Bê-la-rút (Belarus)

Cộng hòa Bê-la-rút (The Republic of Belarus)

Mã vùng điện thoại: 375               Tên miền Internet: .by

co

Quốc kỳ Cộng hòa Bê-la-rút

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Âu, giáp Lít-va, Lat-vi-a, Nga, U-crai-na và Ba Lan.

Diện tích: 207.600 km2 

Khí hậu: Mùa đông lạnh, mùa hè mát và ẩm; chuyển tiếp giữa khí hậu lục địa và đại dương. Lượng mưa trung bình 500 - 700 mm.

Địa hình: Chủ yếu là bằng phẳng và có nhiều đầm lầy.

Tài nguyên thiên nhiên: Rừng, than bùn, dầu mỏ và hơi đốt (trữ lượng không nhiều).

Dân số: 9.463.800 người (năm2013)

Các dân tộc: Người Be-la-rus (80%), người Nga (13,2%), người Ba Lan (4,1%), các dân tộc khác (7,8%).

Ngôn ngữ: Tiếng Be-la-rus; tiếng Nga được dùng phổ biến.

Lịch sử: Cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỷ thứ X, các bộ tộc Xla-vơ sống trên lãnh thổ Bê-la-rút ngày nay gia nhập nhà nước Nga Ki-ép cổ. Từ thế kỷ XIII - XVI hình thành dân tộc Bê-la-rút. Cuối thế kỷ XVIII, Bê-la-rút được giải phóng khỏi ách thống trị của phong kiến Ba Lan. Năm 1795, Bê-la-rút (còn gọi là Bạch Nga) sáp nhập vào Nga. Tháng 12/1917, chính quyền Xô viết được thành lập ở Bê-la-rút. Tháng 1/1919, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bê-la-rút được thành lập và gia nhập Liên bang Xô viết ngày 30/12/1922.

Ngày 27/8/1991, Bê-la-rút tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang Xô viết và đổi tên thành Cộng hòa Bê-la-rút, gồm 6 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương. Bê-la-rút lấy ngày giải phóng đất nước khỏi ách phát-xít Đức (ngày 03/7) làm Ngày Độc lập.

Tôn giáo: Đạo Chính thống (80%), các tôn giáo khác (20%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 6 vùng và một thành phố trực thuộc*: Brestskaya (Brest), Gomyel'skaya (Gomyel'), Minsk*, Grodzyenskaya (Grodna), Magilyowskaya (Magilyow), Minskaya, Visyebskaya (Vitsyesk).

Hiến pháp: Thông qua ngày 30-3-1994; đã điều chỉnh lại sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 24-11-1996 và có hiệu lực vào ngày 27-11-1996.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng và các Phó Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội một viên: Hội đồng cộng hòa (64 ghế, 8 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và 56 thành viên được các đại biểu của các Hội đồng địa phương bầu gián tiếp, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao (các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm); Tòa án Hiến pháp (một nửa số thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và một nửa do Quốc hội bổ nhiệm).

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ thống nhất Bê-la-rút, Đảng Xã hội dân chủ Bê-la-rút (BNF), Đảng Cộng sản Bê-la-rút v,v..

Kinh tế: Bê-la-rút là một trong ba nước có tiềm lực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, giáo dục và quốc phòng phát triển nhất trong số các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Sau khi tuyên bố độc lập, nền kinh tế nước này lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài từ năm 1991 đến hết 1995. Từ năm 1996 nền kinh tế Bê-la-rút bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, năm 1998 đạt mức tăng trưởng khá cao, GDP tăng 8%, năm 2004 tăng 10,5%, năm 2005 đạt mức 9,2%. Bê-la-rút coi trọng phát triển quan hệ, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế.

Sản phẩm công nghiệp: Máy kéo, máy gia công kim loại, các loại phương tiện vận tải, hàng điện tử, hóa chất, phân bón.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, khoai tây, đường, thịt, sữa.

Văn hóa: Bê-la-rút có nền văn hóa phát triển lâu đời, với sự tác động sâu sắc của tự nhiên, dân tộc (sự hòa trộn giữa những người Slavic di cư và những người Baltic bản địa), và tôn giáo. Các loại hình nghệ thuật như văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch phát triển phong phú. Các tác phẩm của Yan-ka Ku-pa-la (1882 - 1942) và Ya-cúp Ko-lát (1882 - 1956) là những tác phẩm văn chương tiêu biểu, lưu giữ những tư tưởng của dân tộc. Bê-la-rút còn nổi tiếng với những vở opera, ballet, và hài kịch âm nhạc. Bản nhạc lớn đầu tiên do người Bê-la-rút sáng tác là vở opera Faust của Antonio Radwitt. Kịch đóng một vai trò quan trọng với nhiều rạp kịch hàng đầu, nổi tiếng tập trung ở Minsk.

Bê-la-rút có bốn di sản văn hóa thế giới, hai trong số đó thuộc sở hữu chung của Bê-la-rút với các nước láng giềng. Đó là cụm lâu đài Mir, lâu đài Niasvir, Belovezhskaya Pushca (khu rừng cổ, nằm dọc biên giới chung với Ba Lan) và Struve Geodetic Arc (sở hữu chung với Estonia, Phần Lan, Latvia, Lithuania, Na Uy, Moldova, Nga, Thụy Điển và Ukraine).

Thủ đô: Min-xkơ (Minsk)

Đơn vị tiền tệ: Rúp Bê-la-rút (BYR), 1 USD = 9710 BYR (2/2014)

Quốc khánh: 3/7 (1944)

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 24/01/1992.

Tham gia các tổ chức quốc tế CIS, EBRD, ECE, IMF, IAEA, IBRD, ICAO, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Minsk, Gomyel, Vitsyebsk, Magilyow, pháo đài Brest, bảo tàng và nhà thờ lịch sử, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 24/1/1972

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Bê-la-rút tại Việt Nam:

Địa chỉ: 66 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (84-04) 37192974

Fax: (84-04) 3719 7125

Đại sứ quán Việt Nam tại Bê-la-rút:

Địa chỉ: 220040 Minsk, Mozajskovo 3.

Điện thoại: +375-17-2473879

Fax: +375-17-2473879

Email: dsqvn.belarus@mofa.gov.vn 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website