Điều lệ tóm tắt của Đảng

1. Tên đảng. - Đảng Cộng sản Đông Dương, phân bộ của Quốc tế Cộng sản.

2. Tôn chỉ và mục đích.- Đảng Cộng sản Đông Dương là đội quân tiền phong duy nhất của giai cấp vô sản Đông Dương lãnh đạo giai cấp vô sản và toàn thể nhân dân Đông Dương làm cách mạng giải phóng làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, đặng hoàn thành những trách nhiệm của cách mạng tư sản dân quyền, tiến tới cách mạng vô sản thực hiện xã hội chủ nghĩa, bước đầu của cộng sản chủ nghĩa.

3. Điều kiện vào đảng.- Vô luận nam nữ người dân tộc nào ở Đông Dương hễ có đủ nǎm điều kiện sau này thì được vào Đảng:

a) Công nhận chương trình, điều lệ của Quốc tế Cộng sản và chương trình, điều lệ của Đảng.

b) Phục tùng và thi hành nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và của Đảng.

c) Hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đảng.

d) Hằng tháng nộp đảng phí.

d) Có hai đảng viên cũ giới thiệu, được chi bộ thừa nhận và thượng cấp chuẩn y.

4. Điều kiện giới thiệu.

a) Công nhân và nông dân muốn vào Đảng phải có hai đảng viên cũ (ít nhất ở trong Đảng ba tháng) giới thiệu.

b) Trí thức và tiểu thương phải có hai đảng viên cũ (ít nhất ở trong Đảng sáu tháng) giới thiệu.

c) Đảng viên của các đảng phái khác phải có ba đảng viên cũ (ít nhất ở trong Đảng tám tháng) giới thiệu.

d) Những người phụ trách của các đảng phái khác phải có bốn đảng viên cũ (ít nhất ở trong Đảng một nǎm) giới thiệu và phải được Trung ương của Đảng chuẩn y.

d) Binh lính vào Đảng thì tuỳ theo địa vị xã hội của họ mà định điều kiện giới thiệu.

Trách nhiệm của người giới thiệu. - Người giới thiệu phải biết lý lịch, chỗ ở, nơi làm của người mình giới thiệu; nếu giới thiệu không xác thực thì người giới thiệu phải chịu lỗi, từ phê bình, tới khai trừ ra Đảng.

Chú ý: Trước khi giới thiệu người nào vào Đảng phải điều tra cẩn thận và giao công tác cho họ làm thử.

6. Thời kỳ dự bị. - Các đảng viên mới phải qua một thời kỳ dự bị: công nhân hai tháng, nông dân bốn tháng, trí thức và các phần tử khác sáu tháng. Những người phụ trách các đảng phái khác 12 tháng.

Đảng viên dự bị có quyền đề nghị và thảo luận nhưng không có quyền biểu quyết. Không được cử vào các cơ quan ấy còn các công tác của Đảng thì đảng viên chính thức hay dự bị đều phải làm như nhau.

7. Nhiệm vụ của các đảng viên.

a) Theo kỷ luật, giữ bí mật, hǎng hái tham gia công tác của Đảng. Thực hành nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và của Đảng.

b) Phải tự nâng cao trình độ chính trị của mình. Phải học tập các phương pháp vận động quần chúng.

c) Mỗi đảng viên nhất định phải vào trong các đoàn thể quần chúng để tǎng gia ảnh hưởng của Đảng.

d) Phải vào trong các đoàn thể phản động để hằng ngày tranh đấu khôn khéo, đánh tan ảnh hưởng của bọn lãnh tụ, kéo quần chúng về phe mình.

d) Phải luôn luôn tổ chức và lãnh đạo quần chúng ra tranh đấu, bênh vực quyền lợi cho họ.

e) Phải hǎng hái tuyên truyền chính sách cách mạng của Đảng trong quần chúng.

g) Phải tổ chức đảng viên mới.

h) Đảng viên từ chỗ này qua chỗ nọ phải có thượng cấp giới thiêu.

8. Những người cần đuổi ra khỏi đảng.

a) Trực tiếp hoặc gián tiếp giúp bọn phản động.

b) Trái kỷ luật sắt của Đảng.

c) Làm lộ bí mật của Đảng.

d) Làm mật thám, khiêu khích, không chịu hoạt động hoặc hành động không chính đáng làm mất thanh danh và oai tín ctỉa Đảng.

9. Nguyên tắc tổ chức.- Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp vô sản, gồm những người giác ngộ nhất, kiên quyết tranh đấu nhất của giai cấp vô sản. Đảng có kỷ luật sắt, thống nhất hành động và tư tưởng.

1) Đảng là một tổ chức bí mật, nhiệm vụ của Đảng là lấy công tác trong quần chúng làm trung tâm, giữ quyền lãnh đạo giai cấp vô sản trong các cuộc vận động cách mạng.

2) Nguyên tắc tổ chức của Đảng theo dân chủ tập trung, nghĩa là:

a) Từ dưới lên trên, các cơ quan chỉ đạo của Đảng ở cấp nào đều do đại biểu đại hội của cấp ấy cử ra.

b) Các cơ quan hạ cấp nhất định phải thường lệ báo cáo công tác của mình lên thượng cấp.

c) Các vấn đề của Đảng khi chưa biểu quyết thì toàn thể đảng viên có quyền và buộc phải thảo luận nhưng khi đã biểu quyết thì thiểu số phải phục tòng đa số.

d) Hạ cấp nhất định phải chấp hành những nghị quyết của thượng cấp, dù một bộ phận đảng viên hay một vài địa phương không đồng ý với những nghị quyết ấy cũng cứ phải làm. Nhưng có quyền kêu nài lên thượng cấp cho tới Quốc tế Cộng sản. Nhưng trong khi chưa có lệnh mới của thượng cấp thì cứ phải thi hành như cũ.

d) Đảng bộ nào gồm nhiều xí nghiệp, nhiều địa phương thì được coi như cao hơn và có quyền hạn hơn các đảng bộ nhỏ.

e) Các đảng bộ được quyền quyết định những vấn đề trong địa phương mình. Song những nghị quyết ấy phải được thượng cấp chuẩn y mới được thi hành.

Chú ý: Trong hoàn cảnh bí mật, thượng cấp có quyền chỉ định toàn thể, hoặc một phần người phụ trách trong cơ quan chỉ đạo của hạ cấp.

10. Hệ thống tổ chức.- Chi bộ hội nghị cử ra bí thư, nếu chi bộ có từ 9 người trở lên thì cử ra ban chấp uỷ. Tổng bộ đại biểu hội nghị cử ra ban tổng uỷ. Phủ bộ hội nghị cử ra ban phủ uỷ (huyện, châu, quận cũng vậy). Tỉnh bộ đại biểu hội nghị cử ra ban tỉnh uỷ (thành và đặc biệt khu cũng vậy). Xứ đại biểu hội nghị cử ra ban xứ uỷ. Toàn Đông Dương đại biểu đại hội cử ra Ban Trung ương Chấp hành uỷ viên.

Chú ý: Nơi nào ba, bốn tỉnh liền nhau mà cơ sở đảng phát triển thì muốn tiện việc chỉ huy, xứ uỷ có thể thương lượng với Trung ương lập ra các ban liên tỉnh để chỉ huy ba, bốn tỉnh ấy.

Xứ nào chưa lập được xứ uỷ thì Trung ương phải trực tiếp chỉ huy các đảng bộ trong xứ ấy. Trung ương lại có thể uỷ quyền cho ban uỷ viên của Đảng ở tỉnh nào hay liên tỉnh nào mạnh nhất trong xứ ấy tạm thời chỉ huy các đảng bộ toàn xứ.

11. Chi bộ.

a) Theo phép tổ chức chi bộ xí nghiệp (nhà máy, đồn điền) trại lính, trường học, v.v. là cơ sở chính của Đảng. Mỗi một xí nghiệp chỉ được tổ chức một chi bộ.

Tất cả các đảng viên làm việc trong xí nghiệp nào phải vào chi bộ xí nghiệp ấy. Còn các đảng viên khác thì lấy chỗ ở của họ làm gốc mà tổ chức ra chi bộ như chi bộ làng, đường phố, ấp trại, v.v. .

b) Chỗ nào có ba đảng viên trở lên thì được tổ chức thành chi bộ.

c) Các đồng chí làm việc trong những địa phương gần nhau mà những địa phương ấy chưa tổ chức được chi bộ, thì phải họp lại với nhau thành chi bộ ghép.

d) Có chỉ thị đặc biệt của Trung ương thì được tổ chức ra chi bộ đặc biệt.

Chú ý: Chi bộ nào có từ sáu đảng viên trở lên thì chia ra tiểu tổ, chi bộ nào có nhiều tiểu tổ thì chia ra phân bộ.

12. Nhiệm vụ của chi bộ.

a) Phải hǎng hái thảo luận chương trình, điều lệ, các nghị quyết và tài liệu của Đảng và của Quốc tế Cộng sản.

b) Phải huấn luyện cho đảng viên mới và quần chúng có cảm tình về mọi phương diện để nâng cao trình độ họ.

c) Phải gây lực lượng Đảng để tổ chức các cuộc tranh đấu chính trị và kinh tế của quần chúng đặng thực hành chính sách của Đảng và giữ quyền lãnh đạo cho giai cấp vô sản.

d) Phải định công tác hằng ngày cho toàn chi bộ và các đảng viên.

13. Chi bộ hội nghị.- Tiểu tổ và chi bộ mỗi tuần khai hội một lần để nghe bí thư báo cáo và thảo luận chỉ thị của thượng cấp, phân phối công việc hằng ngày cho các đảng viên hoặc cử đại biểu đi khai hội ở thượng cấp.

Bí thư chi bộ và tổ trưởng tiểu tổ ba tháng cử lại một lần.

14. Phân công tác trong chi bộ.

a) Thu đảng phí.

b) Phát sách báo.

c) Công tác trong quần chúng.

15. Tổng bộ ở thôn quê.- Tổng bộ hội nghị ba tháng khai hội một lần để nghe và chuẩn y báo cáo của tổng uỷ; thảo luận và định kế hoạch làm việc, cử tổng uỷ hoặc cử đại biểu đi dự hội nghị ở thượng cấp.

Tổng uỷ cử ra một bí thư và một dự bị bí thư do huyện uỷ chuẩn y.

Nhiệm vụ của các dự bị bí thư trong các cấp bộ đảng là phải giúp bí thư trong công tác hằng ngày và thay bí thư khi bí thư vắng mặt.

Tổng uỷ mỗi tháng khai hội một lần và sáu tháng thì bầu lại.

16. Huyện đại biểu hội nghịchín tháng khai hội một lần nghe và chuẩn y báo cáo của huyện uỷ, cử lại huyện uỷ hoặc cử đại biểu đi dự hội nghị ở thượng cấp (phủ, huyện, châu, quận cũng vậy).

Huyện uỷ mỗi tuần khai hội một lần, nếu có thường vụ thì mỗi tháng khai hội một lần. Thường vụ của các cấp bộ ít nhất bảy ngày khai hội một lần. Ban thường vụ cử ra một bí thư và một dự bị bí thư để lãnh đạo công tác trong huyện.

Hai bí thư phải do tỉnh uỷ chuẩn y.

17. Tỉnh đại biểu hội nghị12 tháng khai hội một lần để nghe và chuẩn y báo cáo của tỉnh uỷ, định kế hoạch công tác trong tỉnh, cử lại tỉnh uỷ hoặc cử đại biểu đi dự hội nghị ở thượng cấp (thành và đặc biệt khu cũng vậy). Tỉnh uỷ cử ra một ban thường vụ để làm việc hằng ngày. Thường vụ cử ra một bí thư chính thức và một dự bị (thành, đặc biệt khu cũng vậy). Hai bí thư và chủ nhiệm bộ tuyên truyền phải do xứ uỷ chuẩn y.

18. Xứ đại biểu hội nghị18 tháng khai hội một lần để thảo luận và chuẩn y báo cáo của xứ uỷ, cử lại xứ uỷ, hoặc cử đại biểu đi dự Đại hội của Đảng.

Xứ uỷ cử ra một ban thường vụ (gồm cả bí thư chính thức là dự bị) để chỉ huy công tác hàng ngày, điều động cán bộ, phân phối tài chính trong toàn xứ, kiểm tra sự thực hành các nghị quyết của xứ đại biểu hội nghị, các chỉ thị của xứ và của Trung ương, hai người bí thư và chủ nhiệm bộ tuyên truyền phải do Trung ương chuẩn y. Xứ uỷ phải thường báo cáo lên Trung ương theo đúng kỳ hẹn và kế hoạch mà Trung ương đã dịnh.

Toàn thể xứ uỷ hội nghị ít nhất 3 tháng một lần.

19. Xứ uỷ phải chia nhau phụ trách một số tỉnh thành lớn, đặc khu và công việc trong xứ uỷ như: tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức, giao thông, tài chính, v.v.. Xứ uỷ chỉ định người chủ bút báo của xứ do Trung ương chuẩn y.

20. Đảng đại hội. - Cơ quan tối cao của Đảng là Đảng đại hội, hai nǎm một lần. Đại hội bất thường thì do Quốc tế Cộng sản quyết định, hoặc do Trung ương tự triệu tập, hoặc do hơn nửa số đại biểu trong lần đại hội trước yêu cầu, hoặc do hơn nửa phần số uỷ viên trong các xứ uỷ yêu cầu thì khai đại hội bất thường. Đại hội bất thường được trọn quyền giải quyết các vấn đề như đại hội thường.

Số đại biểu do Trung ương cǎn cứ vào sự quan trọng và số đảng viên trong mỗi xứ mà quyết định.

21. Đảng đại hội

a) Thảo luận và chuẩn y (báo cáo của Trung ương).

b) Xem xét lại điều lệ và chương trình của Đảng.

c) Quyết định chiến lược và chiến thuật của Đảng.

d) Cử Trung ương uỷ viên do Quốc tế Cộng sản chuẩn y.

22. Trung ương.- Trung ương cử ra ban thường vụ để làm công việc hằng ngày. Ban thường vụ cử ra tổng bí thư và dự bị bí thư để chỉ huy công tác toàn Đảng, điều động cán bộ của Đảng, kiểm tra sự thực hành các nghị quyết của Đại hội, của Trung ương và của Quốc tế cộng sản.

23. Trung ương phải phái người chỉ đạo và đại biểu Trung ương trong các xứ uỷ đồng thời phải chia nhau phụ trách công tác của Trung ương.

Trung ương cử ra các bộ như: tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức, giao thông, tài chính, v.v. .

Trung ương phải tuỳ sự cần thiết lập ra các ban chuyên môn để vận động công, nông, binh, phụ nữ thanh niên, v.v..

Những người phụ trách công việc đặc biệt như: giao thông, in, tài chính, v.v.. đều không được dính với công tác hằng ngày của Đảng.

Trung ương chỉ định ban biên tập báo, Trung ương phân phối tài chính của Trung ương.

24. Ban Trung ương cử ba tháng khai toàn hội nghị một lần. Nếu hoàn cảnh khó khǎn thì ít nhất cũng phải sáu tháng khai hội một lần.

Phải thường gửi chỉ thị cho các cấp đảng bộ và phải thường thông tin công tác của Trung ương cho các xứ uỷ.

Chú ý: Nếu cần thiết, Trung ương có quyền lấy thêm người vào, nhưng tất cả số người lấy vào không được quá một phần ba số Trung ương uỷ viên.

25. Muốn sự chỉ đạo được mau lẹ và phát triển thì các cơ quan thượng cấp phải nǎng phái người xuống hạ cấp như Trung ương xuống xứ, xứ xuống liên tỉnh hay tỉnh, v.v. để kiểm tra và chỉ đạo công tác.

26. Hội nghị cán bộ.- Khi cần thiết, mỗi cấp bộ có thể chiêu tập, hoặc do thượng cấp quyết định, hoặc do đa số hạ cấp uỷ viên yêu cầu thì khai cán bộ hội nghị. Những nghị quyết của cán bộ hội nghị phải do uỷ viên đứng ra chiêu tập cuộc hội nghị ấy chuẩn y. Nếu được thượng cấp đồng ý thì hội nghị cán bộ có thể thay cho đại biểu hội nghị và cử ban chấp hành uỷ viên mới.

27. Kỷ luật Đảng. - Muốn giữ sự thống nhất tư tưởng hành động; muốn bảo chướng tính cách dân chủ nội bộ của Đảng; muốn tránh khỏi một thiểu số đảng viên bắt buộc đa số phải theo ý kiến của mình thì mỗi vấn đề quan trọng cho toàn Đảng có thể đem ra thảo luận trong toàn Đảng. Nhưng cuộc thảo luận ấy phải được Trung ương công nhận là cần thiết, hoặc do đa số đảng viên yêu cầu và cuộc thảo luận ấy phải do Trung ương chỉ huy, khiến những phần tử đầu cơ không thể lợi dụng cơ hội đặng gây bè phái, gieo sự rối loạn trong Đảng được.

Muốn giữ sự thống nhất, Đảng cần phải có một kỷ luật rất nghiêm: kỷ luật sắt.

Ban Trung ương có quyền thi hành tất cả những kỷ luật đã định.

Nếu không thực hành nghị quyết của Đảng và của Quốc tế cộng sản; nếu làm những việc trái với chính sách Đảng; nếu gây bè phái; nếu gieo sự hoài nghi rối loạn trong hàng ngũ Đảng thì:

a) Đối với cá nhân: công khai chỉ trích, cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác, tạm thời khai trừ hoặc vĩnh viễn khai trừ.

b) Đối với một cấp đảng bộ, nhẹ thì phê bình, nặng thì giải tán ban uỷ viên cũ, cử ban uỷ viên mới hoặc giải tán đảng bộ cũ, tổ chức đảng bộ mới.

c) Đảng viên nào phạm kỷ luật của Đảng đều do toàn chi bộ hội nghị xử phạt hoặc các cấp đảng bộ tra xét hoặc giao cho những uỷ ban thẩm tra đặc biệt tra xét.

Song những nghị quyết của uỷ ban đặc biệt ấy phải có đảng bộ cấp bộ trên chuẩn y mới được thi hành.

Khi có nghị quyết khai trừ nhưng chưa được thượng cấp chuẩn y, cũng phải đình chỉ công tác của người bị khai trừ. Người bị khai trừ có quyền kêu nài lên cơ quan thượng cấp, cho tới Quốc tế Cộng sản.

Các cơ quan thượng cấp thấy đảng viên nào phản Đảng thì có quyền trực tiếp khai trừ, nhưng phải thông tư cho các đảng bộ biết.

Nếu công khai khai trừ không tiện thì bí mật khai trừ.

Không có cớ chính đáng mà luôn ba kỳ hội nghị chi bộ không có mặt hay luôn trong ba tháng không nộp đảng phí thì cũng bị coi như lìa Đảng và cũng bị khai trừ.

28. Tài chính.- Kinh phí của Đảng do đảng phí và đặc biệt quyên cung cấp (số đảng phí do Trung ương định).

Những đồng chí thất nghiệp hay thật nghèo được miễn đảng phí.

Tài chính của Đảng thống nhất từ dưới lên trên, nghĩa là mỗi tháng cấp đảng bộ phải đem một phần ba đảng phí trong cấp bộ mình lên thượng cấp.

29. Đảng đoàn.- Trong đoàn thể khác, có từ hai đảng viên trở lên thì lập ra đảng đoàn.

Nhiệm vụ đảng đoàn là mở rộng ảnh hưởng Đảng và thực hành chính sách Đảng trong các đoàn thể ấy.

Đảng đoàn của cấp bộ nào do cấp bộ ấy chỉ huy. Khi nào có vấn đề gì đảng đoàn không đồng ý thì có quyền kêu nài lên thượng cấp.

Nhưng trong khi thượng cấp chưa có lệnh mới thì cứ phải theo nghị quyết của cấp bộ.

Khi cấp bộ thảo luận những vấn đề gì có quan hệ đến đảng đoàn thì phải có đại biểu của đảng đoàn tới dự.

Đại biểu ấy có quyền thảo luận và biểu quyết. Đảng đoàn đông người cử ra ban cán sự gồm có bí thư để làm việc hằng ngày. Ban cán sự và bí thư cấp nào phải do đảng uỷ cấp ấy chuẩn y.

Ban cán sự phải chịu trách nhiệm trưóc cấp uỷ về công việc trong đảng đoàn mình.

Cấp uỷ có quyền tham dự các cuộc hội nghị của đảng đoàn, có quyền gọi người trong đảng đoàn về, nhưng phải thông tư cho đảng đoàn biết.

Trước khi cử những người làm việc trọng yếu các đảng đoàn thì đảng đoàn phải thương lượng với cấp uỷ.

 

Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website