Bản lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) khẳng định: ''Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động''. Đây là bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Trong thực tế, khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, vai trò và bản lĩnh chính trị (BLCT) của Hồ Chí Minh và Đảng ta không chỉ dừng lại ở việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin mà còn góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin trên nhiều vấn đề quan trọng. 

1.Học thuyết Mác - Lê nin đã khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng'', song quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức lãnh đạo bởi một đường lối chính trị đúng đắn. Sau hành trình gần 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước, học hỏi và khảo sát khắp các châu lục, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, lựa chọn con đường cứu nước mới – con đường cách mạng vô sản. Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin ''làm cốt'' không có nghĩa là giáo điều theo từng câu chữ mà nắm cái tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê nin để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nguyên lý Mác xít Lêninnít chỉ rõ: ĐCS là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, song ở Việt Nam, ĐCS Việt Nam ra đời ngày 3 - 2 – 1930 lại là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đặt phong trào yêu nước là một trong ba thành tố hình thành ĐCS Việt Nam, là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin để giải quyết vấn đề cơ bản mà cách mạng Việt Nam đã đặt ra ở vào thời điểm đó, đó là cách mạng muốn thành công ''trước hết phải có Đảng cách mạng''. Sự lựa chọn con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta ngay từ khi mới thành lập. Ở vào thời điểm bước ngoặt quan trọng của cách mạng, điều đó đã làm sáng tỏ BLCT của Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Sự lựa chọn đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với điều kiện lịch sử của một nước thuộc địa nửa phong kiến, chỉ có độc lập thực sự mới tạo điều kiện để xây dựng CNXH, và cũng chỉ có xây dựng CNXH thì mới thực sự có độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. 

2. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Giai cấp thống trị không bao giờ từ bỏ vũ đài chính trị, vì vậy ĐCS phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị giành chính quyền về tay nhân dân. Có đường lối chính trị đúng đắn, gắn bó máu thịt với nhân dân nên trong quá trình vận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh tiến hành sự nghiệp giải phóng, Đảng ta đã khẳng định được vai trò lãnh đạo duy nhất của mình. Đến Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 6 (11 - 1939), đặc biệt là khi Hồ Chí Minh về nước chủ trì HNTƯ 8 (5 - 1941), vấn đề chuyển hướng chiến lược cách mạng đã được đề ra. Xác định rõ lúc này đòi hỏi cấp bách của toàn dân tộc là độc lập tự do, Hội nghị quyết định tạm gác khẩu hiệu ''ruộng đất'' tập trung cho nhiệm vụ “giải phóng dân tộc''. Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng ta ở HNTƯ 8 là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc là BLCT của Đảng vào thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử. 

Có sự chuyển hướng kịp thời, có sách lược mềm dẻo, hiệu quả trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, gắn quá trình xây dựng lực lượng với sự phát triển của phong trào quần chúng, với những khẩu hiệu và hình thức đấu tranh thích hợp, Đảng đã có những bước chủ dộng trong thúc đẩy thời cơ và chuẩn bị đón thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Một lần nữa BLCT của Hồ Chí Minh và Đảng ta lại được khẳng định: Chớp đúng thời cơ ''khôn khéo để tránh những sự không có lợi cho ta, kiên quyết để giành cho được nền độc lập hoàn toàn'' đã dược thể hiện bằng thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 - 1945, xoá bỏ bộ máy chính quyền của giai cấp thống trị, thành lập chính quyền cách mạng. 

Mặc dù có nhiều trở ngại, song Hồ Chí Minh và Đảng ta vẫn kiên quyết lãnh đạo và tổ chức thành công Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội khoá l và xây dựng Hiến pháp mới, chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Với tinh thần chủ động trong đấu tranh ngoại giao, luôn đề phòng bất trắc và luôn tích cực chuẩn bị điều kiện để tiến hành chiến tranh khi những hoạt động ngoại giao và thiện chí của dân tộc Việt Nam không được đối phương đáp lại, ngày 19 - 12 - 1946, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định ''Toàn quốc kháng chiến''. 

Đến năm 1951, tại Đại hội II, ĐCS Đông Dương ra hoạt động công khai BLCT Hồ Chí Minh và Đảng ta thể hiện rõ bằng chủ trương mỗi nước ở Đông Dương có một Đảng riêng, quyết định đổi tên ĐCS Đông Dương thành Đảng lao động Việt Nam. Năm 1976, khi nước nhà đã thống nhất, Đảng lao động Việt Nam lại trở về với tên ĐCS Việt Nam như Hồ Chí Minh đã lựa chọn từ năm 1930. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7 - 1954), đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Những năm 1954-1975, Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 

3.Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới đã nêu lên nhận thực mới của Đảng ta về CNXH. Về con đường đi lên CNXH Đảng dũng cảm thừa nhận ''sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện'' và sáng suốt đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tạo ra một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dụng CNXH. Trải qua bốn kỳ đại hội (Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII và Đại hội IX), Đảng ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện BLCT vững vàng, kiên định của mình bằng cách tự đổi mới, thông qua đổi mới toàn diện, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đạt nhiều thành tựu quan trọng, tao tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn khi bước vào thế kỷ XXI. Trong bối cảnh thế giới có nhiều đổi thay, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình, song BLCT của ĐCS Việt Nam lại một lần nữa được tỏa sáng khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã tiếp tục khẳng định con đường ta lên CNXH của Việt Nam - một sự khẳng định phù hợp với qui luật tiến hóa của lịch sử. 

Mười lăm năm đổi mới (1986 - 2000) đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu mà một trong những kinh nghiệm đó là trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh''. “Dĩ bất biến ứng vạn biến'', lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng năm 1946 cũng có thể hiểu rằng: Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc gắn liền với con đường đi lên CNXH do Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn từ nam 1930 là không gì thay đổi được. Song trong mỗi thời điểm cụ thể, từ thực tế của Việt Nam, Đảng có những phương pháp, biện pháp và cách thức tiến hành linh hoạt và mềm dẻo để tránh sa vào giáo điều, khô cứng. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục đổi mới phương thúc lãnh đạo nhằm tăng cường BLCT và nâng cao năng lực lãnh đao của Đảng là một yêu cầu thiết thực bảo đảm cho Đảng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mang XHCN ở nước ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. 

Đỗ Đức Hinh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5.2004_

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website