Tát-gi-ki-xtan (Tajikistan)

Cộng hòa Tát-gi-ki-xtan (Republic of Tajikistan)

Mã vùng điện thoại: 992    Tên miền Internet: .tj

c

Quốc kỳ Cộng hòa Tát-gi-ki-xtan

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Á, giáp Cư-rơ-gư-xtan, Trung Quốc, Áp-ga-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan. Tọa độ: 39000 vĩ bắc 71000 kinh đông.

Diện tích: 143.100 km2

Khí hậu: Ôn đới lục địa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1: Từ 10C đến 30C; tháng 7: Từ 230C đến 300C. Lượng mưa trung bình: Ở vùng thung lũng: 150 - 300 mm, ở vùng núi: 1.500 - 2.000 mm.

Địa hình: Hai dãy núi Pamir và Alay chiếm phần lớn diện tích; ở miền Bắc có thung lũng Fegana, ở miền Tây Nam có thung lũng Kofarnihon và Vakhsh.

Tài nguyên thiên nhiên: Tiềm năng lớn về thủy điện, dầu mỏ, uranium, thủy ngân, than nâu, chì, kẽm, antimon, vonfram.

Dân số: 8.192.000 người (2015).

Các dân tộc: Người Tát-gích (64,9%), người U-dơ-bếc (25%), người Nga (3,5%), các dân tộc khác (6,6%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Tát-gích; tiếng Nga được sử dụng rộng rãi.

Lịch sử: Năm 1868, Nga hoàng sáp nhập miền Bắc Tát-gi-ki-xtan vào đế chế Nga, còn miền Nam Tát-gi-ki-xtan nằm dưới chế độ bảo hộ của Nga. Ngày 14/10/1924, Tát-gi-ki-xtan gia nhập thành phần nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết U-dơ-bê-ki-xtan. Ngày 16/10/1929, Tát-gi-ki-xtan tách ra thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Tát-gi-ki-xtan. Ngày 5/12/1929, gia nhập Liên bang Xô-viết. Năm 1991, Tát-gi-ki-xtan tuyên bố độc lập.

Tôn giáo: Đạo Hồi (dòng Sunni - 80%, dòng Shi'a - 5%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 2 vùng và 1 vùng tự trị*: Viloyati Khatlon (trước đây có tên là Kurgan-Tyube), Viloyati Leninobod (trước đây có tên là Leninabad); Viloyati Mukhtori Kuhistoni Badakhshoni* (trước đây có tên là Khorog).

Hiến pháp: Thông qua ngày 6/11/1994.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 2 viện, Hạ viện (63 ghế, các thành viên bầu theo bầu cử phổ thông, nhiệm kỳ 5 năm) và Thượng viện (33 ghế, các thành viên được bầu gián tiếp, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Cộng sản Tát-gi-ki-xtan (CPT); Đảng Dân chủ nhân dân Tát-gi-ki-xtan (PDPT), Phong trào Phục hưng; Đảng Thống nhất đất nước; Phong trào Phục hưng Hồi giáo Tát-gi-ki-xtan (IMP); Đảng Dân chủ (TDP), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thu hút 45% lực lượng lao động, trong đó trồng bông là ngành then chốt. Công nghiệp chỉ bao gồm một số nhà máy nhỏ sản xuất nhôm, chế biến thực phẩm, nhà máy thủy điện.

Sản phẩm công nghiệp: Nhôm, kẽm, chì, hóa chất và phân bón, xi măng, dầu thực vật, máy cắt kim loại, tủ lạnh và máy lạnh.

Sản phẩm nông nghiệp: Bông, ngũ cốc, hoa quả, rau; trâu, bò, cừu, dê.

Văn hoá: Về mặt lịch sử, người Ta-gích và người Ba Tư có tổ tiên rất giống nhau với một ngôn ngữ chung và liên quan như một phần của nhóm người Iran lớn hơn. Văn hoá Tát-gi-ki-xtan có thể chia làm hai khu vực, Thành thị và Kuhiston (Cao nguyên). Các thị trấn nhỏ như Bukhara, Samarkand, Herat, Balkh và Nishopur Khiva hiện không còn là một phần quốc gia nữa. Các trung tâm gần đây hơn là Dushanbe (thủ đô), Khudjand, Kulob, Panjikent và Istarvshan.

Người Yaghnobi sống tại các khu vực núi non phía bắc Tát-gi-ki-xtan. Những cuộc di cư cưỡng bách đã làm suy giảm số dân Yaghnobi. Họ nói tiếng Yaghnobi, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sogdian.

Thủ đô: Đu-san-be (Dushanbe)

Thành phố lớn: Khujand.

Đơn vị tiền tệ: Xô-mô-ni

Quốc khánh: 9/9 (1991).

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 14/7/1992. Tham gia các tổ chức quốc tế ADB, EAEC, EBRD, ECO, FAO, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IOC, IPU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Đu-san-be, Viện bảo tàng lịch sử và nghệ thuật, nhà uống trà Rô-khát, khu bảo tồn nguyên sinh Ra-mít, v.v..

Đại sứ quán Việt Nam tại U-dơ-bê-ki-xtan kiêm nhiệm Tát-gi-ki-xtan

Ðịa chỉ: Rashidov-Str-100,Tashkent-700084, UZBEKISTAN.

Ðiện thoại: 1356493 ; 13 44541

Fax : 120 6265, 120 6556

Văn Phòng: 234 0393

Email: dsqvntas@rol.uz

Code: 00-998-71

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website