Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam

 

Mục Đích và tôn chỉ

 

Đảng Lao động Việt Namlà Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam.

Đảng Lao động Việt Namlấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.

Đảng Lao động Việt Nam nhận định cách mạng Việt Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ của cách mạng đó là đánh đuổi đế quốc xâm lược, xoá bỏ các di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển kinh tế, chính trị, vǎn hoá dân chủ nhân dân để tạo điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn hiện tại, nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng là đánh đuổi đế quốc xâm lược. Mục đích và tôn chỉ

Muốn thực hiện các nhiệm vụ trên,Đảng Lao động Việt Namphải củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở công nông và lao động trí óc liên minh do giai cấp công nhân lãnh đạo; tập hợp đông đảo quần chúng thợ thuyền, dân cày, trí thức, tiểu tư sản và các từng lớp, các người yêu nước và tiến bộ xung quanh Đảng; củng cố chính quyền nhân dân; củng cố và phát triển quân đội nhân dân.

Đảng Lao động Việt Nam nhận định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khǎng khít của phong trào hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa thế giới do Liên Xô lãnh đạo. Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân dân Việt Nam sát cánh với nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, xây dựng dân chủ nhân dân và hoà bình lâu dài trên thế giới.

Đảng Lao động Việt Namtổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung và có kỷ luật rất nghiêm, kỷ luật tự giác. Dân chủ và kỷ luật của Đảng là cốt để giữ cho Đảng được thống nhất tư tưởng và hành động để tẩy trừ những khuynh hướng cơ hội, bè phái ra khỏi Đảng. Đảng dùng phương pháp phê bình và tự phê bình một cách thường xuyên để sửa chữa những sai lầm khuyết điểm của mình và luôn luôn tiến bộ.

Đảng Lao động Việt Namlấy việc phục vụ quần chúng nhân dân làm đường lối hoạt động của Đảng. Bởi vậy, mỗi đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, hiểu rõ nguyện vọng nhu cầu của quần chúng nhân dân để kịp thời giải quyết một cách thích đáng. Đảng phải chống bệnh cô độc, mệnh lệnh, quan liêu, cũng như bệnh theo đuôi quần chúng.

Đảng Lao động Việt Namnhận rõ sứ mạng của mình rất nặng nề, nhưng tiền đồ rất vẻ vang. Tất cả các đảng viên phải hǎng hái, dũng cảm thi hành Chính cương, Nghị quyết của Đảng, đưa cách mạng đến thành công và thực hiện mục đích của Đảng.

 

Chương thứ nhất

Đảng viên

 

Điều thứ 1- Tất cả những người ở Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, chủng tộc, thừa nhận Chính cương, Điều lệ của Đảng, hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng, đóng nguyệt phí cho Đảng, đều được nhận là đảng viên.

Điều thứ 2- Tất cả các đảng viên đều có nhiệm vụ:

a) Tham gia sinh hoạt Đảng, thực hiện nghị quyết, chính sách của Đảng; giới thiệu đảng viên mới, phát triển ảnh hưởng Đảng; đấu tranh chống tất cả mọi tư tưởng, hành động có hại đến sự nghiệp và thanh danh của Đảng.

b) Liên kết chặt chẽ với quần chúng, hoạt động trong một tổ chức quần chúng, tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của quần chúng để giải quyết một cách kịp thời và thích đáng; hết lòng phục vụ quần chúng, học hỏi quần chúng và giáo dục quần chúng.

c) Kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình thế giới.

d) Làm gương mẫu trong việc chấp hành nghị quyết và giữ kỷ luật của Chính phủ và của các đoàn thể cách mạng của nhân dân; làm gương mẫu trong mọi công tác cách mạng, trong công tác lao động và trong việc giữ gìn của công.

đ) Luôn luôn cố gắng nâng cao trình độ chính trị, trau dồi tư tưởng của mình bằng cách học tập chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Điều thứ 3- Những đảng viên chính thức đều có quyền:

a) Bàn bạc và biểu quyết công việc Đảng.

b) Tuyển cử và ứng cử vào các cơ quan chỉ đạo của Đảng.

c) Đề nghị, giãi bày ý kiến với bất kỳ một cơ quan nào trong Đảng, cho đến Đại hội toàn quốc của Đảng.

d) Trong các cuộc hội nghị, được phê bình, chất vấn về chủ trương, chính sách của Đảng, được phê bình bất kỳ người nào, cấp bộ nào trong Đảng.

Những đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết công việc Đảng, tuyển cử và ứng cử vào các cơ quan chỉ đạo của Đảng; còn các quyền khác thì đều được hưởng như đảng viên chính thức.

Điều thứ 4- Người muốn vào Đảng:

a) Phải xin với chi bộ nơi mình ở hoặc làm việc và phải khai rõ lý lịch cho chi bộ xét.

b) Phải có 2 đảng viên chính thức giới thiệu, đảm bảo lý lịch khai đó là đúng, và đảm bảo xứng đáng được vào Đảng.

c) Được hội nghị chi bộ công nhận và cấp trên chuẩn y. Việc xét để công nhận và chuẩn y này phải làm từng người một.

d) Phải trải qua một thời kỳ dự bị.

Điều thứ 5- Điều kiện người giới thiệu, cơ quan chuẩn y và thời kỳ dự bị phải tuỳ theo thành phần giai cấp của người xin vào Đảng mà quy định.

a) Thợ thuyền, cố nông, bần nông, dân nghèo ở thành thị:

Phải có 2 đảng viên ít nhất đã chính thức 6 tháng giới thiệu, do hội nghị chi bộ công nhận, cấp trên trực tiếp của chi bộ chuẩn y, và trải qua 6 tháng dự bị mới được nhận là đảng viên chính thức.

b) Trung nông, tiểu tư sản trí thức và những người thuộc các tầng lớp tiểu tư sản khác:

Phải có 2 đảng viên ít nhất đã chính thức 1 nǎm giới thiệu, do hội nghị chi bộ công nhận, cấp trên trực tiếp của chi bộ chuẩn y, và trải qua một nǎm dự bị mới được nhận là đảng viên chính thức.

c) Những người thuộc các từng lớp xã hội khác chưa kể trong hai hạng trên:

Phải có 2 đảng viên ít nhất đã chính thức 2 nǎm giới thiệu, do hội nghị chi bộ công nhận, tỉnh uỷ hay thành uỷ chuẩn y và trải qua 2 nǎm dự bị, mới được nhận là đảng viên chính thức.

Chú thích:

a) Binh sĩ cách mạng tuỳ theo thành phần giai cấp mà kết nạp. Những binh sĩ đã tham gia quân đội trên 3 nǎm nếu thuộc thành phần giai cấp loại b thì được hưởng điều kiện loại a, nếu thuộc thành phần giai cấp loại c thì được hưởng điều kiện loại b.

b) Những chiến sĩ có công đặc biệt khi được kết nạp vào Đảng thì có thể được rút ngắn thời kỳ dự bị. Việc rút ngắn thời kỳ dự bị này sẽ do chi bộ quyết định và cấp trên chuẩn y.

c) Những người đổi nghề trên 3 nǎm thì tính theo thành phần giai cấp mới.

Điều thứ 6- Đối với đảng viên các đảng khác muốn vào Đảng Lao động Việt Nam:

Nếu là đảng viên thường thuộc thành phần giai cấp loại a kể ở điều thứ 5 (nghĩa là thuộc thành phần thợ thuyền, cố nông, bần nông, dân nghèo ở thành thị) thì phải chịu điều kiện loại b (nghĩa là điều kiện của trung nông, tiểu tư sản trí thức và những người thuộc các tầng lớp tiểu tư sản khác).

Nếu thuộc thành phần giai cấp loại b thì phải chịu điều kiện loại c (nghĩa là điều kiện của những người thuộc các từng lớp xã hội khác chưa kể trong hai hạng trên).

Nếu thuộc thành phần giai cấp loại c, hoặc nếu ở các cấp chỉ đạo từ tỉnh trở lên của các đảng ấy, thì phải có 2 đảng viên Đảng Lao động ít nhất chính thức 3 nǎm giới thiệu, do Ban Chấp hành Trung ương hoặc cơ quan được Ban Chấp hành Trung ương uỷ quyền chuẩn y và phải trải qua 2 nǎm dự bị, thì mới được nhận là đảng viên chính thức.

Điều thứ 7- Người giới thiệu phải chịu trách nhiệm với Đảng về lý lịch và tư cách người mình giới thiệu suốt khoảng thời gian trước khi người ấy được nhận là đảng viên chính thức.

Cơ quan nào chuẩn y cũng phải chịu trách nhiệm như thế.

Điều thứ 8 - Trong thời kỳ dự bị, người đảng viên dự bị phải được học hỏi những điều tối thiểu cần thiết về đường lối chính sách của Đảng, về lề lối làm việc và sinh hoạt trong Đảng. Chi bộ phải chú ý xem xét trình độ hiểu biết, tinh thần, tư cách và sự tiến bộ của người đảng viên dự bị.

Điều thứ 9 - Khi thời kỳ dự bị của một đảng viên dự bị đã hết thì chi bộ xét việc chuyển đảng viên ấy thành đảng viên chính thức. Nếu thấy chưa đủ điều kiện, thì có thể kéo dài thời kỳ dự bị nhiều nhất là gấp đôi. Nếu hết thời gian ấy mà xét vẫn không đủ điều kiện nhận là đảng viên chính thức, thì đưa ra khỏi Đảng.

Quyết định của chi bộ về việc chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức phải được cấp uỷ đã chuẩn y cho kết nạp vào Đảng thông qua mới có giá trị.

Điều thứ 10 - Đảng viên nào muốn ra Đảng thì phải chính thức yêu cầu với chi bộ do chi bộ chuẩn y và cấp trên trực tiếp thông qua.

Điều thứ 11 - Tuổi đảng của một đảng viên tính từ ngày đảng viên ấy được nhận là chính thức.

Trong thời gian mất liên lạc với Đảng, nếu thật vẫn hoạt động cách mạng thì thời gian ấy được tính vào tuổi đảng.

 

Chương thứ hai

Dân chủ tập trung trong đảng

 

Điều thứ 12 - Đảng Lao động Việt Namtổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung, nghĩa là:

a) Cơ quan chỉ đạo các cấp của Đảng đều do tuyển cử lập nên. Trừ trường hợp khó khǎn không tổ chức tuyển cử được mới do cấp trên chỉ định.

Khi tuyển cử, tất cả các đại biểu chính thức đều có quyền ứng cử, giới thiệu tuyển cử người mình tín nhiệm. Nếu tuyển cử ở hội nghị toàn thể chi bộ thì tất cả các đảng viên chính thức trong chi bộ đều có quyền như thế.

b) Các nghị quyết trong các hội nghị của Đảng đều lấy theo ý kiến đa số. Trước khi nghị quyết, các đảng viên được quyền phát biểu hết ý kiến của mình.

c) Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương.

Đảng viên nào đối với chỉ thị, nghị quyết của đa số và của cấp trên có chỗ không đồng ý, thì có quyền yêu cầu xét lại, nhưng trong khi chờ đợi, vẫn phải tích cực thi hành những chỉ thị, nghị quyết đó.

d) Cơ quan chỉ đạo của Đảng ở mỗi địa phương được quyền giải quyết công việc thuộc phạm vi mình theo đúng đường lối, chính sách, nguyên tắc của Đảng và chủ trương của cấp trên. Gặp những việc quan trọng hoặc những việc vượt quá phạm vi địa phương thì phải xin chỉ thị cấp trên.

đ) Từng thời hạn nhất định, cấp dưới phải báo cáo lên cấp trên tình hình địa phương, chủ trương và công việc đã làm. Từng thời hạn nhất định, cấp trên cũng phải báo cáo tình hình chung, chủ trương và công việc đã làm cho cấp dưới.

Nếu có những điều không hiểu hoặc không đồng ý, cấp dưới có quyền hỏi và đề đạt ý kiến lên cấp trên.

 

Chương thứ ba

Hệ thống tổ chức của đảng

 

Điều thứ 13 - Tổ chức của Đảng cǎn cứ vào đơn vị sản xuất, đơn vị công tác, hay đơn vị hành chính. Các đảng bộ khi mới thành lập phải được cấp trên cách một cấp chuẩn y.

Điều thứ 14 - Hệ thống tổ chức của Đảng như sau:

Toàn quốc, có Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

Xứ, khu (hoặc liên khu) có đại hội đại biểu xứ, khu (hoặc liên khu) và Ban Chấp hành xứ, khu (hoặc liên khu), (gọi tắt là xứ uỷ, khu uỷ, hoặc liên khu uỷ).

Tỉnh, thành có đại hội đại biểu tỉnh, thành và ban chấp hành tỉnh, thành (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ).

Huyện, quận (trong thành phố), thị xã, có đại hội đại biểu huyện, quận, thị xã và ban chấp hành huyện, quận, thị xã (gọi tắt là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ).

Trong mỗi xã, xí nghiệp (nhà máy, hầm mỏ, bến tàu, đồn điền, hãng buôn), trường học, công sở, cơ quan, khu phố có hội nghị toàn thể chi bộ và ban chấp hành chi bộ (gọi tắt là chi uỷ). Trong những xã, xí nghiệp hay khu phố có nhiều chi bộ thì có đại hội đại biểu xã, xí nghiệp, khu phố và ban chấp hành xã, xí nghiệp, hay khu phố.

Chú thích:

ở những khu vực quan trọng về kinh tế, chính trị, v.v. có thể tổ chức những khu bộ đặc biệt. Tổ chức và quyền hạn của các khu bộ đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Điều thứ 15-Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi đảng bộ là đại hội đại biểu của đảng bộ ấy. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi bộ là hội nghị toàn thể chi bộ.

Giữa khoảng 2 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, cơ quan chỉ đạo cao nhất của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương.

Giữa khoảng 2 kỳ Đại hội đại biểu của mỗi đảng bộ, cơ quan chỉ đạo cao nhất của đảng bộ ấy là ban chấp hành đảng bộ.

Giữa khoảng 2 kỳ hội nghị toàn thể chi bộ, cơ quan chỉ đạo cao nhất của chi bộ là chi uỷ.

Đại hội đại biểu mỗi đảng bộ phải có quá nửa số đại biểu được triệu tập đến tham dự thay mặt cho quá nửa số đảng viên và số đảng bộ cấp dưới thì mới có giá trị. Nghị quyết của đại hội đại biểu mỗi đảng bộ do cấp trên trực tiếp chuẩn y. Ban chấp hành do đại hội ấy cử ra phải được ban chấp hành cấp trên cách một cấp chuẩn y.

Điều thứ 16- Khi cần quyết định những chủ trương quan trọng hoặc kiểm thảo công tác, hoặc bổ sung một số cấp uỷ viên, các cấp uỷ có thể triệu tập những cuộc hội nghị toàn đảng bộ (hội nghị toàn quốc, hội nghị toàn xứ, khu; hội nghị toàn tỉnh, thành; hội nghị toàn huyện, quận, thị xã). Số đại biểu do cấp uỷ triệu tập ấn định, và do cấp uỷ dưới cử lên.

Phải có quá nửa số đại biểu được triệu tập đến tham dự, thay mặt cho quá nửa số cấp uỷ dưới, thì hội nghị toàn đảng bộ mới có giá trị.

Nghị quyết của hội nghị toàn đảng bộ mỗi cấp phải do cấp uỷ triệu tập thông qua. Những uỷ viên bổ sung phải được cấp trên cách một cấp chuẩn y.

Nếu được cấp trên đồng ý, hội nghị toàn đảng bộ mỗi cấp có thể thay cho đại hội đại biểu mà bầu ra ban chấp hành mới.

Điều thứ 17- Khi cần phổ biến nghị quyết, hoặc trưng cầu ý kiến về những vấn đề nhất định, hoặc đúc và phổ biến kinh nghiệm, các cấp uỷ có thể triệu tập những cuộc hội nghị cán bộ.

Điều thứ 18- Các cấp uỷ tuỳ theo sự cần thiết được lập ra các ban và tiểu ban giúp việc. Thành phần, quyền hạn, trách nhiệm và cách làm việc của các ban và tiểu ban này do cấp uỷ phụ trách quyết định, dựa theo một nghị quyết chung của Ban Chấp hành Trung ương.

Gặp những việc đặc biệt, các cấp uỷ có thể lập ra những ban đặc biệt, xong việc rồi giải tán.

 

Chương thứ tư

Chi bộ, tổ chức nền tảng của đảng

 

Điều thứ 19- Trong mỗi xã, xí nghiệp (nhà máy, hầm mỏ, bến tầu, đồn điền, hãng buôn) trường học, công sở, cơ quan, khu phố, nếu có từ 3 đảng viên trở lên thì thành lập chi bộ. Việc thành lập chi bộ phải do cấp uỷ trên cách một cấp của chi bộ chuẩn y. Nếu mới chỉ có 1 hay 2 đảng viên, thì các đảng viên ấy tạm ghép vào một chi bộ gần đó mà sinh hoạt.

Điều thứ 20- Nhiệm vụ của chi bộ là:

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và của Chính phủ; lãnh đạo quần chúng nơi mình hoạt động thực hiện chủ trương chính sách ấy.

b) Phân phối và kiểm tra công tác của các đảng viên, giáo dục đảng viên, kết nạp đảng viên mới, thu đảng phí, khen thưởng và thi hành kỷ luật.

c) Thảo luận và tham gia việc quyết định các vấn đề thuộc đường lối chính sách chung của Đảng.

d) Thường lệ báo cáo tình hình chung ở địa phương mình lên cấp trên.

Điều thứ 21- Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức thì do hội nghị toàn thể chi bộ cử ra bí thư (có thể cử thêm phó bí thư nếu cần) để chỉ đạo công việc hàng ngày.

Chi bộ từ 9 đảng viên chính thức trở lên thì do hội nghị toàn thể chi bộ cử ra chi uỷ từ 3 đến 7 người để chỉ đạo công việc hàng ngày. Chi uỷ cử ra bí thư chi bộ (có thể cử thêm phó bí thư nếu cần). Bí thư chi bộ ít nhất phải có 1 nǎm tuổi đảng. Chi uỷ cứ 6 tháng cử lại 1 lần.

Điều thứ 22- Chi bộ đông đảng viên có thể tuỳ điều kiện công việc hay địa thế mà chia ra tiểu tổ. Mỗi tiểu tổ có tổ trưởng. Tổ trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.

Điều thứ 23- Toàn thể chi bộ khai hội thường lệ mỗi tháng một lần để xét tình hình, kiểm điểm công tác, thảo luận chỉ thị nghị quyết của cấp trên, định chương trình làm việc, phân phối công tác cho các đảng viên, v.v.. Nếu đến kỳ hạn thì cử bí thư hoặc chi uỷ, và cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu cấp trên nếu có.

Gặp việc quan trọng bất thường, bí thư hay chi uỷ phải triệu tập hội nghị bất thường.

Chi uỷ thường lệ 2 tuần phải khai hội 1 lần để xét tình hình và định kế hoạch công tác.

Điều thứ 24- Ở những xã, xí nghiệp, hoặc khu phố mà số đảng viên quá đông thì tuỳ theo quan hệ về kinh tế, địa dư mà tổ chức ra nhiều chi bộ.

Mỗi chi bộ xí nghiệp nhiều nhất không nên quá 70 đảng viên.

Mỗi chi bộ xã, khu phố nhiều nhất không nên quá 50 đảng viên.

Trên các chi bộ ấy có ban chấp hành xí nghiệp, xã, hoặc khu phố chỉ đạo.

Điều thứ 25-Ban chấp hành xã, xí nghiệp, hoặc khu phố do đại hội đại biểu xã, xí nghiệp, hoặc khu phố cử ra và cứ 6 tháng cử lại một lần; ban chấp hành xã, xí nghiệp, hoặc khu phố cử ra ban thường vụ, bí thư (nếu cần thì cử thêm phó bí thư) để giải quyết công việc hàng ngày. Bí thư ban chấp hành xã, xí nghiệp, hoặc khu phố ít nhất cũng phải 2 nǎm tuổi đảng.

Điều thứ 26- Nhiệm vụ của ban chấp hành xã, xí nghiệp, hoặc khu phố là:

a) Thi hành những nghị quyết của đại hội đại biểu xã, xí nghiệp hoặc khu phố và chỉ thị nghị quyết của cấp trên; chỉ đạo các chi bộ hoạt động.

b) Tổ chức và chỉ đạo các công tác của Đảng trong phạm vi xã, xí nghiệp, hoặc khu phố.

c) Chỉ đạo công tác cho các đảng đoàn trong các cơ quan, đoàn thể trong xã, xí nghiệp, hoặc khu phố.

d) Phân phối cán bộ, quản lý tài chính đảng trong phạm vi xã, xí nghiệp, hoặc khu phố.

Điều thứ 27-Toàn thể ban chấp hành xã, xí nghiệp, hoặc khu phố thường lệ mỗi tháng họp một lần và cứ 3 tháng phải báo cáo tình hình chung của xã, xí nghiệp, hoặc khu phố và công việc đã làm cho các chi bộ thuộc quyền chỉ đạo của mình biết. Đúng kỳ hạn, ban chấp hành xã, xí nghiệp hoặc khu phố phải báo cáo lên cấp trên.

Ban thường vụ thường lệ nửa tháng phải họp một lần.

 

Chương thứ nǎm

Huyện bộ, quận bộ, thị bộ

 

Điều thứ 28- Tất cả các đảng bộ trong một huyện, quận (trong thành phố) hay thị xã họp thành huyện bộ, quận bộ hay thị bộ của Đảng.

Điều thứ 29- Cơ quan có quyền cao nhất của một huyện bộ, quận bộ hay thị bộ là đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ hay thị bộ.

Đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ hay thị bộ do huyện uỷ, quận uỷ hay thị uỷ triệu tập, thường lệ một nǎm một lần. Gặp trường hợp đặc biệt, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ có thể triệu tập sớm hơn hay lùi lại, nhưng phải được tỉnh uỷ, thành uỷ đồng ý.

Nếu huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ xét cần, hoặc nếu quá nửa số đại biểu đã dự kỳ đại hội đại biểu trước hay quá nửa số đảng bộ trong huyện, quận, thị xã yêu cầu mà tỉnh uỷ, thành uỷ đồng ý, hoặc nếu tỉnh uỷ, thành uỷ xét cần thì huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ triệu tập đại hội đại biểu bất thường của huyện bộ, quận bộ, thị bộ.

Số đại biểu chính thức và dự khuyết đi dự đại hội đại biểu do huyện uỷ, quận uỷ hay thị uỷ cǎn cứ vào tình hình chung, vào số lượng đảng viên và sự quan trọng của mỗi đảng bộ cấp dưới mà ấn định. Huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ chỉ được cử một nửa số uỷ viên làm đại biểu chính thức, và có thể chỉ định thêm một số đại biểu chính thức nữa, nhưng số đại biểu này không được chỉ định trong huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ và không được quá một phần mười tổng số đại biểu chính thức do các địa phương cử lên.

Phải có quá nửa số đại biểu được triệu tập đến tham dự, thay mặt cho quá nửa số đảng viên và số đảng bộ trong huyện, quận hay thị xã thì đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ, thị bộ mới có giá trị.

Điều thứ 30- Công việc của đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ, thị bộ là:

- Xét và chuẩn y các báo cáo của huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ cũ;

- Bàn và định các vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế, vǎn hoá, và các vấn đề nội bộ của Đảng trong huyện, quận, thị xã theo đúng đường lối chính sách chung của Đảng;

- Bàn các vấn đề do tỉnh uỷ hay thành uỷ đề ra ;

- Cử ban huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ mới và cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu tỉnh, thành nếu có.

Điều thứ 31- Huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ là cơ quan có quyền cao nhất của huyện bộ, quận bộ và thị bộ giữa khoảng 2 kỳ đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ và thị bộ.

Số uỷ viên chính thức và dự khuyết trong huyện uỷ, quận uỷ và thị uỷ do đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ, thị bộ ấn định, dựa vào sự quyết định chung của cấp trên. Trong khi đang làm việc nếu thiếu uỷ viên chính thức thì huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ có thể quyết định lấy uỷ viên dự khuyết lên. Nếu thiếu nữa thì do hội nghị toàn huyện, toàn quận, toàn thị xã cử thêm, hay do tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ định. Số cử thêm hay chỉ định không được quá một phần tư tổng số uỷ viên do đại hội đại biểu cử ra.

Các uỷ viên huyện bộ, quận bộ, thị bộ ít nhất cũng phải 2 nǎm tuổi đảng.

Điều thứ 32- Công việc của huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ là:

- Thi hành nghị quyết của đại hội đại biểu huyện bộ, quận bộ, thị bộ và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên;

- Chỉ đạo các ban chấp hành xí nghiệp, xã, khu phố và các chi bộ hoạt động;

- Tổ chức và chỉ đạo các công tác của Đảng trong phạm vi huyện, quận, thị xã;

- Chỉ đạo công tác cho các đảng đoàn trong các cơ quan, đoàn thể trong huyện, quận, thị xã;

- Phân phối cán bộ, quản lý tài chính đảng trong huyện, quận, thị xã.

Điều thứ 33- Toàn thể hội nghị huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ cử ra ban thường vụ, bí thư và phó bí thư để giải quyết công việc hàng ngày.

Bí thư huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ ít nhất cũng phải 3 nǎm tuổi đảng.

Điều thứ 34- Toàn thể hội nghị huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ thường lệ, họp mỗi tháng 1 lần. Và cứ 3 tháng huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ phải báo cáo tình hình chung và công việc đã làm cho các đảng bộ trong huyện, quận, thị xã biết.

Đúng kỳ hạn, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ phải báo cáo lên cấp trên.

 

Chương thứ sáu

Tỉnh bộ, thành bộ

 

Điều thứ 35-Tất cả các huyện bộ, thị bộ trong một tỉnh, tất cả các quận bộ trong một thành phố họp thành tỉnh bộ, thành bộ của Đảng.

Điều thứ 36- Cơ quan có quyền cao nhất của một tỉnh bộ, thành bộ là đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ ấy.

Đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ do tỉnh uỷ, thành uỷ triệu tập, thường lệ 18 tháng 1 lần. Gặp trường hợp đặc biệt, tỉnh uỷ, thành uỷ có thể triệu tập sớm hơn hay lùi lại nhưng phải được xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) đồng ý.

Nếu tỉnh uỷ, thành uỷ xét cần, hoặc nếu quá nửa số đại biểu đã dự kỳ đại hội đại biểu trước hay quá nửa số huyện bộ, quận bộ, thị bộ yêu cầu mà xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) đồng ý, hoặc nếu xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) xét cần thì tỉnh uỷ, thành uỷ triệu tập đại hội đại biểu bất thường của tỉnh bộ, thành bộ.

Số đại biểu chính thức và dự khuyết đi dự đại hội đại biểu do tỉnh uỷ, thành uỷ cǎn cứ vào tình hình chung, vào số lượng đảng viên và sự quan trọng của mỗi huyện bộ, quận bộ, thị bộ mà ấn định. Tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ được một nửa số ủy viên làm đại biểu chính thức, và có thể chỉ định thêm một số đại biểu chính thức nữa, nhưng số đại biểu này không được chỉ định trong tỉnh uỷ, thành uỷ và không được quá một phần mười tổng số đại biểu chính thức do các địa phương cử lên.

Phải có quá nửa số đại biểu được triệu tập đến tham dự, thay mặt cho quá nửa số đảng viên và số huyện bộ, quận bộ, thị bộ trong tỉnh, thành thì đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ mới có giá trị .

Điều thứ 37- Công việc của đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ là:

- Xét và chuẩn y các báo cáo của tỉnh uỷ, thành uỷ cũ;

- Bàn và định các vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế, vǎn hoá và các vấn đề nội bộ của Đảng trong tỉnh, thành theo đúng đường lối chính sách chung của Đảng;

Bàn các vấn đề do xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) đề ra;

- Cử ban tỉnh uỷ, thành uỷ mới, và cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu xứ, khu nếu có.

Điều thứ 38- Tỉnh uỷ, thành uỷ là cơ quan có quyền cao nhất của tỉnh bộ, thành bộ, giữa khoảng 2 kỳ đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ.

Số uỷ viên chính thức và dự khuyết trong tỉnh uỷ, thành uỷ, do đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ ấn định, dựa vào sự quyết định chung của cấp trên. Trong khi đang làm việc nếu thiếu uỷ viên chính thức thì tỉnh uỷ, thành uỷ có thể quyết định lấy uỷ viên dự khuyết lên. Nếu thiếu nữa sẽ do hội nghị toàn tỉnh, toàn thành cử thêm, hay do xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) chỉ định. Số cử thêm hay chỉ định không được quá một phần tư tổng số uỷ viên do đại hội đại biểu cử ra.

Các uỷ viên tỉnh, thành ít nhất cũng phải 3 nǎm tuổi đảng.

Điều thứ 39- Công việc của tỉnh uỷ, thành uỷ là:

- Thi hành nghị quyết của đại hội đại biểu tỉnh bộ, thành bộ và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên;

- Chỉ đạo các huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ hoạt động;

- Tổ chức và chỉ đạo các công tác đảng trong phạm vi tỉnh, thành;

- Chỉ đạo công tác cho các đảng đoàn trong các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, thành;

- Phân phối cán bộ, quản lý tài chính đảng trong tỉnh, thành.

Điều thứ 40- Toàn thể hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ cử ra ban thường vụ, bí thư và phó bí thư để giải quyết công việc hàng ngày. Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ ít nhất cũng phải 4 nǎm tuổi đảng.

Điều thứ 41- Toàn thể hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ thường lệ 3 tháng họp một lần. Cứ 6 tháng, tỉnh uỷ, thành uỷ phải báo cáo tình hình chung và công việc đã làm cho các chi bộ trong tỉnh, thành biết.

Đúng kỳ hạn, tỉnh uỷ, thành uỷ phải báo cáo lên cấp trên.

 

Chương thứ bảy

Xứ bộ, khu bộ

 

Điều thứ 42- Tất cả các tỉnh bộ, thành bộ trong một xứ, một khu (hoặc liên khu) họp thành xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) của Đảng.

Điều thứ 43- Cơ quan có quyền cao nhất của một xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) là đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ).

Đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) do xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) triệu tập thường lệ 18 tháng một lần. Gặp trường hợp đặc biệt, xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) có thể triệu tập sớm hơn hay lùi lại, nhưng phải được Ban Chấp hành trung ương đồng ý.

Nếu xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) xét cần, hoặc nếu quá nửa số đại biểu đã dự kỳ đại hội đại biểu trước hoặc quá nửa số tỉnh bộ, thành bộ yêu cầu mà Ban Chấp hành Trung ương đồng ý, hoặc nếu Ban Chấp hành Trung ương xét cần thì xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) triệu tập đại hội đại biểu bất thường của xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ).

Số đại biểu chính thức và dự khuyết đi dự đại hội đại biểu do xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) cǎn cứ vào tình hình chung, vào số lượng đảng viên và sự quan trọng của mỗi tỉnh bộ, thành bộ mà ấn định. Xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) chỉ được cử một nửa số uỷ viên làm đại biểu chính thức và có thể chỉ định thêm một số đại biểu chính thức nữa, nhưng số đại biểu này không được chỉ định trong xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) và không được quá một phần mười tổng số đại biểu chính thức do các địa phương cử lên.

Phải có quá nửa số đại biểu được triệu tập đến tham dự, thay mặt cho quá nửa số đảng viên và số tỉnh bộ, thành bộ trong xứ, khu (hoặc liên khu) thì đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) mới có giá trị.

Điều thứ 44- Công việc của đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) là:

- Xét và chuẩn y các báo cáo của xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) cũ;

- Bàn và định các vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế, vǎn hoá và các vấn đề nội bộ của Đảng trong xứ, khu (hoặc liên khu) theo đúng đường lối chính sách chung của Đảng;

- Bàn các vấn đề do Ban Chấp hành Trung ương đề ra;

- Cử ban xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) mới và cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc nếu có.

Điều thứ 45- Xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) là cơ quan có quyền cao nhất của xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) giữa khoảng 2 kỳ đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ).

Số uỷ viên chính thức và dự khuyết trong xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) do đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) ấn định, dựa theo nghị quyết chung của Ban Chấp hành Trung ương. Trong khi đang làm việc, nếu thiếu uỷ viên chính thức thì xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) có thể quyết định lấy uỷ viên dự khuyết lên. Nếu thiếu nữa sẽ do hội nghị toàn xứ, toàn khu (hoặc liên khu) cử thêm hay do Ban Chấp hành Trung ương chỉ định. Số cử thêm hay chỉ định không được quá một phần tư tổng số uỷ viên do đại hội đại biểu cử ra.

Các uỷ viên xứ, khu (hoặc liên khu) ít nhất cũng phải 4 nǎm tuổi đảng.

Điều thứ 46-Công việc của xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) là:

- Thi hành nghị quyết của đại hội đại biểu xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) và các chỉ thị nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương;

- Chỉ đạo các tỉnh uỷ, thành uỷ hoạt động;

- Tổ chức và chỉ đạo các công tác của Đảng trong phạm vi xứ, khu (hoặc liên khu);

- Chỉ đạo công tác cho các Đảng đoàn trong các cơ quan, đoàn thể trong xứ, khu (hoặc liên khu);

- Phân phối cán bộ, quản lý tài chính đảng trong xứ, khu (hoặc liên khu).

Điều thứ 47- Toàn thể hội nghị xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) cử ra ban thường vụ, bí thư và phó bí thư để giải quyết công việc hàng ngày. Bí thư xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) ít nhất cũng phải 6 nǎm tuổi đảng.

Đối với các tỉnh bộ, thành bộ ở xa hoặc những khu vực đặc biệt, xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) có thể tổ chức các ban cán sự giúp việc mình để chỉ đạo những nơi đó. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và cách làm việc của các ban cán sự này do xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) ấn định, rồi thông tri cho các tỉnh bộ, thành bộ và khu bộ đặc biệt có quan hệ biết.

Điều thứ 48- Toàn thể hội nghị xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) thường lệ 6 tháng họp 1 lần, và cứ 6 tháng xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) phải báo cáo tình hình chung và công việc đã làm cho các tỉnh bộ, thành bộ trong xứ, khu (hoặc liên khu) biết.

Đúng kỳ hạn, xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) phải báo cáo lên cấp trên.

 

Chương thứ tám

Cơ quan trung ương của đảng

 

Điều thứ 49- Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan có quyền cao nhất của Đảng, thường lệ ba nǎm họp 1 lần. Gặp trường hợp đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương có thể triệu tập sớm hơn hay lùi lại. Trong trường hợp triệu tập lùi lại, Ban Chấp hành Trung ương phải thông tri rõ lý do ít nhất cho đến cấp tỉnh biết.

Ban Chấp hành Trung ương phải nêu các vấn đề sẽ bàn ở Đại hội cho các cấp thảo luận trước.

Nếu Ban Chấp hành Trung ương xét cần hoặc nếu quá nửa số đại biểu đã dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần trước hoặc quá nửa số xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) và đảng bộ khác trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu thì Ban chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu bất thường. Đại hội đại biểu bất thường được quyền giải quyết các vấn đề như Đại hội đại biểu thường.

Số đại biểu chính thức và dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc và cách thức tuyển cử do Ban Chấp hành Trung ương cǎn cứ vào tình hình chung, vào số lượng đảng viên và sự quan trọng của mỗi xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) và đảng bộ khác trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương mà ấn định. Ban Chấp hành Trung ương chỉ được cử một nửa số uỷ viên làm đại biểu chính thức và có thể chỉ định thêm một số đại biểu chính thức nữa, nhưng số đại biểu này không được chỉ định trong Ban Chấp hành Trung ương và không được quá một phần mười tổng số đại biểu chính thức do các địa phương cử lên.

Phải có quá nửa số đại biểu được triệu tập đến tham dự, thay mặt cho quá nửa số đảng viên và số xứ bộ, khu bộ (hoặc liên khu bộ) và đảng bộ khác trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương thì Đại hội đại biểu toàn quốc mới có giá trị.

Điều thứ 50- Công việc của Đại hội đại biểu toàn quốc là:

- Xét và chuẩn y các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương cũ;

- Quyết nghị hoặc sửa chữa Chính cương, Điều lệ Đảng;

- Cử Ban Chấp hành Trung ương mới.

Điều thứ 51- Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan có quyền cao nhất của Đảng giữa khoảng hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc.

Số uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết do Đại hội ấn định. Các uỷ viên dự khuyết được dự các cuộc hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương nhưng không có quyền biểu quyết. Trong khi đang làm việc, nếu thiếu uỷ viên chính thức thì Ban Chấp hành Trung ương quyết định lấy uỷ viên dự khuyết lên. Nếu thiếu nữa sẽ do Hội nghị toàn quốc cử thêm. Gặp trường hợp không họp Hội nghị toàn quốc được thì do Ban Chấp hành Trung ương chỉ định. Số cử thêm hay chỉ định không được quá một phần tư tổng số uỷ viên do Đại hội đại biểu toàn quốc cử ra.

Điều thứ 52- Công việc của Ban Chấp hành Trung ương là:

- Thi hành Chính cương, Điều lệ của Đảng và các nghị quyết khác của Đại hội đại biểu toàn quốc;

- Chỉ đạo các xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) và các đảng uỷ trực thuộc hoạt động;

- Chỉ đạo tất cả các hoạt động của Đảng trong phạm vi toàn quốc;

- Thay mặt Đảng đưa các đề nghị của Đảng cho Quốc hội, Chính phủ Trung ương, cho các cơ quan chỉ đạo Trung ương của Mặt trận dân tộc thống nhất và của các đoàn thể nhân dân, chỉ đạo các Đảng đoàn trong các cơ quan ấy làm việc;

- Thay mặt Đảng giao thiệp với các Đảng anh em;

- Phân phối cán bộ trong toàn quốc;

- Định nguyệt phí và quản lý tài chính của Đảng.

Điều thứ 53- Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị toàn Ban cử ra Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Kiểm tra Trung ương.

Bộ Chính trị là cơ quan thay mặt Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo hết thảy mọi công tác của Đảng giữa khoảng hai kỳ Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương.

Ban Bí thư giải quyết các công việc hàng ngày theo đúng nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị.

Tuỳ theo sự cần thiết, Ban Chấp hành Trung ương có thể tổ chức các Cục trung ương để chỉ đạo các địa phương xa. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và cách làm việc của các Cục trung ương sẽ do Ban Chấp hành Trung ương ấn định và thông tri cho các địa phương có quan hệ biết.

Điều thứ 54- Ban Chấp hành Trung ương thường lệ 6 tháng họp 1 lần và cứ 6 tháng 1 lần phải báo cáo tình hình chung và công việc đã làm cho đến cấp tỉnh biết.

 

Chương thứ chín

Ban kiểm tra các cấp

 

Điều thứ 55- Ban Chấp hành Trung ương, các xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ), thành uỷ, tỉnh uỷ phải cử ra một số uỷ viên lập thành ban kiểm tra của cấp mình.

Nhiệm vụ các ban kiểm tra là:

- Xem xét tư cách và cách làm việc của cán bộ, đảng viên, chống quan liêu, hủ hoá, lạm dụng chức vụ;

- Kiểm tra cách thi hành dân chủ, gìn giữ kỷ luật ở các cấp, xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở các cấp dưới;

- Kiểm tra tài chính của đảng;

- Giúp cấp uỷ kiểm tra sự hoạt động của các cấp dưới.

Điều thứ 56- Danh sách các ban kiểm tra tỉnh, thành phải được xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu uỷ) chuẩn y. Danh sách các ban kiểm tra xứ, khu phải được Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y. Các ban kiểm tra làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ; đề nghị của ban kiểm tra phải được cấp ủy chuẩn y mới có giá trị.

 

Chương thứ mười

Đảng đoàn

 

Điều thứ 57- Trong các cơ quan chính quyền đoàn thể nhân dân, Đảng lập ra các đảng đoàn. Đảng đoàn cấp nào do cấp uỷ ấy chỉ định. Chương mười một

Điều thứ 58- Nhiệm vụ của đảng đoàn là thực hiện đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng, tǎng cường ảnh hưởng Đảng trong các tổ chức mình hoạt động, nghiên cứu và đề nghị để cấp uỷ quyết định chủ trương công tác đối với tổ chức ấy.

Điều thứ 59- Đảng đoàn cấp nào phải làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp ấy.

Do sự giới thiệu của các cấp uỷ, đảng đoàn cấp trên và đảng đoàn cấp dưới hoặc các đảng đoàn cùng cấp có thể liên lạc với nhau để trao đổi ý kiến và kinh nghiệm công tác.

 

Chương mười một

Khen thưởng và thi hành kỷ luật

 

Điều thứ 60-Đảng đặt ra chế độ khen thưởng và thi hành kỷ luật là cốt để tǎng cường sức chiến đấu của Đảng, giữ vững kỷ luật, giáo dục đảng viên và quần chúng.

Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác, tất cả các đảng viên đều phải tuyệt đối phục tùng.

Điều thứ 61- Các đảng viên hay cấp bộ nào đặc biệt gương mẫu, dũng cảm, tận tụy, nhiều sáng kiến, gây được nhiều thành tích, làm trọn nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khǎn, nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, được quần chúng tín nhiệm và mến phục, đều được khen thưởng.

Điều thứ 62- Các đảng viên hay cấp bộ nào chống lại đường lối, chính sách và nghị quyết của Đảng, gây chia rẽ bè phái trong Đảng, hành động trái Điều lệ của Đảng, bỏ nhiệm vụ, lạm dụng chức vụ, tiết lộ bí mật của Đảng, lạm dụng tài chính, v.v. đều tuỳ lỗi nặng nhẹ mà thi hành kỷ luật như sau:

a) Đối với toàn đảng bộ hay cấp uỷ thì:

Cảnh cáo trong Đảng hay trước quần chúng, thay đổi một bộ phận cấp uỷ, thay đổi toàn thể cấp uỷ, giải tán cả đảng bộ, tổ chức lại.

b) Đối với cá nhân thì:

Cảnh cáo trong Đảng hay trước quần chúng, hạ tầng công tác, khai trừ có thời hạn, khai trừ không thời hạn ra khỏi Đảng.

Điều thứ 63- Quyền thi hành kỷ luật định như sau:

a) Đối với mọi cấp bộ hay một cấp uỷ:

Việc cảnh cáo và giải tán một bộ phận hay toàn thể do cấp uỷ trên đề nghị, cấp uỷ trên nữa quyết định.

b) Đối với một cấp uỷ viên:

Việc hạ tầng công tác và khai trừ, do cấp uỷ cùng cấp đề nghị, cấp uỷ trên quyết định và cấp uỷ trên nữa chuẩn y. Việc cảnh cáo do cấp uỷ cùng cấp đề nghị, cấp uỷ trên quyết định.

Ban Chấp hành Trung ương có quyền hạ tầng công tác và khai trừ một uỷ viên trung ương nếu được hai phần ba tổng số uỷ viên trung ương đồng ý.

c) Đối với đảng viên thường:

Các hình thức thi hành kỷ luật đều do chi bộ quyết định, riêng hình thức khai trừ thì phải do cấp trên chuẩn y.

Điều thứ 64- Khai trừ là hình thức kỷ luật nặng nhất trong Đảng đối với đảng viên, ngoài hình thức ấy không còn hình thức nào khác nặng hơn. Các cấp uỷ trước khi quyết định dùng hình thức ấy phải cân nhắc thật kỹ càng và phải để cho người đảng viên phạm lỗi được trình bầy trường hợp phạm lỗi của mình.

Điều thứ 65- Khi thi hành kỷ luật, cấp uỷ phải tuyên bố rõ lý do. Cấp bộ hay người bị thi hành kỷ luật có quyền yêu cầu xét lại hoặc khiếu nại lên cấp trên cho đến Đại hội toàn quốc của Đảng. Các cấp uỷ khi nhận được thư khiếu nại nhờ chuyển lên trên, phải lập tức chuyển ngay không được chậm trễ.

Điều thứ 66- Việc cho các đảng viên bị khai trừ có thời hạn được sinh hoạt đảng lại thuộc quyền cấp uỷ đã thi hành kỷ luật đó. Nếu đảng viên ấy đổi sang địa phương khác thì cấp uỷ địa phương trước khi cho sinh hoạt đảng lại phải hỏi ý kiến cấp uỷ đã thi hành kỷ luật.

Thời hạn bị khai trừ không được tính vào tuổi đảng.

Đối với đảng viên bị khai trừ không thời hạn, nếu được kết nạp lại, sẽ coi như đảng viên mới và phải có những cán bộ có kinh nghiệm điều tra kỹ lưỡng trước khi kết nạp lại.

 

Chương mười hai

Tài chính của đảng

 

Điều thứ 67-Tài chính của Đảng do nguyệt phí của đảng viên góp, và do tiền quyên hoặc ủng hộ của đảng viên và quần chúng góp thành.

Điều thứ 68- Nguyệt phí của đảng viên phải cǎn cứ vào lương bổng hay lợi tức mà quy định theo tỷ lệ. Thể lệ cụ thể sẽ do Ban Chấp hành Trung ương định. Đảng viên nghèo quá thì được tạm thời miễn nộp đảng phí.

Điều thứ 69- Việc lạc quyên phải do Ban Chấp hành Trung ương quyết định, các cấp đảng bộ không được tự ý tổ chức.

Điều thứ 70- Tài chính của Đảng phải thống nhất. Mỗi tháng các cấp bộ phải đóng một phần ba tổng số thu được lên cấp trên.

 

Chương mười ba

Sửa đổi điều lệ đảng

 

Điều thứ 71-Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.

 

Phụ lục

Tổ chức đảng trong vùng địch tạm chiếm và trong quân đội

 

a) Ở vùng địch tạm chiếm, Đảng không hoạt động công khai được, thì cách thức, hệ thống tổ chức Đảng và thủ tục vào Đảng sẽ do Ban Chấp hành Trung ương cǎn cứ vào Điều lệ Đảng và tình hình cụ thể địa phương mà ra nghị quyết riêng.

b) Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội cũng sẽ do Ban Chấp hành Trung ương cǎn cứ vào Điều lệ Đảng và tình hình cụ thể của quân đội mà quyết định và ra chỉ thị thi hành.

 

 

Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website