạt trong hoạt động thực tiễn. Điều này được thể hiện trong những điểm chủ yếu sau: 

1. Nhận thức đúng, đầy đủ những thành tựu khoa học, kỹ thuật của loài người từ trước tới nay, đặc biệt trong thế kỷ XX, nhất là của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra. Thành tựu này có nhiều mặt, sâu sắc về mặt chuyên môn, lại phức tạo về phương diện chính trị xã hội, song nó lại rất cần thiết cho chúng ta để tạo những tiền đề đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở rộng hợp tác với khu vực và thế giới. 

Để tiếp cận và sử dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới, chúng ta cần có trình độ hiểu biết cao trong các lĩnh vực có liên quan để tạo ra các "lực" trong sự hợp tác quốc tế. Không có lực thì khó có "thế", không "lực", Không "thế" thì khó có thể có sự hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi để giành được mục tiêu đã định. Ngoài những nguyên nhân về phẩm chất đạo đức của những cán bộ có nhiệm vụ giao dịch quốc tế trên lĩnh vực kinh tế, sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật, lạc hậu về kiến thức khoa học là những nguyên nhân dẫn đến những cú bị lừa khá "ngoạn mục" trong việc hợp tác đầu tư, kinh doanh mua bán thiết bị... 

Thời đại đã xuất hiện xu thế ngày càng phát triển về việc "biến chiến trường thành thị trường", nhưng trên thương trường vẫn diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt, những "bi kịch lạc quan " mà chúng ta cần hiểu rõ để tránh những thiếu sót đáng tiếc. 

2. Quán triệt tư tương Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên các lĩnh vực, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả, góp phần không nhỏ vào xây dựng đất nước, vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến nay, chúng ta đã có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ, quan hệ đầu tư phát triển với khoảng 50 nước, thị trường ngày càng mở rộng, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia được khai thông, tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển đáng kể. Đồng thời, chúng ta cũng vấp phải nhiều khó khǎn, thất bại, nhiều vấn đề tồn tại khá phức tạp cần phải giải quyết. 

Phương châm trong chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp: "Việt Nam muốn là bạn với các nước dân chủ yêu hoà bình". Trong tình hình mới, khi Việt Nam đã thống nhất, độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh , Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng..." 8 

Đường lối này đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện tình hình mới của lịch sử, nhằm củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng trong mọi hoạt động nói chung, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng cần phải giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ trong việc tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến thế giới nhưng không "sùng ngoại" sùng bài khoa học, kỹ thuật tiên tiến của các nước tư bản phát triển, không tự ti, tự biến mình thành "nô bộc" của "nền vǎn minh vật chất hậu công nghiệp". Chúng ta khiêm tốn, chân thành học tập thành tựu, kinh nghiệm tiên tiến của nền công nghiệp hiện đại, song tự tin vào khả nǎng thực tế của mình có thể vươn tới những đỉnh cao của sự phát triển. Những dân tộc vốn là thuộc địa đã có nền vǎn minh, vǎn hoá rực rỡ, đã đóng góp to lớn vào kho tàng khoa học kỹ thuật của nhân loại, đã có đủ sức mạnh đấu tranh khỏi ách thực dân và hoàn toàn có khả nǎng vươn lên làm chủ khoa học, kỹ thuật trong xây dựng đất nước. Philippe Moreau Defarges khi nghiên cứu về quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay đã nêu ý nghĩa của khoa học, kỹ thuật công nghệ đối với sự phát triển của những nước đang còn nghèo: "Khoa học kỹ thuật như ngọn lửa của thần Promete đã ǎn trộm được của thượng đế để mang cho con người, sẽ là chìa khoa của sự giàu có. Nó không còn là tài sản riêng của người da trắng mà là con chủ bài của sự phát triển, sức mạnh của nhiều dân tộc. Khoa học kỹ thuật đã tuột khỏi tay người chủ sở hữu trước kia..." 9. Những "nước mới công nghiệp hoá" (NICS), những con rồng châu á đã làm cho cán cân sản xuất và thương mại trên thị trường biến đổi lớn đã xác nhận ý kiến trên. 

Chúng ta tin tưởng có cơ sở khoa học và thực tiễn về sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến của mình. Đây là sự tiếp tục phát huy và thể hiện dưới hình thức mới truyền thống bất khuất, thông minh, sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những "Điện Biên phủ" nǎm 1954, "Điện Biên phủ trên không" (1972), Tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân" (1968), "Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh" (1975) của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước nhất định sẽ tái hiện trong cuộc đấu tranh giành những đỉnh cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. 

3. Khái niệm "công nghiệp hoá" không phải là một khái niệm "thuần khoa học kỹ thuật" mà có nội dung, mầu sắc, tính chất chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau khi được vận dụng và thực hiện ở các nước có chế độ xã hội khác nhau. Công cuộc công nghiệp hoá ở bất cứ nước nào cũng liên quan chặt chẽ với quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý, chế độ phân phối, với đời sống vật chất và vǎn hoá của các tầng lớp xã hội, trước hết là nhân dân lao động, vì vậy, "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" không chỉ được xem xét ở mặt kỹ thuật, công nghiệp, một cuộc chạy đua để giành những đỉnh cao của sản xuất mà phải tính đến những yêu cầu về mặt chính trị, xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định được những quan điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với hợp tác quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, cần lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và cơ bản; lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ... Thực chất của các quan điểm này là bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá của chúng ta, không thể đi chệch hướng, rơi vào con đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa.


* * 


Thế kỷ XX có nhiều biến động to lớn và phức tạp. cách mạng khoa ọc công nghệ là một sự kiện quan trọng, tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của chúng ta không thể nằm ngoài cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của chúng ta không thể nằm ngoài cuộc cách mạng này. Việc hội nhập là cần thiết, song hội nhập như thế nào lại là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và thắng lợi của cuộc công nghiệp hoá. Lời giải đáp cho vấn đề trên phải tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cần phải tuân thủ những nguyên tắc, quan điểm cơ bản của Đảng, thể hiện nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Thực hiện như vậy, chúng ta vừa tiếp nhận, phát triển thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thế giới vừa đạt được mục tiêu của mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.18-19. 
2. Sđd, tr.80. 
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.6, tr.153. 
4. X.J.Jservan - Schreiber: Le défi américan, Densel, 1967. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.105. 
6. Daniel Riendonmé - Jean Paul Crempon - Gérare Rabrune: Le monde contem - porain, Nathan, Paris, 1992, tr.14. 
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.104-105 
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.120. 
9. Philippe Moreau Defarges: Les relation internationales dans le monde d'aujour - d'hui. Entre globalisation et ragmentation, 40

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website