Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với mặt trận ngoại giao và công tác đối ngoại

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động ngoại giao trong thời gian qua đã gắn liền với các giai đoạn phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta. Ngoại giao luôn luôn thể hiện vai trò, vũ khí bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng, là một mặt trận đấu tranh góp phần tích cực giành và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước. Từ những ngày đầu ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, chính quyền nhân dân còn non trẻ, đối phó cùng một lúc và cả thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người học trò ưu tú của Người đã tiến hành những hoạt động ngoại giao khẩn trương, sôi động trong điều kiện cực kỳ phức tạp, hiểm nghèo, vận dụng sách lược khôn khéo, phân hóa địch, hòa hoãn để tranh thủ thời gian, giành lấy từng ngày chuẩn bị đề phòng tình huống không hòa được buộc lòng phải chiến đấu thì không bị bất ngờ. Hoạt động ngoại giao sôi động trong những năm tháng không quên đó đã đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và để lại những bài học về lý luận, phong cách ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, ngoại giao đã phát huy cao độ ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc, ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của quốc tế, hỗ trợ cho mặt trận quân sự và chính trị, biến sự ủng hộ của quốc tế thành một trong các nhân tố quyết định thắng lợi. Phát huy chiến thắng trên chiến trường, ngoại giao đã thông qua đàm phán kết thúc chiến tranh ghi nhận bằng văn kiện pháp lý được quốc tế thừa nhận; góp phần đưa đến thắng lợi trọn vẹn mùa xuân năm 1975. Điều đó khẳng định một phương châm đã trở thành chân lý, trở thành quy luật là để đánh thắng một kẻ thù mạnh phải kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. 

Sau thắng lợi 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước ta được thống nhất, ngoại giao tập trung phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một loạt nước, gia nhập Liên hiệp quốc tế, phong trào không liên kết, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực hiện nhiệm vụ do đại hội VI, Đại hội VII,VIII và Đại hội IX của Đảng đề ra, chúng ta đã kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, phát triển quan hệ với nhiều nước, ra sức tạo môi trường hòa bình, tranh thủ điều kiện cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nâng cao vị trí và uy tín ta trên trường quốc tế. Chưa bao giờ trong lịch sử nước ta, chúng ta có quan hệ rộng rãi với 167 nước trên thế giới, với các nước lớn và các trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính hàng đầu trên thế giới, hợp tác thân thiện và có hiệu quả với các nước láng giềng, tham gia hội nhập khu vực và nhiều tổ chức quốc tế như Đại hội IX đã khẳng định: với những thắng lợi vĩ đại đã giành được trong thế kỷ thứ XX, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do phát triển theo con đường XHCN, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có tiếng nói và vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước; làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Chúng ta tự hào một cách chính đáng về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng tạo, tự hào về Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện một lòng, một dạ chiến đấu hy sinh vì đất nước, độc lập, tự do, cho nhân dân hạnh phúc. 

Thắng lợi của mặt trận ngoại giao góp phần xứng đáng vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, của nhân dân ta, của đất nước ta. Thắng lợi ngoại giao bắt nguồn từ chính nghĩa của dân tộc ta, từ truyền thống của ông cha ta, đặc biệt là truyền thống hòa hiếu, truyền thống "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo". Tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung tinh hoa ngoại giao Việt Nam qua các thời đại, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, thắng lợi ngoại giao gắn liền với chiến công của các binh chủng trên mặt trận ngoại giao bao gồm các cơ quan Đảng; Nhà nước, các tổ chức quần chúng, xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là: 

Trước hết, đó là phải nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấm nhuần tinh thần độc lập tự chủ. Đây là nhân tố quyết định thành công trên mặt trận ngoại giao. 

Hai là, gắn dân tộc với quốc tế; sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp để có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mặt trận ngoại giao bất kỳ giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng. 

Ba là mặt trận ngoại giao có ý nghĩa chiến lược quan trọng phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị trong kháng chiến là cần thiết để giành thắng lợi, thì sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận kinh tế cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng trong thời kỳ chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Thứ tư là phát huy truyền thống hòa hiếu dân tộc, nắm vững và giương cao ngọn cờ hòa bình, hữu nghị, sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế, không gây thù oán với ai. Đồng thời, ngoại giao phải phục vụ cho việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ tổ quốc XHCN Việt Nam. Phải đặt Việt Nam trong toàn cục thế giới, biết mình, biết rõ đối tác quan hệ để có đối sách đúng, đặc biệt là nắm bắt xu thế của tình hình thế giới, quy luật vận động của thời cuộc là tiền đề cho việc hoạch định chính sách, xác định phương hướng hoạt động ngoại giao. 

Thứ năm là kiên trì nguyên tắc với vận dụng sách lược linh hoạt theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", tức là phải căn cứ vào lợi ích dân tộc và Tổ quốc Việt Nam mà hành động. Đây là vấn đề mang tính chính trị và nghệ thuật cao, vận dụng thành công hay không là tùy thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ của người làm công tác ngoại giao. 

Sáu là ngoại giao phải dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, phải coi trọng đào tạo, bồi dưỡng con người làm công tác ngoại giao. Khái quát nội dung tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là "không có gì quý hơn độc lập, tự do; độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta; đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, luôn luôn giương cao ngọn cờ hòa bình và hữu nghị. 

Trong tình hình mới, toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là các binh chủng ngoại giao, cần học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX, nhất là nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 8 về đối ngoại nhằm phục vụ tốt nhất cho việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng và nhân dân ta đều mong muốn. 

Hoàng Lương



(Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website