Man-ta (Malta)

Cộng hòa Man-ta (Republic of Malta)

Mã vùng điện thoại: 356                Tên miền Internet: .mt

 

Quốc kỳ Cộng hòa Man-ta

Vị trí địa lý: Là một quần đảo có 3 hòn đảo lớn (Man-ta, Gao-đờ và Kem-mu-na) ở giữa Địa Trung Hải, cách I-ta-li-a 288 km về phía tây và cách bờ biển châu Phi 96 km về phía bắc. Tọa độ: 35050 vĩ bắc, 14035 kinh đông.

Diện tích: 320 km2

Thủ đô: Va-lét-ta (Valletta)

Lịch sử: Từ năm 1800, Man-ta là thuộc địa của Anh. Năm 1947, Man-ta được hưởng quy chế thuộc địa tự quản và năm 1962 được quyền tự trị trong các vấn đề đối nội. Năm 1964, Man-ta trở thành một nước độc lập trong khối Liên hiệp Anh. Tháng 12-1974, Man-ta tuyên bố là nước cộng hòa. Ngày 1-4-1979, toàn bộ quân đội Anh rút khỏi Man-ta.

Quốc khánh: 21-9 (1964)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Hiến pháp: Hiến pháp năm 1964 đã được sửa đổi ngày 13-12-1974.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; sau khi bầu cử Quốc hội, thủ lĩnh của đảng chiếm đa số hay của liên minh chiếm đa số thường được Tổng thống bổ nhiệm là Thủ tướng, nhiệm kỳ 5 năm; Phó thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm có tư vấn của Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (thường có 65 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Hiến pháp, Toà thượng phẩm, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm tư vấn của Thủ tướng.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng dân tộc (PN); Đảng Lao động Man-ta (MLP); Liên minh vì luật pháp xã hội (AD).

Khí hậu: Địa Trung Hải mùa đông mát và có mưa, mùa hè nóng và khô. Nhiệt độ trung bình 190C. Lượng mưa trung bình: 530 mm.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng thấp có nhiều núi đá dựng đứng ở bờ biển.

Tài nguyên thiên nhiên: Đá vôi, muối mỏ.

Dân số: 423.282 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người Man-ta (96%), người Anh (2%), các dân tộc khác (2%)

Ngôn ngữ chính: tiếng Man-ta, tiếng Anh

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (98%)

Kinh tế: Tài nguyên đáng kể nhất là đá vôi, vị trí địa lý thuận lợi và lực lượng lao động được đào tạo. Man-ta chỉ sản xuất được 20% số lương thực cần thiết, nước ngọt rất ít và không có nguồn năng lượng trong nước. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngoại thương, công nghiệp (đặc biệt là điện tử và dệt) và du lịch.

Sản phẩm công nghiệp: Hàng điện tử, tàu biển, thực phẩm và đồ uống, hàng dệt, giày dép, quần áo, thuốc lá.

Sản phẩm nông nghiệp: Khoai tây, súp lơ, nho, lúa mì, lúa mạch, cà chua, cam chanh, hoa tươi, ớt xanh, thịt lợn, sữa, gia cầm, trứng.

Giáo dục: bắt buộc và miễn phí với trẻ em từ 5-16 tuổi. Man-ta có 1 trường đại học ở Msida.

Đơn vị tiền tệ: Lira Mant (LM); 1LM = 100 cent

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 14/1/1974. Tham gia các tổ chức quốc tế EBRD, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Inetrpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Va-lét-ta, các đền thờ ở Tác-xi-êng, hang Garoo Dalan, "thành phố Câm" .v.v...

Quan hệ với Việt Nam: Hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc chính trị ở mức bình thường thông qua các Đại sứ quán kiêm nhiệm và các tổ chức quốc tế lớn.

Tháng 3/2005: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Trung Thành đã thăm và làm việc tại Malta.

Địa chỉ đại sứ quán:

Đại sứ Man-ta tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ: 1-51 San Li Tun, Diplomatic Compound

Điện thoại: +86-10-65323114

Fax: +86-10-65326125

Email: maltaembassy.beijing@gov.mt

Đại sứ quán Việt Nam tại I-ta-li-a kiêm nhiệm Man-ta:

Ðịa chỉ: Via di Bravetta, 156, 00164 Roma.

Ðiện thoại: 06.661.60726, 06.661.62504

Fax: 06.661.57520

Email: vnemb.it@mofa.gov.vn

Code: 00-39

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website