Ủy ban Ôlympic quốc tế (IOC)

Mục đích: tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thể lực và trí tuệ dựa trên cơ sở những sở thích thể thao; rèn luyện thế hệ trẻ trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau để đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp và hoà bình; làm cho mọi người hiểu biết các nguyên tắc Ôlympic; khuyến khích các vận động viên thế giới tham gia vào ngày hội lớn về thể thao được tổ chức 4 năm một lần.

Cơ cấu tổ chức: Uỷ ban Chấp hành gồm chủ tịch và 8 thành viên.Ủy ban Olympic quốc tế hiện có 205 ủy ban thành viên cấp quốc gia.

Hoạt động: Các đại hội được tổ chức 4 năm một lần cho đại hội Ôlympic mùa hè và đại hội Ôlympic mùa đông. Thế vận hội Mùa hè đầu tiên được tổ chức bởi IOC là thế vận hội tổ chức tại Athens, Hy Lạp năm 1896; thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức tại Chamonix,Pháp năm 1924. Đến năm 1992 thì thế vận hộimùa hè vàmùa đông đều diễn ra trong cùng một năm. Tuy nhiên, sau năm đó, IOC đã quyết định chuyển việc tổ chức thế vận hộimùa đông sang các năm giữa hai kỳ thế vận hộimùa hè, việc này nhằm giúpcác quốc gia đăng caicó thêm thời gian tổ chức sự kiện.

Trụ sở: Lôdan (Lausanne; Thuỵ Sĩ).

Uỷ ban Ôlimpic quốc gia Việt Nam: là tổ chức xã hội ở Việt Nam, hoạt động trên lĩnh vực thể dục thể thao trong toàn quốc và quan hệ với các tổ chức thể thao quốc tế. Uỷ ban được thành lập theo Quyết định số 500/TTg ngày 20.12.1976 của Thủ tướng Chính phủ. Uỷ ban Ôlympic quốc gia Việt Namcó nhiệm vụ: chăm lo, bảo vệ và phát triển phong trào thể dục thể thao Việt Nam theo đúng các chính sách của Chính phủ Việt Nam, Hiến chương Ôlympic, Điều lệ Hiệp hội các Uỷ ban Ôlympic quốc gia (ANOC); cùng với các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước hữu quan thường xuyên truyền bá trong nhân dân, đặc biệt trong thế hệ trẻ tư tưởng cao đẹp của thể thao Ôlympic, kết hợp với tuyên truyền đường lối, chính sách của thể thao Việt Nam; khuyến khích đẩy mạnh phong trào "Thể thao cho mọi người", góp phần hoàn thiện thể chất và nhân cách con người Việt Nam, xây dựng nếp sống lành mạnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao và các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng vận động viên đỉnh cao và chọn cử các vận động viên tham gia thi đấu tại các giải thể thao thế giới và khu vực, đăng cai các đại hội thể thao thế giới ở trong nước. Uỷ ban Ôlympic quốc gia Việt Namlà thành viên của Uỷ ban Ôlympic quốc tế (IOC), Hội đồng Ôlympic châu Á (OCA), Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á và các liên đoàn thể thao quốc tế. Biểu tượng của Uỷ ban Ôlympic quốc gia Việt Namlà hình quốc kì Việt Nam cờ đỏ sao vàng đặt phía trên 5 vòng tròn Ôlympic đã được Uỷ ban Ôlympic quốc tế công nhận năm 1979 và đã được Cục Bản quyền, Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy chứng nhận bản quyền số 557VH/BQ, 558VH/BQ, 559VH/BQ. Uỷ ban Ôlympic quốc gia Việt Namlà đại diện duy nhất hợp pháp cho phong trào Ôlympic ở Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

              VT (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website