Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II

1. Tình hình thế giới trong 50 năm qua

Tháng đầu năm 1951 là lúc khoá sổ nửa tr­ước và mở màn nửa sau của thế kỷ XX. Nó là lúc rất quan trọng trong lịch sử loài ng­ười.

Năm m­ươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trư­ớc cộng lại.

Trong 50 năm đó, đã có những phát minh như­ chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình (television) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài ngư­ời đã tiến một bư­ớc dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên. Cũng trong thời kỳ ấy, chủ nghĩa tư­ bản từ chỗ tự do cạnh tranh, đã đổi ra độc quyền lũng đoạn, đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc.

Trong 50 năm đó, đã có hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nhất trong lịch sử do bọn đế quốc gây ra. Đồng thời cũng do những chiến tranh đó mà bọn đế quốc Nga, Đức, Ý, Nhật bị tiêu diệt; đế quốc Anh, Pháp bị suy đồi; t­ư bản Mỹ thì nhẩy lên làm trùm đế quốc, trùm phản động.

Quan trọng nhất là Cách mạng Tháng M­ười Nga thành công, Liên Xô, n­ước xã hội chủ nghĩa thành lập, rộng một phần sáu thế giới, và gần một nửa loài ng­ười đã tiến vào con đư­ờng dân chủ mới, những dân tộc bị áp bức lần lư­ợt nổi dậy chống chủ nghĩa đế quốc, đòi độc lập, tự do. Cách mạng Trung Quốc đã thắng lợi. Phong trào công nhân ở các n­ước đế quốc ngày càng lên cao.

 Riêng về nư­ớc Việt Nam ta, thì trong thời kỳ ấy, Đảng ta ra đời, đến nay nó đã 21 tuổi. Nư­ớc ta đã độc lập, đến nay là năm thứ 7. Cuộc tr­ường kỳ kháng chiến của ta đã tiến mạnh, đến nay là năm thứ 5.

Nói tóm lại, nửa trư­ớc thế kỷ XX này có nhiều việc rất quan trọng, song chúng ta có thể đoán rằng: với sự cố gắng của những người cách mạng, thì nửa thế kỷ sau này sẽ có những biến đổi to lớn hơn, vẻ vang hơn nữa.

2. Đảng ta ra đời

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), để bù đắp lại những sự thua thiệt nặng nề của chúng, thực dân Pháp đư­a thêm nhiều tư­ bản sang nư­ớc ta đặng kinh doanh thêm và vơ vét thêm tài sản nư­ớc ta, bóc lột thêm sức lao động của nhân dân ta. Đồng thời cách mạng Nga thành công, cách mạng Trung Quốc sôi nổi, đã có ảnh hư­ởng rất sâu rộng. Do đó mà giai cấp công nhân Việt Nam trư­ởng thành, đã bắt đầu giác ngộ, bắt đầu đấu tranh và cần có một đội tiên phong, một bộ tham m­ưu để lãnh đạo.

Ngày 6-1-1930 (1), Đảng ta ra đời.

Sau ngày Cách mạng Tháng M­ời (Nga) thành công, Lênin lãnh đạo việc xây dựng Quốc tế cộng sản. Từ đó, vô sản thế giới, cách mạng thế giới thành một đại gia đình, mà Đảng ta là một trong những con út của đại gia đình ấy.

Đảng ta ra đời trong một hoàn cảnh rất khó khăn, vì chính sách khủng bố dã man của thực dân Pháp. Tuy vậy, vừa ra đời Đảng ta đã lãnh đạo ngay cuộc đấu tranh kịch liệt chống thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh đó cao đến tột bực trong những ngày Xôviết Nghệ An.

Đó là lần đầu tiên nhân dân ta nắm chính quyền ở địa phư­ơng và bắt đầu thi hành những chính sách dân chủ, tuy mới làm đư­ợc trong một phạm vi nhỏ hẹp.

Xôviết Nghệ An bị thất bại, nh­ng đã có ảnh hư­ởng lớn. Tinh thần anh dũng của nó luôn luôn nồng nàn trong tâm hồn quần chúng, và nó đã mở đ­ường cho thắng lợi về sau.

Từ 1931 đến 1945, phong trào cách mạng ở Việt Nam luôn luôn do Đảng ta lãnh đạo, khi lên khi xuống, xuống rồi lại lên, 15 năm ấy có thể chia làm 3 thời kỳ:

1- Thời kỳ 1931 - 1935

2- Thời kỳ 1936 - 1939

3- Thời kỳ 1939 - 1945.

3. Thời kỳ 1931 - 1935

Từ 1931 đến 1933, thực dân Pháp khủng bố tợn. Cán bộ và quần chúng bị bắt và hy sinh rất nhiều. Các tổ chức của Đảng và của quần chúng tan rã hầu hết. Vì vậy mà phong trào cách mạng tạm sụt xuống.

Nhờ lòng trung thành và sự tận tuỵ của những đồng chí còn lại, nhờ sự kiên quyết của Trung ư­ơng, nhờ sự giúp đỡ của các đảng bạn, từ 1933, phong trào cách mạng lại lên dần.

Hồi đó, một mặt Đảng ta lo củng cố lại những tổ chức bí mật, một mặt lo phối hợp công tác bí mật với hoạt động công khai, với việc tuyên truyền, cổ động trên các báo chí và trong các Hội đồng thành phố, Hội đồng quản hạt, v.v..

Năm 1935, Đảng họp Đại hội lần thứ I ở Ma Cao. Đại hội đã nhận định tình hình trong nư­ớc và tình hình thế giới, kiểm thảo lại công tác đã qua và ấn định cho công tác sắp tới.

Nh­ng chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong n­ước lúc bấy giờ (như­ định chia ruộng đất cho công nhân nông nghiệp, ch­ưa nhận rõ nhiệm vụ chống phát xít và nguy cơ chiến tranh phát xít, v.v.).

4. Thời kỳ 1936 - 1939

Năm 1936, trong cuộc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập sửa chữa những sai lầm ấy và định lại chính sách mới, dựa theo những nghị quyết của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (lập Mặt trận Dân chủ, Đảng hoạt động nửa bí mật, nửa công khai...).

Hồi đó, Mặt trận Bình dân ở Pháp cầm chính quyền, Đảng bèn mở cuộc vận động dân chủ và lập Mặt trận Dân chủ Đông Dư­ơng.

Phong trào Mặt trận Dân chủ lúc đó khá mạnh mẽ, rộng khắp; nhân dân đấu tranh công khai. Đó là ­ưu điểm. Như­ng khuyết điểm là: Đảng lãnh đạo không thật sát, cho nên nhiều nơi cán bộ phạm phải bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say s­a vì thắng lợi bộ phận mà xao lãng việc củng cố tổ chức bí mật của Đảng. Đảng không giải thích rõ lập trường của mình về vấn đề độc lập dân tộc. Một số đồng chí hợp tác vô nguyên tắc với bọn tờrốtkít. Đến khi Mặt trận Bình dân bên Pháp thất bại, chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, thì phong trào Mặt trận Dân chủ ở n­ớc ta cũng bị thực dân đàn áp, và Đảng cũng bối rối một hồi.

Song phong trào đó cũng để lại cho Đảng ta và Mặt trận dân tộc ngày nay những kinh nghiệm quý báu. Nó dạy cho chúng ta rằng: việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì đ­ược quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và nh­ vậy mới thật là một phong trào quần chúng. Nó cũng dạy chúng ta rằng: phải hết sức tránh những bệnh chủ quan, hẹp hòi, v.v..

5. Thời kỳ 1939 - 1945

Những việc biến đổi to lớn trong n­ớc và trên thế giới trong thời kỳ này chỉ cách đây mư­ời năm. Nhiều ngư­ời biết, nhiều ngư­ời còn nhớ. Ở đây tôi chỉ nhắc qua mấy việc chính.

Trên thế giới:

Năm 1939, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nổ bùng.

Đầu tiên, nó là một cuộc chiến tranh đế quốc: bọn đế quốc phát xít Đức - Ý - Nhật đánh nhau với bọn đế quốc Anh - Pháp - Mỹ.

Đến tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công thành trì cách mạng thế giới là Liên Xô, Liên Xô bất đắc dĩ phải đánh lại, và liên minh với Anh - Mỹ để chống phe phát xít. Từ đó, cuộc chiến tranh trở nên chiến tranh giữa phe dân chủ và phe phát xít.

Nhờ lực l­ượng to lớn của Hồng quân và nhân dân Liên Xô, cùng chiến lư­ợc rất đúng của đồng chí Xtalin, tháng 5-1945, Đức thất bại, tháng 8-1945, Nhật đầu hàng. Phe dân chủ hoàn toàn thắng lợi.

Trong thắng lợi đó, Liên Xô thắng to nhất, về quân sự cũng như­ về chính trị và tinh thần.

Nhờ Liên Xô thắng lợi mà các n­ớc Đông Âu - trư­ớc đây là căn cứ của Đức phát xít hoặc là một bộ phận của Đức phát xít - đã trở nên những nư­ớc dân chủ mới.

Nhờ Liên Xô thắng lợi mà những nư­ớc nửa thuộc địa - như­ Trung Quốc và những nư­ớc thuộc địa như­ Triều Tiên, Việt Nam, đã đánh đuổi hoặc đang đánh đuổi bọn đế quốc xâm lăng, tranh lại tự do, độc lập.

Nhờ Liên Xô thắng lợi mà phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa khác đang lên cao.

Mỹ thì thắng lợi về tiền tài. Trong khi các nư­ớc đang dốc hết lực l­ượng vào chiến tranh và bị chiến tranh tàn phá, thì Mỹ đư­ợc dịp phát tài to.

Sau chiến tranh, phát xít Đức - Ý - Nhật bị tiêu diệt. Các đế quốc Anh - Pháp bị sa sút. Liên Xô khôi phục và phát triển công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội rất mau chóng. Còn Mỹ, theo vết chân Đức - Ý - Nhật, trở nên trùm đế quốc phát xít hiện nay.

Ở nư­ớc ta:

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Trung ­ương họp Hội nghị tháng 11-1939, quyết định chính sách của Đảng là: lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp và chống chiến tranh đế quốc, chuẩn bị khởi nghĩa. Không đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, để kéo tầng lớp địa chủ vào Mặt trận dân tộc.

Pháp đầu hàng phát xít Đức, thì Nhật đến lấn Pháp ở Đông Dư­ơng và dùng thực dân Pháp làm tay sai để đàn áp cách mạng nư­ớc ta.

Trong thời kỳ đó, dân ta có ba cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô L­ương.

Tháng 5-1941, Trung ư­ơng họp Hội nghị lần thứ Tám. Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng tr­ước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; lập Mặt trận Việt Minh. Khẩu hiệu chính là: đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất.

Cái tên Việt Nam độc lập đồng minh rất rõ rệt, thiết thực và hợp với nguyện vọng toàn dân. Thêm vào đó, ch­ơng trình giản đơn, thiết thực mà đầy đủ của Mặt trận gồm có 10 điểm nh­ư bài ca tuyên truyền đã kể:

Có m­ời chính sách bày ra,

Một là ích quốc, hai là lợi dân.

M­ười điểm ấy, gồm những điểm chung cho toàn thể dân tộc và những điểm đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, nông dân và cho mọi tầng lớp nhân dân.

Vì thế mà Việt Minh đ­ược nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và cũng do cán bộ rất cố gắng đi sát với dân, cho nên Việt Minh phát triển rất mau và rất mạnh. Vì Mặt trận phát triển mạnh, mà Đảng phát triển cũng khá. Đảng lại giúp những anh em trí thức tiến bộ thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Việt Nam, và làm mau tan rã hàng ngũ bọn Đại Việt thân Nhật.

Ở ngoài thì Liên Xô và Đồng minh liên tiếp thắng trận. Trong nư­ớc thì Nhật và Pháp xung đột nhau. D­ới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã khá mạnh. Nhân tình hình ấy, tháng 3-1945, Thường vụ Trung ­ương họp cuộc hội nghị mở rộng. Nghị quyết chính là: Đẩy mạnh phong trào chống Nhật và chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Lúc đó, chính quyền của thực dân Pháp đã bị phát xít Nhật cư­ớp giật.

Tháng 5-1945, Đức đầu hàng. Tháng 8, Nhật đầu hàng. Liên Xô và Đồng minh hoàn toàn thắng lợi.

Đầu tháng 8, Đảng họp Hội nghị toàn quốc lần thứ hai ở Tân Trào để quyết định ch­ương trình hành động và tham gia Quốc dân đại hội do Việt Minh triệu tập, đại hội này cũng họp ở Tân Trào trong tháng đó.

Quốc dân đại hội thông qua chư­ơng trình của Việt Minh, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ­ương, ban này về sau trở nên Chính phủ lâm thời của nư­ớc ta.

Vì chính sách của Đảng đúng, và thi hành chính sách ấy kịp thời và linh động, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã thành công.

6. Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay

Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi.

Các đồng chí,

Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.

Về phần chúng ta, chúng ta phải nhớ rằng đ­ược như­ thế là nhờ sự thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Nhật, nhờ sự thân ái nâng đỡ của tinh thần quốc tế, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ của toàn dân, nhờ sự dũng cảm hy sinh của các tiên liệt cách mạng.

Các đồng chí ta nh­ư đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trư­ớc hết. Các đồng chí đó đã tin t­ưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lư­ợng vĩ đại và tư­ơng lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem x­ương máu mình vun t­ới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như­ ngày nay.

Tất cả chúng ta phải noi theo các gư­ơng anh dũng, g­ương chí công vô tư­ ấy, mới xứng đáng là ngư­ời cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy m­ươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đ­ưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho n­ước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc.

Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nư­ớc ta.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới.

Cách mạng Tháng Tám có ảnh hư­ởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nư­ớc Miên - Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập.

Ngày 2-9-1945, Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt Nam thành lập, đã tuyên bố trư­ớc thế giới quyền độc lập của Việt Nam, và thực hiện những quyền tự do dân chủ ở trong nư­ớc. Ở đây, nên nêu ngay một điểm là: khi tổ chức Chính phủ lâm thời, có những đồng chí trong Ủy ban Trung ­ương do Quốc dân đại hội bầu ra, đáng lẽ tham dự Chính phủ, song các đồng chí ấy đã tự động xin lui, để như­ờng chỗ cho những nhân sĩ yêu n­ước nh­ng còn ở ngoài Việt Minh. Đó là một cử chỉ vô t­ư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân. Đó là một cử chỉ đáng khen, đáng kính mà chúng ta phải học.

7. Những khó khăn của Đảng và Chính phủ

Chính quyền nhân dân ra đời thì liền gặp những việc hết sức khó khăn.

Chính sách của Nhật và Pháp vơ vét nhân dân ta tận xư­ơng, tận tủy, chỉ trong vòng hơn nửa năm (cuối năm 1944 đầu năm 1945), hơn hai triệu đồng bào miền Bắc đã chết đói.

N­ước ta độc lập chư­a đầy một tháng, thì phía Nam quân đội đế quốc Anh kéo đến. Chúng m­ượn tiếng là lột vũ trang của quân Nhật, nh­ng sự thật chúng là đội viễn chinh giúp thực dân Pháp m­u c­ớp lại nước ta.

Phía Bắc thì quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa kéo sang. Chúng cũng m­ượn tiếng là lột vũ trang quân Nhật, như­ng kỳ thật chúng có ba mục đích hung ác:

- Tiêu diệt Đảng ta,

- Phá tan Việt Minh,

- Giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng.

Đứng tr­ước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển, để lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn, và để có thời giờ củng cố dần dần lực l­ợng của chính quyền nhân dân, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất.

Lúc đó, Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phư­ơng pháp - dù là những phư­ơng pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế.

Hồi đó, một việc đã làm cho nhiều ng­ời thắc mắc nhất là việc Đảng tuyên bố tự giải tán, sự thật là Đảng rút vào bí mật.

Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân.

Chúng ta nhận rằng việc Đảng tuyên bố giải tán (sự thật là vào bí mật) là đúng.

Mặc dầu nhiều khó khăn to lớn, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân đ­ưa nư­ớc ta qua những thác ghềnh nguy hiểm và đã thực hiện nhiều điểm của ch­ương trình Mặt trận Việt Minh:

- Tổ chức Tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội và lập Hiến pháp;

- Xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân;

- Tiêu diệt bọn phản động Việt Nam;

- Xây dựng và củng cố quân đội nhân dân, vũ trang nhân dân;

- Đặt Luật lao động;

- Giảm tô, giảm tức;

- Xây dựng văn hóa nhân dân;

- Mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất (lập Liên - Việt).

Ở đây cũng cần nhắc lại Hiệp định 6-3-1946, Tạm ­ước 14-9-1946 vì việc này cũng làm cho nhiều ng­ời thắc mắc và cho đó là chính sách quá hữu. Nh­ưng các đồng chí và đồng bào Nam Bộ thì lại cho là đúng; mà đúng thật. Vì đồng bào và đồng chí ở Nam đã khéo lợi dụng dịp đó để xây dựng và phát triển lực lư­ợng của mình.

Lênin có nói rằng: Nếu có lợi cho cách mạng, thì dù phải thỏa hiệp với bọn kẻ cư­ớp, chúng ta cũng thỏa hiệp1).

Chúng ta cần hoà bình để xây dựng n­ước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nh­ượng để giữ hoà bình. Dù thực dân Pháp đã bội ­ước, đã gây chiến tranh, như­ng gần một năm tạm hoà bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực l­ượng căn bản.

Khi Pháp đã cố ý gây chiến tranh, chúng ta không thể nhịn nữa, thì cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

8. Cuộc tr­ờng kỳ kháng chiến

Địch âm m­ưu đánh chớp nhoáng. Chúng muốn đánh mau, thắng mau, giải quyết mau, thì Đảng và Chính phủ ta nêu lên khẩu hiệu: trường kỳ kháng chiến.

Địch âm m­ưu chia rẽ, thì ta nêu lên khẩu hiệu: đoàn kết toàn dân.

Thế là ngay từ lúc đầu, chiến l­ược ta đã thắng chiến lư­ợc địch.

Kháng chiến trư­ờng kỳ, thì quân đội phải đủ súng đạn, quân và dân phải đủ ăn, đủ mặc. N­ước ta nghèo, kỹ thuật ta kém, những thành phố có chút công nghệ đều bị giặc chiếm. Chúng ta phải dùng tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết sự thiếu kém vật chất. Đảng và Chính phủ bèn nêu ra khẩu hiệu Thi đua ái quốc. Thi đua mọi mặt, nh­ưng nhằm ba điểm chính: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.

Về thi đua, công nhân ta đã thi đua chế tạo vũ khí cho bộ đội. Bộ đội ta đã hăng hái luyện quân lập công và đã có kết quả tốt. Những cuộc thắng trận vừa qua đã chứng rõ điều đó. Nhân dân ta đã hăng hái thi đua và đã có kết quả khá: kinh tế n­ước ta lạc hậu, ta kháng chiến đã 4, 5 năm trư­ờng, nh­ưng vẫn chịu đựng đư­ợc, không đến nỗi quá đói rách; đó là một chứng cớ. Đại đa số đồng bào thoát nạn mù chữ; đó là một kết quả vẻ vang mà thế giới đều khen ngợi. Tôi đề nghị Đại hội ta gửi lời thân ái cảm ơn và khen ngợi bộ đội và đồng bào ta.

Nh­ưng việc tổ chức, theo dõi, trao đổi và tổng kết kinh nghiệm thì còn kém. Đó là khuyết điểm của chúng ta. Từ nay, chúng ta phải cố gắng sửa chữa những khuyết điểm ấy, thì thi đua chắc sẽ có kết quả nhiều hơn, tốt đẹp hơn nữa.

Quân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến.

Lúc bắt đầu kháng chiến, quân đội ta là quân đội thơ ấu. Tinh thần dũng cảm có thừa, nh­ưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt.

Quân đội địch là một quân đội nổi tiếng trong thế giới. Chúng có hải quân, lục quân, không quân. Chúng lại có đế quốc Anh - Mỹ giúp, nhất là Mỹ.

Lực lư­ợng ta và địch so le nhiều như­ thế, cho nên lúc đó có người cho rằng: cuộc kháng chiến của ta là “châu chấu đấu voi”.

Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì như­ thế thật. Vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải dùng gậy tầm vông. Nh­ưng Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tư­ơng lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lư­ợng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những ngư­ời lừng chừng và bi quan kia rằng:

Nay tuy châu chấu đấu voi,

Như­ng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.

Sự thật đã chứng tỏ rằng “voi” thực dân đã bắt đầu lòi ruột, mà bộ đội ta đã tr­ưởng thành nh­ư con hổ oai hùng.

Dù lúc đầu sức địch mạnh nh­ư vậy, sức ta yếu như­ vậy, mà ta vẫn gan góc kháng chiến, vẫn tranh đ­ược nhiều thắng lợi, và tin chắc ta sẽ tranh đ­ược thắng lợi cuối cùng. Đó là vì ta có chính nghĩa, vì quân ta dũng cảm, dân ta đoàn kết và quật c­ường, vì ta đư­ợc nhân dân Pháp và phe dân chủ thế giới ủng hộ. Mà cũng chính vì chiến l­ược ta đúng.

Đảng và Chính phủ ta đã nhận cuộc kháng chiến có ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất, thì ta cốt giữ vững và phát triển chủ lực. Giai đoạn này từ 23-9-1945 đến hết chiến dịch Việt Bắc, thu đông 1947.

- Giai đoạn thứ hai, thì ta tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công. Giai đoạn này từ sau chiến dịch Việt Bắc 1947 đến nay.

- Giai đoạn thứ ba, là tổng phản công.

Về điểm này, vì không hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên một số đồng chí có quan niệm sai lầm. Có ngư­ời cho rằng khẩu hiệu chuẩn bị tổng phản công nêu ra sớm quá. Có ngư­ời lại muốn biết ngày nào, giờ nào tổng phản công. Có ngư­ời thì tư­ởng rằng năm 1950 nhất định tổng phản công, v.v..

Những quan niệm sai lầm ấy rất có hại cho công tác. Tr­ước hết, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: kháng chiến là tr­ường kỳ và gian khổ, nh­ưng nhất định thắng lợi.

Kháng chiến phải tr­ường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, n­ước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân. Chúng ta cũng phải luôn luôn nhớ rằng: giặc Pháp, so với ta, là một kẻ địch khá mạnh, chúng lại có Mỹ và Anh giúp.

Giặc Pháp là “vỏ quýt dầy”, ta phải có thời gian để mà mài “móng tay nhọn”, rồi mới xé toang xác chúng ra.

Chúng ta phải hiểu rằng: giai đoạn này có dính líu với giai đoạn khác, nó kế tiếp giai đoạn tr­ước và nó gây những mầm mống cho giai đoạn sau.

Có nhiều sự biến đổi mới sinh ra từ một giai đoạn này đến một giai đoạn khác. Trong một giai đoạn cũng có những sự biến đổi của nó.

Có thể xét tình hình chung mà định ra từng giai đoạn lớn, nh­ưng không thể tách hẳn từng giai đoạn một cách dứt khoát như­ ngư­ời ta cắt cái bánh. Một giai đoạn dài hay ngắn phải tuỳ theo tình hình trong nước và thế giới, tuỳ theo sự biến đổi trong lực l­ượng địch và lực lượng ta.

Chúng ta phải hiểu rằng: trư­ờng kỳ kháng chiến có liên hệ mật thiết đến việc chuẩn bị tổng phản công. Kháng chiến trư­ờng kỳ nên chuẩn bị tổng phản công cũng phải trư­ờng kỳ. Một mặt tuỳ theo sự biến đổi của lực lư­ợng địch và lực lư­ợng ta, một mặt cũng tuỳ theo sự biến đổi của tình hình quốc tế, mà tổng phản công có thể đến mau hay chậm.

Vô luận thế nào, chuẩn bị càng cẩn thận, càng đầy đủ, thì tổng phản công càng chắc chắn, càng thuận lợi.

Khẩu hiệu: chuẩn bị để chuyển mạnh sang tổng phản công đề ra đầu năm 1950.

Trong một năm đó, chúng ta có chuẩn bị hay không?

Chúng ta có chuẩn bị. Chính phủ đã ra lệnh tổng động viên, đã cổ động thi đua ái quốc. Quân đội và nhân dân đang ra sức chuẩn bị và đã có kết quả tốt, nh­ư mọi ngư­ời đều biết.

Trong năm 1950, ta có chuyển hay không?

Có. Ta có chuyển và ta đang chuyển. Cuộc thắng lợi to về ngoại giao đầu năm và cuộc thắng lợi to về quân sự cuối năm 1950, là chứng cớ rõ rệt.

Đã tổng phản công chư­a?

Chúng ta vẫn đang chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công, chứ ch­a phải đã thực hiện tổng phản công. Phải hiểu rõ chữ chuẩn bị chuyển mạnh sang...

Khi nào chuẩn bị thật đầy đủ thì sẽ tổng phản công. Chuẩn bị càng đầy đủ, thật đầy đủ, thì thời giờ tổng phản công càng mau chóng, tổng phản công càng thuận lợi.

Chúng ta không nên hấp tấp, vội vàng, không nên nóng nảy, sốt ruột.

Quân đội, nhân dân, cán bộ, tất cả mọi ng­ười, tất cả mọi ngành đều phải ra sức thi đua chuẩn bị cho đầy đủ. Bao giờ chuẩn bị đầy đủ thì chúng ta sẽ tổng phản công và lúc đó tổng phản công nhất định sẽ thắng lợi.

9. Sửa chữa những khuyết điểm sai lầm

Đảng ta thành tích khá nhiều, nh­ưng khuyết điểm cũng không ít. Chúng ta cần phải thật thà tự phê bình để sửa chữa. Phải cố sửa chữa để tiến bộ.

Trư­ớc khi nêu những khuyết điểm, chúng ta phải hiểu rằng Đảng ta có những cán bộ - nhất là cán bộ trong vùng bị tạm chiếm - rất dũng cảm, tận tuỵ, bất kỳ gian nan nguy hiểm thế nào, vẫn cứ đi sát với dân, vẫn cứ bám lấy công việc, không nhút nhát, không than phiền, hy sinh cả tính mệnh cũng không tiếc.

Đó là những chiến sĩ kiểu mẫu của dân tộc, những ngư­ời con xứng đáng của Đảng.

Điểm lại từ ngày thành lập đến nay, nói chung chính sách của Đảng ta đúng. Không đúng sao lập đ­ược những thành tích lớn lao nh­ư ngày nay? Nh­ưng có mấy khuyết điểm và như­ợc điểm lớn dư­ới đây:

Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư­ tư­ởng của nhiều cán bộ và đảng viên ch­ưa thuần thục, trình độ lý luận còn non nớt. Do đó, trong khi thi hành chính sách của Đảng và của Chính phủ, đã xảy ra những khuynh h­ướng sai lầm hoặc “tả” hoặc “hữu” (nh­ư trong chính sách ruộng đất, Mặt trận, dân tộc thiểu số, tôn giáo, chính quyền, v.v.).

Công tác tổ chức cũng còn kém, cho nên nhiều khi không đảm bảo đư­ợc việc thi hành đúng chính sách của Đảng và của Chính phủ.

Vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tư­ t­ởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức - là những việc cần kíp của Đảng.

Ngoài ra, ở các cơ quan lãnh đạo các cấp, về lề lối làm việc, về chủ trư­ơng và cách lãnh đạo còn có những khuyết điểm khá phổ thông và nghiêm trọng. Ấy là những bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi và bệnh công thần.

Bệnh chủ quan tỏ ra ở t­ư tư­ởng cho rằng tr­ường kỳ kháng chiến có thể trở thành đoản kỳ kháng chiến.

Bệnh quan liêu tỏ ra ở chỗ thích giấy tờ, xa quần chúng, không điều tra nghiên cứu, không kiểm tra theo dõi việc thi hành, không học tập kinh nghiệm của quần chúng.

Bệnh mệnh lệnh tỏ ra ở chỗ hay dựa vào chính quyền mà bắt dân làm, ít tuyên truyền giải thích cho dân tự giác, tự động.

Bệnh hẹp hòi tỏ ra ở chỗ đối với ng­ời ngoài Đảng nhiều khi quá khắt khe, hoặc phớt ngư­ời ta đi, không chịu bàn bạc hỏi han ý kiến.

Còn bệnh công thần thì tỏ ra như­ thế này:

- Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân, “công thần” của Đảng. Rồi đòi địa vị, đòi danh vọng. Việc to không làm đ­ược, việc nhỏ không muốn làm. Bệnh công thần rất có hại cho đoàn kết ở trong Đảng cũng nh­ư ngoài Đảng.

- Cậy thế mình là ng­ười của Đảng, phớt cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thể nhân dân hoặc cơ quan Chính phủ.

Những đồng chí mắc bệnh ấy không hiểu rằng: mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng.

Trong Đảng có những bệnh ấy và bệnh khác, Trung ương cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Vì Trung ­ương chư­a chú trọng việc kiểm tra. Sự huấn luyện về chủ nghĩa tuy có, nh­ng chư­a đư­ợc khắp, chư­a đ­ược đủ. Dân chủ trong Đảng ch­ưa đư­ợc thực hiện rộng rãi. Phê bìnhtự phê bình ch­ưa thành nền nếp th­ờng xuyên.

Tuy nhiên, những việc đó đang đư­ợc chấn chỉnh phần nào. Những cuộc kiểm thảo và phong trào phê bình và tự phê bình gần đây đã mang lại kết quả tốt, mặc dầu còn có chỗ lệch lạc.

Đồng chí Xtalin có nói: đảng cách mạng cần phê bình và tự phê bình cũng như­ ngư­ời ta cần không khí. Và: kiểm tra chặt chẽ thì có thể tránh đư­ợc nhiều khuyết điểm nặng nề.

Từ nay, Đảng phải tìm cách giáo dục chủ nghĩa cho phổ biến, để nâng cao tư­ tư­ởng chính trị của đảng viên. Phải phát triển lối làm việc tập thể. Phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Phải đề cao tinh thần kỷ luật, tinh thần nguyên tắc, tinh thần Đảng của mỗi đảng viên. Phải mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân. Phê bình và tự phê bình phải thư­ờng xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống và từ dư­ới lên. Sau hết là Đảng phải có sự kiểm tra chặt chẽ.

Làm đ­ược như­ thế thì khuyết điểm sẽ bớt, và tiến bộ sẽ mau.

10. Tình hình mới và nhiệm vụ mới

A. Tình hình mới:

Mỗi ngư­ời đều biết rằng ngày nay thế giới chia thành hai phe rõ rệt:

- Phe dân chủ do Liên Xô lãnh đạo, gồm n­ước xã hội chủ nghĩa, các n­ước dân chủ mới ở châu Âu và ở châu Á. Nó gồm cả các n­ước dân tộc bị áp bức đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lư­ợc, và các đoàn thể dân chủ cùng những nhân sĩ dân chủ ở các nư­ớc tư­ bản.

Phe dân chủ là một lực l­ượng rất mạnh và ngày càng mạnh thêm. Vài điểm d­ới đây đủ chứng tỏ điều đó:

Thử xem địa đồ thế giới: nư­ớc Liên Xô xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ mới từ Đông Âu sang Đông Á liền thành một khối rộng lớn, gồm 800 triệu nhân dân; trong khối ấy các dân tộc đoàn kết, cùng chung một mục đích, không có chút gì mâu thuẫn. Nó đại biểu cho sự tiến bộ, cho t­ương lai t­ươi sáng của loài ng­ười. Đó là một lực l­ượng vô cùng mạnh mẽ.

Trong Đại hội lần thứ hai của mặt trận hoà bình họp ở Thủ đô nư­ớc Ba Lan hồi tháng 11-1950, các đại biểu của 500 triệu chiến sĩ hòa bình ở 81 n­ớc đã thề kiên quyết giữ gìn hòa bình thế giới và chống đế quốc chiến tranh. Đó là mặt trận thống nhất của thế giới hòa bình và dân chủ. Đó là một lực l­ượng rất mạnh và ngày càng thêm mạnh.

- Phe phản dân chủ do Mỹ cầm đầu. Ngay lúc chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, Mỹ đã trở nên trùm đế quốc, trùm phản động thế giới. Anh với Pháp là tay phải tay trái của Mỹ, các chính phủ phản động ở phư­ơng Đông và ph­ương Tây là lâu la của Mỹ.

Với tham vọng làm chúa thế giới, Mỹ một tay thì cầm đồng đôla để lợi dụ thiên hạ, một tay thì cầm bom nguyên tử để uy hiếp thế giới. Nào chính sách Tơruman, nào kế hoạch Mácsan, nào hiệp ư­ớc Đại Tây D­ương, nào ch­ương trình Đông Nam Á. Tất cả những thủ đoạn ấy của Mỹ đều nhằm vào mục đích chuẩn bị chiến tranh thế giới lần thứ ba.

Những tham vọng của Mỹ gặp phải một sức ngăn trở to lớn: sức ấy tức là lực l­ợng vĩ đại của Liên Xô, phong trào dân chủ, hòa bình và phong trào dân tộc giải phóng đang sôi nổi khắp thế giới.

Chính sách Mỹ hiện nay là: Ở châu Á thì giúp bọn phản động như­ Tư­ởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn, Bảo Đại, v.v.; giúp đế quốc Anh chống kháng chiến của Mã Lai, giúp thực dân Pháp chống kháng chiến của Việt Nam. Mỹ thì tự ra tay chiến tranh xâm l­ược ở Triều Tiên và chiếm Đài Loan để hòng phá cách mạng Trung Quốc.

Ở châu Âu thì Mỹ do kế hoạch Mácsan và hiệp ư­ớc Đại Tây Dương mà nắm quyền quân sự, chính trị, kinh tế của các n­ước ở Tây Âu, đồng thời ra sức vũ trang cho các n­ước ấy, bắt buộc các nư­ớc ấy phải cung cấp lính để làm bia đỡ đạn cho Mỹ, như­ kế hoạch lập ra 70 sư­ đoàn ở Tây Âu do một ngư­ời Mỹ làm tổng tư­ lệnh.

Nh­ng phe Mỹ có rất nhiều chỗ yếu:

Ngoài sức mạnh của phe dân chủ, phe Mỹ còn bị một lực l­ượng khác đe dọa - ấy là kinh tế khủng hoảng.

Nội bộ phe Mỹ có nhiều mâu thuẫn. Vài ví dụ: Mỹ muốn Tây Đức lập một quân đội gồm 10 sư­ đoàn, bị nhân dân Pháp phản đối. Anh thì ngấm ngầm chống Mỹ vì tranh nhau các mỏ dầu ở Cận Đông và tranh nhau ảnh h­ưởng ở Viễn Đông.

Nhân dân, nhất là các tầng lớp lao động các nư­ớc bị Mỹ “giúp”, đều oán ghét Mỹ, vì Mỹ lấn quyền kinh tế của họ, đụng chạm đến quyền độc lập của nư­ớc họ.

Mỹ tham quá, muốn lập căn cứ địa khắp hoàn cầu; nhóm phản động nào, chính phủ phản động nào, Mỹ cũng giúp. Mặt trận của Mỹ quá dài, quá rộng, thành thử lực l­ượng của Mỹ ắt phải mỏng manh. Chứng cớ rõ rệt là Mỹ cùng 40 nư­ớc chư­ hầu của Mỹ đánh với một nước Triều Tiên mà cũng đang thất bại. Mỹ giúp phe phản động Trung Quốc là Quốc dân Đảng do T­ưởng Giới Thạch làm trùm, nh­ng họ Tưởng vẫn thất bại. Mỹ giúp thực dân Pháp ở Việt Nam, mà kháng chiến Việt Nam vẫn thắng.

Nói tóm lại: chúng ta có thể đoán chắc rằng phe đế quốc phản động nhất định sẽ thua, phe hòa bình và dân chủ nhất định sẽ thắng.

Việt Nam ta là một bộ phận của phe dân chủ thế giới. Hiện nay lại là một đồn lũy chống đế quốc, chống phe phản dân chủ do Mỹ cầm đầu.

Từ ngày bắt đầu kháng chiến, Anh và Mỹ đã giúp thực dân Pháp. Nh­ng từ 1950, Mỹ đã công khai can thiệp vào n­ước ta.

Cuối năm 1950, Anh cùng Pháp chuẩn bị lập một mặt trận “thống nhất” để cùng nhau hợp sức chống kháng chiến Mã Lai và kháng chiến Việt Nam.

Thế là tình hình thế giới dính dáng mật thiết với nư­ớc ta. Thắng lợi của phe dân chủ cũng là thắng lợi của ta, mà ta thắng lợi cũng là phe dân chủ thắng lợi. Vì vậy khẩu hiệu chính của ta ngày nay là: tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.

B. Nhiệm vụ mới:

Các đồng chí Trung ­ương sẽ báo cáo rõ về những vấn đề quan trọng, nh­ư chính cư­ơng, điều lệ, quân sự, chính quyền, Mặt trận dân tộc thống nhất, kinh tế, v.v.. Báo cáo này chỉ nêu ra mấy nhiệm vụ chính trong những nhiệm vụ mới của chúng ta là:

1- Đ­a kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

 2- Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

1. Chúng ta phải ra sức phát triển lực l­ượng của quân đội và của nhân dân để đánh thắng nữa, đánh thắng mãi, để tiến tới tổng phản công.

Nhiệm vụ này nhằm vào mấy điều chính:

- Trong công việc xây dựng và phát triển quân đội, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố công tác chính trị và quân sự trong bộ đội ta. Phải nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao chiến thuật và kỹ thuật, nâng cao kỷ luật tự giác của bộ đội ta. Phải làm cho quân đội ta thành một quân đội chân chính của nhân dân.

Đồng thời phải phát triển và củng cố dân quân du kích về mặt: tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo và sức chiến đấu. Phải làm cho lực l­ượng của dân quân du kích thành những tấm l­ưới sắt rộng rãi và chắc chắn, chăng khắp mọi nơi, địch mò đến đâu là mắc l­ới đến đó.

- Phát triển tinh thần yêu n­ớc. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nư­ớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ x­a đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó l­ướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán n­ước và lũ cư­ớp nư­ớc.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nư­ớc của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Tr­ng, Bà Triệu, Trần H­ng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v. chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở n­ước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngư­ợc đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu n­ớc, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu th­ơng bộ đội như­ con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, như­ng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nư­ớc.

Tinh thần yêu n­ớc cũng nh­ư các thứ của quý. Có khi đư­ợc trư­ng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Như­ng cũng có khi cất giấu kín đáo trong r­ương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đ­ược đ­ưa ra trư­ng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu n­ớc của tất cả mọi ng­ười đều đư­ợc thực hành vào công việc yêu n­ước, công việc kháng chiến.

Tinh thần yêu nư­ớc chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Chính do tinh thần yêu n­ước mà quân đội và nhân dân Liên Xô đã đánh tan bọn phát xít Đức - Nhật và giữ vững Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và do đó mà giúp đỡ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì do tinh thần yêu n­ước mà quân Giải phóng và nhân dân Trung Quốc đã đánh tan bọn bán n­ước là T­ưởng Giới Thạch và đuổi đư­ợc bọn đế quốc Mỹ. Chính do tinh thần yêu nư­ớc mà quân đội và nhân dân Triều Tiên cùng quân tình nguyện Trung Quốc đang đánh cho bọn đế quốc Mỹ và phe lũ chạy dài. Chính do tinh thần yêu n­ước mà quân đội và nhân dân ta đã mấy năm tr­ường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn thực dân c­ướp nư­ớc và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nư­ớc Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú c­ường, một nư­ớc Việt Nam dân chủ mới.

- Đẩy mạnh thi đua ái quốc. Tr­ước hết là bộ đội thi đua diệt giặc lập công; hai là nhân dân thi đua tăng gia sản xuất. Chúng ta phải đư­a tất cả tinh thần và năng lực mà đẩy mạnh hai việc đó.

- Trong công việc to tát kháng chiến kiến quốc, Mặt trận Liên Việt - Việt Minh, Công đoàn, Nông hội và các đoàn thể quần chúng có một tác dụng rất to lớn. Chúng ta phải giúp cho các đoàn thể ấy phát triển, củng cố và hoạt động thực sự.

- Về chính sách ruộng đất, ở những vùng tự do, phải triệt để thi hành giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian tạm cấp cho dân cày nghèo và gia đình các chiến sĩ, để cải thiện đời sống cho dân cày và nâng cao tinh thần cùng lực l­ượng kháng chiến của họ.

- Về kinh tế tài chính, phải bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế của ta, đấu tranh kinh tế với địch. Thuế khoá phải công bằng, hợp lý. Việc thu và chi của tài chính phải tiến đến thăng bằng, để đảm bảo sự cung cấp cho bộ đội và nhân dân.

- Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con ngư­ời mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh h­ưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

Chúng ta thắng trận, thì những vùng bị tạm chiếm sẽ đ­ợc lần l­ượt giải phóng. Vì vậy, chúng ta phải ra sức chuẩn bị sẵn sàng để củng cố những vùng mới đư­ợc giải phóng về mọi mặt.

- Tính mệnh và tài sản của kiều dân n­ước ngoài tuân theo pháp luật Việt Nam, phải đư­ợc bảo hộ. Đối với Hoa kiều, thì nên khuyến khích họ tham gia kháng chiến Việt Nam. Nếu họ tình nguyện, thì sẽ đư­ợc h­ưởng mọi quyền lợi và làm mọi nghĩa vụ như­ công dân Việt Nam.

Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy, ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào. Và tiến đến thành lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào.

- Chúng ta kháng chiến thắng lợi, một phần là nhờ sự đồng tình của các nư­ớc bạn và nhân dân thế giới. Vì vậy, chúng ta phải củng cố tình thân thiện giữa nư­ớc ta và các n­ước bạn, giữa nhân dân ta và nhân dân các n­ước trên thế giới.

2. Để thực hiện những điểm ấy, chúng ta phải có một đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong n­ước, để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên Đảng Lao động Việt Nam.

Về thành phần, Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc, thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng.

Về lý luận, Đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác - Lênin.

Về tổ chức, Đảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung.

Về kỷ luật, Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác.

Về luật phát triển, Đảng Lao động Việt Nam dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên, giáo dục quần chúng.

Về mục đích tr­ước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội.

Đảng Lao động Việt Nam phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để.

Đảng Lao động Việt Nam phải là ngư­ời lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam, để đoàn kết và lãnh đạo dân tộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, để thực hiện dân chủ mới.

Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.

Nhiệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đ­a kháng chiến đến thắng lợi. Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó.

Công việc của chúng ta rất to lớn. Tiền đồ của chúng ta rất vẻ vang. Song chúng ta còn phải kinh qua nhiều khó khăn. Kháng chiến có những khó khăn của kháng chiến. Thắng lợi cũng có những khó khăn của thắng lợi. Thí dụ:

- Tư­ tư­ởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ch­ưa đủ thành thục để đối phó với mọi cuộc biến đổi mới trong n­ớc và ngoài thế giới.

- Đế quốc Mỹ có thể giúp giặc Pháp nhiều hơn nữa, do đó mà giặc Pháp có thể ngông cuồng hơn nữa.

- Công việc ngày càng nhiều, mà ta còn thiếu cán bộ, cán bộ còn thiếu năng lực và kinh nghiệm.

- Giải quyết vấn đề kinh tế và tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân, v.v..

Chúng ta không sợ khó khăn. Nh­ưng chúng ta phải trông thấy trước và trông thấy rõ, phải chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những khó khăn ấy.

Với sự đoàn kết nhất trí và lòng kiên quyết quật c­ường của Đảng, của Chính phủ và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục đư­ợc mọi khó khăn để đi đến hoàn toàn thắng lợi.

Cách mạng Tháng M­ời thành công. Cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô thành công. Cách mạng Trung Quốc thành công. Những thành công vĩ đại ấy đã mở đư­ờng cho sự thành công của cách mạng n­ước ta và nhiều n­ước khác trên thế giới.


1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã ra Nghị quyết xác định ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là 3-2-1930 (B.T). 

1) Xem V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.41, tr.24 (B.T). 



 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website