• Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương

    Hiệp định Giơnevơ (Thụy Sỹ) được ký ngày 20-7-1954 về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

  • Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954)

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

  • Chiến dịch Biên giới 1950 (16/9 – 17/10/1950)

    Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

  • Ngày quốc tế Thiếu Nhi (1/6/1949)

    Tháng 1-1949, Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới họp ở Matxcơva (Nga) đã quyết định lấy ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế thiếu nhi. Đây là ngày biểu dương sức mạnh các lực lượng yêu chuộng công lý, hoà bình vì hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên toàn thế giới.

  • Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc và sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (1/10/1949)

    Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới. Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản, mở đầu thời kì lịch sử mới - thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

  • Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ tại Việt Nam và đánh đuổi quân phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ phong kiến hàng nghìn năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; mở đầu cho thời kì suy sụp của chủ nghĩa thực dân cũ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên toàn thế giới.

  • Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa (1918 - 1945)

    Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười  năm 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên toàn thế giới.

  • Chiến dịch Mãn Châu (9/8 – 2/9/1945)

    Ngày 14/8/1945, tuy Nhật Hoàng đã tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh, nhưng quân phát xít Nhật vẫn ngoan cố chống cự, trong đó có đạo quân Quan Đông. Điều đó buộc Hồng quân Liên Xô phải tiến hàng Chiến dịch Mãn Châu nhằm đập tan đạo quân Quan Đông, là đạo quân cuối cùng của phát xít Nhật, kết thúc hoàn toàn chiến tranh thế giới lần thứ hai.

  • Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai

    Trước sức tấn công mạnh mẽ của lực lượng đồng minh, dẫn đầu là Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc và quân đội Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương, nên ngày 14-8-1945, Nhật hoàng đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh. Sự kiện này đã chính thức kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

  • Chiến dịch Beclin (16/4 - 9/5/1945), phát xít Đức đầu hàng không điều kiện Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh

    Ngày 16/4/1945, Liên Xô mở trận tấn công vào Béclin (thủ đô của Đức), sào huyệt cuối cùng của phát xít Hítle. Ngày 19/4, quân Đức bị đẩy lùi về vành đai phòng thủ ở ngoại vi Béclin. Ngày 21/4, Hồng quân đã tiếp cận đến trung tâm Béclin. Chiều 30/4/1945, quân đội Liên Xô đã chiếm được bộ phận chủ yếu của tòa nhà Quốc hội Đức, dinh lũy cuối cùng của bọn phát xít Hítle. 

1 2 3

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website