• Saint Simon (1760 - 1825)

    Claude Henri Saint Simon (1760 - 1825) thuộc dòng dõi quý tộc lâu đời ở Pháp. Ông phê phán chủ nghĩa tư bản và tự do cạnh tranh; và chủ trương xây dựng một xã hội công nghiệp, trong đó đề cao lợi ích của đa số nhân dân lao động... Tuy chỉ là học thuyết không tưởng, nhưng đã có ảnh hưởng nhất định tới phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX.

  • Robert Owen (1771 - 1858)

    Robert Owen (1771 - 1858), nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại người Anh. Trong học thuyết của mình, ông đã phê phán những cơ sở của chế độ tư bản chủ nghĩa; từ đó có những suy nghĩ sâu sắc về xã hội tư bản và nhưng dự định cải tạo xã hội đó. Học thuyết của ông là một trong những tiền đề xây dựng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học sau này.

  • Charles Fourier (1772 - 1837)

    Charles Fourier (1772 - 1837) là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nổi tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Những học thuyết của ông trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng để xây dựng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học sau này

  • Các Mác (1818 - 1883)

    Các Mác (Karl Marx) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein thuộc Trier là một thành phố cổ của Đức, thời Trung cổ. Ông đã cùng với Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.

  • Phriđơrich Ăngghen (1820 - 1895)

    Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.

  • G.V. Plekhanov (1856 - 1918)

    G.V. Plekhanov (1856 - 1918) là nhà triết học, nhà tư tưởng lớn nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhà hoạt động của phong trào xã hội dân chủ Nga và quốc tế. Ông là gười đầu tiên đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Marx trong giới trí thức ở nước Nga. Ông cũng được thừa nhận là một trong những người sáng lập ra Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.

  • V. I. Lênin (1870 - 1924)

    Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

  • V.I. Xtalin (1879 - 1953)

    Xtalin.I.V (Iosif Vissarionovich Stalin; họ thật Djugasvili; 1879 - 1953) nhà hoạt động chính trị, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (1922 - 1953). Dưới sự lãnh đạo của Xtalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, chống phát xít Đức (1941 - 1945), giải phóng nhiều nước ở Trung và Đông Âu dẫn tới sự thành lập hệ thống xã hội chủ nghĩa. 

  • Ghêoocghi Đimitơrôp (1882 – 1949)

    Ghêoocghi Đimitơrôp (1882 – 1949) là nhà hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản Bungari và của thế giới, Tổng Bí thư Quốc tế Cộng sản, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bungari, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Bungari.

  • Tenlơnman (1886 - 1944)

    Tenlơnman (Ernst Thälmann), nhà hoạt động phong trào cộng sản Đức và quốc tế, chủ tịch Đảng Cộng sản Đức; đồng thời là một trong những đảng viên của Quốc tế Cộng sản, đấu tranh cho tự do của nhân dân lao động và bị áp bức trên toàn thế giới

1 2

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website