Bác Hồ với việc chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho giai cấp công nhân Việt Nam
Cho nên, kể từ khi miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa cho tới khi Bác đi xa, mặc dù bận trǎm công nghìn việc với cương vị là Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian đi thǎm hỏi và chỉ bảo cán bộ, công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp. 

Trong các chuyến thǎm hỏi đó, Bác đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cho công nhân. Sự chǎm lo đó đi từ những sinh hoạt bình thường nhất có thể ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của công nhân. Bác quan tâm từ bếp ǎn, cống rãnh, nhà tiêu... của tập thể cũng như các gia đình công nhân. Vì người nghĩ rằng: "Nếu đời sống được cải thiện và mọi người được khoẻ mạnh thì sẽ phấn khởi thi đua sản xuất...". Đi tới đâu Bác cũng cǎn dặn: "... cán bộ phụ trách phải luôn luôn chú ý sǎn sóc đến đời sống của công nhân". Bác ân cần chǎm lo đời sống và sức khoẻ của công nhân bằng một tấm lòng của một người cha già nhân hậu đối với con cháu trong nhà... 

Theo ý Bác, việc giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ không chỉ đơn thuần là công việc của các thầy thuốc, mà là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Mặt khác, muốn có sức khoẻ tốt cũng không phải chỉ giữ gìn vệ sinh tốt là đủ, mà còn phải tǎng cường rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ và phải bảo đảm an toàn trong lao động. Ngày 25-12-1958, khi đến thǎm Nhà máy cơ khí Hà Nội, Bác đã cǎn dặn mọi người phải đoàn kết, tôn trọng kỷ luật lao động, chống làm bừa làm ẩu. Người nhấn mạnh: phòng bệnh hơn chữa bệnh. 

Khi coi người lao động là vốn quý nhất thì việc chǎm lo bảo vệ sức khoẻ cho con người lao động chính là nhằm bảo vệ cái "vốn quý nhất" đó. ở đây, lời khuyên của Bác không chỉ là sự quan tâm thông thường mà nó mang đậm tính nhân vǎn sâu sắc của một tấm lòng, một con người suốt đời phấn đấu vì nước vì dân. Tính nhân vǎn đó là cội nguồn, là sức sống của một tấm lòng nhân hậu còn sống mãi trong lòng mọi người. Trong khi Bác động viên mọi người hǎng hái, tích cực lao động sản xuất, Bác không chỉ đơn giản nghĩ tới kết quả lao động mà lao động nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người công nhân và nhân dân lao động. Đó mới chính là mục đích của lao động. Xét đến cùng, đây cũng là một quan niệm giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho con người lao động. Xem xét ở góc độ này, chúng ta mới càng nhận thấy sự vĩ đại nhưng vô cùng giản dị và nhân hậu của tấm lòng Bác Hồ. 

Trong lời phát biểu ở Trường cán bộ công đoàn, Bác đã nhấn mạnh: "Mục đích của công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân...". Như vậy, theo quan niệm của Bác, để bảo vệ sức khoẻ của công nhân và người lao động cần chú ý tới nhiều yếu tố, trong đó việc cải thiện đời sống người lao động là một yếu tố quan trọng. Bởi vì, khi đời sống của công nhân và người lao động được cải thiện cũng có nghĩa là đã góp phần bảo vệ và tǎng cường sức khoẻ cho người lao động. Việc tìm mọi biện pháp để bồi dưỡng, tǎng thể lực cho người lao động mới thực sự là cách chǎm lo thiết thực, đầy nhân ái của Bác. Chữa bệnh là một biện pháp bảo vệ sức khoẻ, song đó chỉ là một biện pháp đối phó, bị động, "cực chẳng đã", còn phòng bệnh mới thực là một giải pháp tốt nhằm bảo vệ sức khoẻ cho con người. Một trong những biện pháp phòng bệnh có hiệu quả là cải thiện đời sống cho người lao động. 

Ngoài ra giải pháp phòng bệnh không kém phần quan trọng là việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tạo ra môi trường sống trong lành. Cho nên, đến thǎm và làm việc với bất cứ nhà máy nào, xí nghiệp nào, Bác cũng đều quan tâm và khuyên rǎn mọi người phải giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong sạch. Hình ảnh Bác ân cần khuyên nhủ cán bộ, công nhân Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (1961) khi Bác đứng bên rãnh thoát nước của bếp ǎn tập thể nhà máy là hình ảnh vừa vĩ đại, vừa cảm động. 

Như vậy, theo quan niệm của Bác, việc giữ gìn sức khoẻ không chỉ đơn thuần là công sức của các thầy thuốc, không chỉ riêng ngành y tế quan tâm mà đây là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội. 

Theo Bác, việc bảo vệ giữ gìn sức khoẻ cho người lao động, cho giai cấp công nhân không chỉ là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, mà còn là mục tiêu, là trách nhiệm to lớn của Đảng và Nhà nước ta. 

Bác Hồ là lãnh tụ, song người không chỉ dành riêng tâm trí cho những chiến lược to lớn của đất nước mà Người luôn dành sự quan tâm chǎm lo đến những sinh hoạt rất đời thường của đội ngũ công nhân và nhân dân lao động. Thực ra, những chiến lược to lớn mà Bác đề ra cũng không ngoài mục đích làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người được ấm no, hạnh phúc.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website