-
Khi nghiên cứu về quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người, V.I. Lê-nin đã bàn đến các vấn đề kinh tế, chính trị và mối quan hệ của chúng. Việc nghiên cứu quan điểm của V.I. Lê-nin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là một trong những cơ sở phương pháp luận quan trọng để xem xét việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay.
-
Chủ nghĩa quốc tế vô sản còn được gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, hay chủ nghĩa quốc tế XHCN, là những nguyên tắc, phương châm hành động trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Nó được đúc kết thành một hệ thống lý luận và có vị trí rất quan trọng trong học thuyết Mác-Lênin và cũng là nguyên tắc hàng đầu của quan hệ giữa các đảng cộng sản
-
Quốc tế III – tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản – được thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1919 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô), kế tục sự nghiệp của Quốc tế I (1864-1872) và những thành quả hoạt động cách mạng của Quốc tế II trong giai đoạn Ph.Ăng-ghen giữ vai trò lãnh đạo (1889-1895).
-
-
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay.
-
Trong suốt quá trình không ngừng đấu tranh cách mạng từ thời kỳ chuẩn bị thành lập đảng mác-xít ở Nga (năm 1903) đến thời kỳ lãnh đạo và tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 giành chính quyền và xây dựng Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới thì xây dựng Đảng về đạo đức, yêu cầu về các chuẩn mực đạo đức của người đảng viên cộng sản luôn được V. I. Lênin quan tâm và không tách rời với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
-
Trong nhiều tác phẩm và thư từ của V. I. Lênin, nhất là vào giai đoạn sau Cách mạng Tháng Mười Nga, cán bộ và công tác cán bộ luôn là vấn đề được ông quan tâm sâu sắc và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng.
-
Chủ nghĩa cơ hội thời nào cũng có, nhưng thường xuất hiện công khai và phát triển vào lúc cách mạng gặp khó khăn và khi các quan hệ xã hội có những biến đổi. Gần đây, trong các văn kiện của Đảng nhắc nhiều tới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng cơ hội, các phần tử cơ hội chính trị... Điều đó chứng tỏ đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ rất quan trọng. Để góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa cơ hội là rất cần thiết.
-
Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.
-
Nhân kỷ niệm 148 năm ngày sinh V. I. Lênin (22/4/1870 - 22/4/2018), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với nhan đề "V. I. Lênin với sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga"