Về bài báo Xuân Giáp Thân 1944 của Bác Hồ

Xuân Giáp Thân 1944, Bác Hồ viết bài báo "Chào Xuân" ký tên là Hồ Chí Minh đăng trên báo Đồng Minh. Bài báo được viết trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đang chuyển sang bước ngoặt chiến lược, nhân dân ta đang chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. 

Các bài báo Bác viết kể đến hàng nghìn bài với những bút danh khác nhau, nhưng cũng ít khi Bác ký tên Hồ Chí Minh. Thường bút danh Hồ Chí Minh, Bác chỉ dùng trong các bài viết lời kêu gọi với danh nghĩa Chủ tịch nước. 

Bài báo này, ta có thể đọc trong Tập III, Toàn tập Hồ Chí Minh, từ trang 445 đến trang 449. 

Bài báo "Chào Xuân", Bác chia làm sáu phần. 

Phần I, Bác mở đầu bằng phác họa cảnh xuân sinh với "những vẻ tốt tươi ấm áp, muôn hoa tươi thắm, ngàn lá đua xanh" thay cho "mùa đông lạnh lẽo, muôn vật tiêu điều". 

Bác viết: "Loài người lợi dụng cái luật tự nhiên của tạo hóa, chẳng những hưởng thụ cái hạnh phúc khoái lạc của mùa Xuân, và lại nhận cái không khí phồn vinh của ngày Xuân để sắp đặt cái kế hoạch hoạt động và sống còn cho cả năm, nên tục ngữ có câu "nhất niên chi kế thủy ư Xuân"... "Xuân chẳng những là ôn hòa tươi đẹp, mà lại chí công vô tư. Ðã không riêng cho một hạng người nào, cũng không riêng cho một nơi nào"... 

Phần II, Bác liên hệ tình hình đón Xuân, cách thức đón Xuân mà Bác cho rằng "... đón rước Xuân này và đón rước mùa Xuân trước, khác nhau nhiều lắm". "Ngày nay, những tiếng pháo lốp đốp chào Xuân đã bị những tiếng đùng đùng của ngư lôi ngoài bể và đại bác trên bờ át mất. Cái sắc đỏ của hoa đào, màu điều của câu đối Xuân, tựa hồ đã nhuộm bằng giọt máu hồng của những chiến sĩ ở các sa trường khắp thế giới! Khi ai hưởng bánh chưng, rượu ngọt, củ kiệu, thịt đông, sao cho khỏi nhớ đến chiến sĩ ăn tuyết, uống sương trên mặt trận!". 

Trong các phần III, IV, V của bài báo, Bác đã lần lượt điểm lại tình hình diễn ra trên thế giới, ở ba mặt trận chủ yếu: Mặt trận Ðức - Nga, mặt trận Ðịa Trung Hải, mặt trận Thái Bình Dương và Trung Quốc. 

Bác viết: "Ðến Xuân này, Trung-Nhật chiến tranh đã sáu năm rưỡi. Thế giới đại chiến bốn năm. Nga Ðức chiến tranh đã hai năm rưỡi. Thái Bình Dương chiến tranh hai năm". 

Trên mặt trận Ðức-Nga, Bác cho biết, "Xuân trước (1943), trong độ này, 38 vạn tinh binh của Ðức đánh vào thành Stalingrat. Nhưng kết quả bị một trận thất bại rất to... Quân Nga bắt được năm ngàn tướng lãnh và hơn 9 vạn lính Ðức... Từ đó trở đi, quân Trục (phát xít Ðức - Ý) cứ thất bại mãi, mà quân Ðồng Minh (Liên Xô, Mỹ, Anh), nhất là quân Nga thì lại thắng lợi luôn và lấy lại được nhiều thành trì trọng yếu...". 

"... Trong lúc viết bài "Chào Xuân" trước này, quân Nga đuổi quân Ðức chẳng những ra khỏi đất Nga, mà lại vào sâu gần 60 cây số trong nước Ba Lan". 

Trên mặt trận Ðịa Trung Hải, Bác viết: "Ở Ðịa Trung Hải, từ Xuân trước đến Xuân này, Minh quân (Mỹ-Anh) cũng thắng lợi luôn, mà bên Trục cũng thất bại mãi. Ngày 3-1-1943, đệ 8 quân Anh (lộ quân thứ 8) khởi phản công từ Ai Cập, đệ 19 quân Anh (lộ quân thứ 19) và viễn chinh quân Mỹ đổ bộ tại Ma-rốc và Algeria. Quân Trục phải bỏ Libi (thuộc địa của Ý) mà rút cả ở Tunisia. Ðến trung tuần tháng 5 thì quân Ðức và Ý hoàn toàn bị đánh tan. 

Trong trận đó, bao nhiêu thuộc địa của Ý đều mất sạch. Trục phát-xít tổn thất hơn 95 vạn người. Trong số đó, 37 vạn lính Ý, 15 vạn lính Ðức, 17 đại tướng và hai nguyên soái bị cầm tù". 

"Tại Thái Bình Dương. Tuy Minh quân không có những cuộc đại thắng lợi như các mặt trận kia, nhưng cũng giành được địa vị chủ động, bước qua thế công và khá tiến bộ. 

Tại Bắc Thái Bình Dương, từ hôm 12-2-1943, Mỹ bắt đầu phản công, đến cuối tháng 5-1943 lấy lại đảo Marian. 

Tại Nam Thái Bình Dương, từ tháng 7 đến tháng 10, Minh quân lấy lại được 6 nơi căn cứ tại bán đảo và một nơi căn cứ địa tại quần đảo Sokman. 

Trong hai năm, tại mặt trận Nam, Nhật mất 1.300 tàu bay và 1.500 chiếc tàu thủy lớn và bé. 

Tại Trung Quốc, mùa Xuân trước đến mùa Xuân này, không có đại chiến tranh. Trong tháng 11, 12, tại miền Bắc tỉnh Hồ Nam, nhất là tại Thường Ðức đã làm cho giặc Nhật một mẻ mất hồn". 

Cuối bài "Chào Xuân" của mình, Bác viết: "Ðoán trước để xét sau, xem sự chuyển biến nói trên, thì chúng ta có thể nói rằng: Xuân này sẽ là một Xuân thắng lợi cho mặt trận phản xâm lược". 

Ðúng như lời tiên đoán và chúc của Bác, năm 1944 là năm cách mạng toàn thế giới chuyển mạnh. Lực lượng Quân Ðồng Minh trên đà tiến công đã liên tục giành thắng lợi ở các mặt trận. Phát-xít Nhật sa lầy ở Trung Quốc, đang bị Hồng quân Trung Hoa giáng cho những đòn nặng nề. Trước tình hình này, Trung ương Ðảng ta và Bác Hồ đã nhận định: Liên Xô tổng phản công đánh bại quân Ðức, sẽ giải phóng nhiều nước Ðông Âu bị Ðức chiếm. Phe Ðồng minh sẽ thừa thắng phản công và đánh bại Nhật ở Viễn Ðông. Thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phát-xít quốc tế và sự cùng khổ của nhân dân các nước bị phát-xít thống trị sẽ thúc đẩy bùng nổ cách mạng tại nhiều nước. 

Ở Việt Nam, mặc dù dưới ách áp bức, bót lột vô cùng tàn bạo của phát-xít Nhật, thực dân Pháp, nhân dân ta nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương của Ðảng, tham gia rộng rãi phong trào Việt Minh, sẵn sàng vùng dậy đánh đuổi Nhật - Pháp giành độc lập. 

Nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của tình hình quốc tế và trong nước, Trung ương chủ trương mở rộng hơn nữa mặt trận Việt Minh, liên minh với tất cả các đảng phái và nhóm yêu nước ở trong nước và ngoài nước, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Ngày 22-12-1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ngày ra quân đầu tiên, đội quân cách mạng này đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), tiến lên thành Việt Nam giải phóng quân, góp phần đặc biệt vào cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. 

Bài báo "Chào Xuân" Giáp Thân 1944 của Bác Hồ là cánh én báo mùa Xuân, đồng thời là tổng kết gọn nhưng đầy đủ về các thắng lợi của lực lượng đồng minh trên thế giới những tháng năm cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, động viên nhân dân ta nỗ lực hoạt động như lời kêu gọi của Bác trong kết luận bài báo này: 

"Xuân là Xuân chung, vậy chúng ta phải gắng sức công tác thế nào cho Ðồng Minh hội chúng ta cũng có phần thắng lợi chung của Ðồng Minh lớn kia. Vậy xin kết luận vài lời nôm na rằng: 

Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng. 

Viết bài chào Tết, chúc thành công!". 

Tô Bửu Giám 
(Báo Nhân dân)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website