Đồng chí Hà Huy Tập

 

Họ và tên: Hà Huy Tập

Tên gọi khác: Hồng Thế Công, Trí Cường, Sinhichkin

Ngày sinh: 24/4/1906

Ngày mất: 28/8/1941

Quê quán: Làng Kim Nặc, xã Cẩm Hùng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ năm 1910 - 1919 học tiểu học ở tỉnh lỵ Hà Tĩnh; từ năm 1919 - 1923 học tại Trường Quốc học Huế; sau 5 năm, Hà Huy Tập đã tốt nghiệp hạng ưu trường Quốc học Huế. Vì hoàn cảnh nghèo không thể tiếp tục học lên bậc cao, Hà Huy Tập xin làm giáo viên tiểu học ở thành phố Nha Trang.

Từ năm 1923 đến năm 1926, Hà Huy Tập dạy học ở Nha Trang. Đây là quãng thời gian Hà Huy Tập được chứng kiến cuộc sống hiện thực đầy bất công của chế độ thực dân phong kiến. Bằng nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng yêu nước Hà Huy Tập đã sớm bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng từ năm 1925.

Những năm hoạt động của Hà Huy Tập tại Nha Trang đã bị chính quyền thực dân theo dõi. Giữa năm 1926, Hà Huy Tập bị trục xuất khỏi Nha Trang, sau đó chuyển về thành phố Vinh dạy học ở trường tiểu học Cao Xuân Dục và tham gia hoạt động trong Hội Phục Việt. Đây là một tổ chức bí mật của những người yêu nước được thành lập ở Vinh, sau đó đổi thành Hội Hưng Nam để che mắt kẻ thù.

Nhận thấy sự nguy hiểm của Hội Hưng Nam và những hoạt động cách mạng của Hà Huy Tập, chính quyền thực dân phong kiến ở Nghệ An đã sa thải Hà Huy Tập.

Ngày 18-3-1927 tại Vinh, đồng chí Hà Huy Tập tham gia tổ chức và diễn thuyết trước hàng nghìn người tham dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh nhân dịp kỷ niệm một năm ngày mất của cụ. Sau đó, Hà Huy Tập chuyển vào hoạt động Sài Gòn và dạy học ở trường tư thục An Nam học đường để vừa che mắt địch, vừa kiếm sống và hoạt động cách mạng. Tại Sài Gòn, Hà Huy Tập tham gia thành lập một số chi hội địa phương của Hội Hưng Nam tại miền Nam; tổ chức huấn luyện chính trị; bãi khóa chống chính quyền thực dân phong kiến.

Tháng 1-1928, Hà Huy Tập bị sa thải khỏi trường An Nam học đường vì lý do kích động học sinh bãi khóa đấu tranh.

Cuối năm 1928, Hà Huy Tập được Kỳ bộ Nam kỳ Đảng Tân Việt cử đi Trung Quốc làm đại diện cho Đảng Tân Việt thương lượng với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên để hợp nhất hai tổ chức. Sau một thời gian làm việc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tháng 6-1929, Hà Huy Tập được cử đi học tại trường Đại học Phương Đông.  

Ngày 24-7-1929, đồng chí Hà Huy Tập vào học tại trường Đại học Phương Ðông ở Mát-xcơ-va (Liên Xô). Tháng 3-1932, trên đường về nước theo đường Mát-xcơ-va - Pa-ri - Việt Nam thì đồng chí bị chính quyền Pháp ở Pa-ri bắt và trục xuất sang Bỉ. Sau đó, đồng chí trở lại Mát-xcơ-va và tiếp tục tìm đường về nước hoạt động.  

Tháng 4-1933, đồng chí Hà Huy Tập về nước qua con đường Trung Quốc, bắt liên lạc với Ðảng và với đồng chí Lê Hồng Phong bàn quyết định triệu tập Hội nghị Ðảng để thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng làm nhiệm vụ chắp nối và khôi phục các tổ chức đảng trong nước. Tại Hội nghị đó (tháng 3-1934), đồng chí Hà Huy Tập được phân công chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kiêm Tổng biên tập Tạp chí Bôn-sơ-vích (sau chuyển thành cơ quan lý luận của Ðảng Cộng sản Ðông Dương).

Ngày 17-3-1935, Quốc tế Cộng sản gửi cho Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng chỉ thị: Ðồng chí Lê Hồng Phong là Tổng Thư ký Ðảng Cộng sản Ðông Dương, đồng chí Hà Huy Tập lãnh đạo Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng.  

Ngày 26-7-1936, Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng họp và quyết định cử đồng chí Hà Huy Tập, Thư ký Ban Chỉ huy ở ngoài về nước để tổ chức Ban Chấp hành Trung ương và khôi phục các tổ chức đảng.  

Ngày 12-10-1936, đồng chí Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị cán bộ để bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Tại Hội nghị này, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.  

Từ ngày 13 đến ngày 14-3-1937, đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Hóc Môn (Gia Ðịnh); từ ngày 2 đến ngày 3-9-1937, đồng chí chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Bà Ðiểm (Hóc Môn); từ ngày 29 đến ngày 30-3-1938, đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Bà Ðiểm (Hóc Môn).  

Từ tháng 5-1938 đến tháng 3-1940, đồng chí Hà Huy Tập hai lần bị thực dân Pháp bắt và bị kết án tử hình. Ngày 28-8-1941, đồng chí Hà Huy Tập bị địch xử bắn tại ngã tư Giếng Nước ở Hóc Môn, Gia Ðịnh./.

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website