Đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Để khắc phục cơ bản nhược điểm, thiếu sót này, thiết nghĩ nên nghiên cứu học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ và quan niệm ''Cán bộ là cái gốc của mọi công việc''. Trong chính sách đối với cán bộ, Người xác định ''hiểu biết cán bộ” là khâu đầu tiên và quan trọng. 

Theo Bác, ''trên thế giới mọi cái đều biến hóa. Tư tưởng con người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa”... 

Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau . Quan điểm đánh giá cán bộ của Người là phải triệt để tuân theo nguyên tắc: biện chứng, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Người nhấn mạnh: ''Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cảnh lịch sử, toàn cảnh công việc của họ''. 

Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, Bác chỉ cách thức nhận biết cán bộ tốt, cán bộ xấu, đó là: Ai mà hay khoe công việc hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng,vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt''. 

Để đánh giá cán bộ đúng đắn, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán bộ lãnh đạo, người làm công tác tổ chức cán bộ phải ''tự biết mình''. Bác giải thích: “Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước hết phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu''. Người cũng yêu cầu rất nghiêm khắc rằng : “Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa chữa những khuyết điểm của mình''. Những khuyết điểm (hay theo Bác là những ''chứng bệnh'') thường hay gặp ở người làm công tác đánh giá cán bộ là: 

“1- Tự cao tự đại 

2- Ưa người ta nịnh mình 

3- Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người 

4- Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”. 

Bác cảnh báo hậu quả của các “chứng bệnh” trên bằng cách sử dụng lối so sánh khá lý thú như thế này : ''Phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có mầu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông''. 

Một yêu cầu nữa của Người đối với cán bộ lãnh đạo và người làm công tác đánh giá cán bộ là vị tha, khoan dung, độ lượng. Người căn dặn: “Người ở đời ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ''. 

Trong công tác đề bạt, bố trí cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở phải làm tốt việc đánh giá cán bộ: ''Trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng. Chẳng những xem xét công tác của họ, mà còn phải xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không. Chẳng những xem xét họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khác thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không”. Bác kết luận: “Biết rõ ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực”. 

Minh Hằng
(Báo Quảng Nam)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website