Nghị quyết số 73/NQ-CP, ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020
  • Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020
  • 73/NQ-CP
  • Nghị quyết
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp
  • 26/08/2016
  • 26/08/2016
  • Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/NQ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020


CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ là chủ chương trình chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

-------------

PHỤ LỤC

NỘI DUNG CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ)

I. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG

1. Chủ Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành thủy sản bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sng của ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm đạt 6,0%.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn.

- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD.

- Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống sạch bệnh. 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGAP và các chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC. BAP).

- Công suất cảng cá tăng thêm Khoảng 950.000T hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm cho Khoảng 15.000 tàu.

- 100% tàu cá khai thác ở vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường. Bảo đảm hoạt động của lực lượng kiểm ngư thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật về thủy sản.

3. Phạm vi Chương trình: Các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 49.248 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 9.656 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 40 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 39.552 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều Luật đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Nghị định số 67/2014/NĐ-CPngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

- Vốn vay tín dụng đầu tư, vốn vay thương mại: Thực hiện theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Hạn mức vốn vay tín dụng đầu tư theo cơ chế tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

II. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

1. Chủ Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghềrừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân năm đạt từ 5,5% đến 6,0%.

- Nâng độ che phủ rừng lên 42%; diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha.

- Nâng cao năng suất rừng trồng lên 30 m3/ha/năm.

- Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt Khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD.

- Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3. Phạm vi Chương trình: Các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 59.599 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 9.460 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 5.115 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 6.800 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 38.224 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều Luật đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Đối với nguồn huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn huy động hợp pháp khác: Theo thỏa thuận với các nhà tài trợ và quy định hiện hành.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Xác định ranh giới diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2020 để sử dụng cho Mục đích phát triển rừng; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt.

đ) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Chương trình; tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện Chương trình.

III. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ

1. Chủ Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Góp phần đạt Mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm ngành trồng trọt từ 2,5% đến 03%, chăn nuôi từ 04% đến 05%.

- Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận hoặc tương đương đối với cây trồng đạt trên 70%; đối với bò thịt đạt 70%, lợn và gia cầm đạt 90%.

- Diện tích cây trồng áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được cấp chứng nhận đạt từ 25.000 đến 30.000 ha. Diện tích cây trồng được ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm từ 400.000 đến 500.000 ha.

- Củng cố, tu bổ Khoảng 650 km đê biển và 550 km đê sông; chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn 1.150 hồ chứa nước vừa và nhỏ; đáp ứng đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu thiết yếu cho dân cư trên 12 đảo lớn, có đông dân cư sinh sống.

- Ổn định đời sống cho 41.500 hộ tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, các hộ sau tái định cư công trình thủy lợi, thủy điện.

- Hỗ trợ theo chính sách tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ cho 2.000 hợp tác xã thành lập mới và tổ chức lại 90% hợp tác xã nông nghiệp hiện có phù hợp Luật hợp tác xã năm 2012.

3. Phạm vi Chương trình: Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 529.935 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 24.375 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 560 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 6.458 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 498.542 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều Luật đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); các nguồn vốn hợp pháp khác (các tổ chức, cá nhân tự đầu tư);

- Đối với nguồn huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn huy động hợp pháp khác: Theo thỏa thuận với các nhà tài trợ và quy định hiện hành.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ

1. Chủ Chương trình: Bộ Y tế.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Chủ động phòng chống một số dịch bệnh, kiểm soát, phát hiện và khống chế kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật học đường, một số bệnh lý huyết học. Cung cấp đủ lượng máu và an toàn truyền máu. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm. Khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng; duy trì mức sinh thấp hợp lý, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường công tác quân dân y trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân các vùng biên giới, biển, đảo và vùng trọng Điểm an ninh quốc phòng.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Tỷ lệ người mắc bệnh lao dưới 131 người/100.000 dân; 100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế; tỷ lệ mắc sốt rét dưới 0,19/1.000 dân; giảm 08% tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình/100.000 dân giai đoạn 2016 - 2020 so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015; 88% số xã/phường quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt;

- Phát hiện sớm ít nhất 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng; 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện trong đó có 30% số người bệnh được quản lý, Điều trị; 40% số người bệnh đái tháo đường được phát hiện, trong đó 40% được quản lý, Điều trị; 35% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản được phát hiện sớm và Điều trị; giảm ít nhất 30% tỷ lệ mắc mới các bệnh tật học đường so với tỷ lệ mắc mới năm 2015.

- Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 01 tuổi hằng năm đạt trên 95%, duy trì vững chắc thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi và triển khai một số vắc xin mới.

- Khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh bảo đảm không quá 115 trẻ sơ sinh trai/100trẻ sơ sinh gái. Bảo đảm 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp; 50% người cao tuổi được chăm sóc dự phòng toàn diện, khám sức khỏe định kỳ và được Điều trị. Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi còn 14‰; tử vong mẹ còn 52/100.000 trẻ sơ sinh sống; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 05 tuổi thể nhẹ cân dưới 10%; thể thấp còi dưới 23%.

- Giảm 5% số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trên 30 người mắc/vụ so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015 và giảm tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong số vụ ngộ độc được ghi nhận còn dưới 07 người/100.000 dân.

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; Giảm số người nhiễm HIV, số mắc AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hằng năm; Giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp nhận 1.700.000 đơn vị máu/năm và bảo đảm an toàn truyền máu trong công tác Điều trị.

- Bảo đảm 100% các tỉnh được kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức triển khai các dự án/hoạt động ít nhất 01 lần/năm.

- Tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 26 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn và 30 dự án khởi công mới.

3. Phạm vi Chương trình: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc; mỗi dự án thành phần ưu tiên một số địa phương trọng Điểm theo Mục tiêu của dự án.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 20.413 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 1.640 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 8.913 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết: 5.000 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 4.360 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Y tế:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác nâng cao năng lực kiểm soát toàn bộ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình và các địa phương cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát, kết quả thực hiện Chương trình.

d) Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

- Phối hợp với Bộ Y tế rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách gắn với Chương trình và kế hoạch phát triển của Bộ, ngành; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện ở cơ sở.

đ) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với chủ Chương trình và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn đối với các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

V. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

1. Chủ Chương trình: Bộ Y tế.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ đầu tư các cơ sở y tế công lập tại địa phương thuộc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần hỗ trợ các địa phương trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám và chữa bệnh đáp ứng nhu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Góp phần đạt chỉ tiêu 26,5 giường bệnh/10.000 dân.

- Tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 64 dự án chuyển tiếp (các cơ sở, trung tâm y tế tỉnh, huyện) đã được đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn và 52 dự án khởi công mới.

3. Phạm vi Chương trình: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 22.500 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 5.060 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 4.940 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết: 10.000 tỷ đồng;

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển: 2.000 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Y tế:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình và các địa phương cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với chủ Chương trình và các cơ quan liên quan thẩm định phê duyệt và bố trí vốn đối với các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

VI. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ MA TÚY

1. Chủ Chương trình: Bộ Công an.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy. Giữ vững kỷ cương pháp luật nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của các cấp, các ngành và ý thức tự giác, chủ động phòng, chống các loại tội phạm, ma túy, vi phạm an toàn cháy, nổ, vi phạm trật tự an toàn giao thông. Bảo đảm an ninh, chính trị, tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

- Tuyên truyền, phòng ngừa vi phạm trật tự an toàn giao thông, quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy.

- Nâng cao chất lượng hoạt động Điều tra, truy tố, xét xử đối với các loại tội phạm; Điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy.

- Kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Kiềm chế sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn, các loại tội phạm; kiểm soát tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông, cháy, nổ, tội phạm và ma túy, ngăn chặn đà gia tăng số người nghiện ma túy.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, viễn thông, tin học, vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo đảm đồng bộ, hiện đại để chủ động phát hiện nhanh, kịp thời các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, tội phạm, ma túy; trang bị các loại phương tiện, thiết bị nghiệp vụ hiện đại để tuần tra kiểm soát an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy, cưỡng chế và xử lý đối tượng vi phạm công minh, chính xác.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Xây dựng, hoàn thiện và hiện đại hóa 03 trung tâm thông tin chỉ huy cấp bộ và 15 trung tâm cấp tỉnh của lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, trọng tâm là các hệ thống cơ sở dữ liệu về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, về tai nạn giao thông đường bộ và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) phục vụ chỉ huy, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Xây dựng hoàn chỉnh mạng thông tin vô tuyến, hữu tuyến với đường điện thoại nội bộ của Bộ Công an, kết nối Cục Cảnh sát giao thông với tất cả các Phòng Cảnh sát giao thông địa phương, các Trạm, Đội Cảnh sát giao thông trên quốc lộ và Cảnh sát giao thông cấp huyện trong toàn quốc.

- Tập trung giải quyết tình hình vi phạm hành lang an toàn giao thông ở một số tuyến đường trọngĐiểm; tình hình trật tự ở một số nhà ga trọng Điểm, đoàn tàu trọng Điểm, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt, làm giảm tai nạn giao thông nhất là tai nạn giao thông nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

- Giảm từ 05% đến 10% so với năm trước về số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông; giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô. Các địa phương giảm tối thiểu 05% số vụ, số người chết, số người bị thương.

- Tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

- Bảo đảm phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

- Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cơ sở làm việc ở mức tối thiểu cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho 21 đơn vị mới thành lập.

- Đầu tư phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tiên tiến, hiện đại cho Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tại 16 tỉnh, thành phố trọng Điểm về kinh tế - xã hội, các khu kinh tế, các thị xã, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh trọng Điểm về phòng cháy, chữa cháy.

- Đầu tư trang bị các trung tâm thông tin chỉ huy Điều hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại 16 tỉnh, thành phố trọng Điểm về kinh tế - xã hội.

- Xây dựng 03 trung tâm thông tin chỉ huy Điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mới thành lập.

- Tuyên truyền, vận động để góp phần làm giảm các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên; tội phạm giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tội phạm sử dụng công nghệ cao,...

- 100% tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý.

- Tỷ lệ Điều tra, khám phá các vụ án đạt trên 75%; các vụ trọng án đạt trên 90%.

- Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 20%; 75% phạm nhân có đủ thời gian, sức khỏe, khả năng được học nghề trong trại giam; tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm cho 100% người chấp hành xong án phạt tù.

- Hằng năm số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ của cả nước tăng từ 05% đến 10% so với năm trước.

- Hằng năm, phấn đấu triệt xóa từ 05% đến 10% số Điểm, tụ Điểm phức tạp ma túy so với năm trước; phấn đấu đến năm 2020 không còn “Điểm nóng” về ma túy trên toàn quốc.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp về ma túy; phát hiện, triệt phá 100% diện tích cây thuốc phiện và cây cần sa trồng trái phép; không để tồn tại hoạt động sản xuất trái phép chất ma túy.

- 100% người trong nhóm nguy cơ được tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng, chống ma túy; ngăn chặn đà gia tăng người nghiện; đến năm 2020, nâng tổng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy của toàn quốc lên trên 50%.

- Tổng số vụ phạm tội ma túy được phát hiện, bắt giữ tại các tỉnh biên giới, tỉnh (thành phố) có cửa khẩu nội địa đạt tỷ lệ trên 30% so với toàn quốc; số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ của cả nước tăng từ 05% đến 10% so với năm trước; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, không để sản xuất ma túy tổng hợp trong nước với quy mô lớn.

- Giảm từ 03% đến 05% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016; giảm từ 15% đến 20% sốvụ án do người chưa thành niên vi phạm pháp luật và giảm từ 05% đến 07% tội phạm xâm hại trẻ em.

- Có 80% đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước xây dựng và triển khai được mô hình “Phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng” và 20% đơn vị hành chính cấp xã trọng Điểm xây dựng được mô hình này.

- Ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; Chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng Điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm vi Chương trình: Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có dự án đầu tư và các nội dung liên quan thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 9.227 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 6.860 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 1.500 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 867 tỷ đồng;

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Công an:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình đối với các dự án đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư công.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án của Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

VII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

1. Chủ trì Chương trình: Bộ Quốc phòng.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại; có năng lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí trang bị kỹ thuật; ưu tiên các lực lượng: Phòng không - Không quân, Hải quân, Thông tin, Lục quân nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng và phát huy vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, sự tham gia tích cực, hiệu quả của các bộ phận, thành phần kinh tế quốc dân. Từng bước đưa công nghiệp quốc phòng thành một bộ phận quan trọng, gắn liền với công nghiệp quốc gia; đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính ổn định và độ tin cậy của các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có, đã và đang được sản xuất, sửa chữa, mua sắm; tạo bước chuyển biến quan trọng về năng lực công nghệ, sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu thiết kế, cải tiến một số sản phẩm vũ khí, trang bị mới cho lục quân và các quân, binh chủng. Đóng mới tàu quân sự và bổ trợ có lượng giãn nước trên 2.000 tấn và một số loại tàu chiến thế hệ mới; sản xuất, sửa chữa vật tư, trang bị để chủ động trong công tác bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài thế hệ mới. Nâng cao khả năng cơ động, tác chiến trong mọi Điều kiện ngày - đêm; tăng tính tự động hóa và khả năng tác chiến công nghệ cao.

- Về sản xuất, kinh doanh phấn đấu đạt và vượt mức tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp là 12% đến 15%/năm; về giá trị tăng thêm và thu nhập người lao động là 07% đến 10%/năm.

3. Phạm vi Chương trình: Các bộ, ngành trung ương và địa phương liên quan, trong đó chủ yếu tập trung cho Bộ Quốc phòng.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 27.229 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 7.700 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 3.300 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 16.229 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Quốc phòng:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

VIII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC PHÒNG AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM

1. Chủ Chương trình: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ biên giới đất liền; xây dựng đồn, trạm biên phòng, các công trình quân sự theo Đề án 01-229-2009 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1214/QĐ-TTg ngày 05/9/2012.

- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh trong vùng CT229 để hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân để nhân dân yên tâm, gắn bó với quê hương, chăm lo bảo vệ căn cứ cách mạng của Trung ương trong tình hình hiện nay.

- Đầu tư khắc phục tác động, hậu quả của bom mìn sau chiến tranh một cách bền vững; bảo đảm an toàn đời sống, sinh hoạt cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập tốt nhất vào đời sống cộng đồng và phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Đầu tư hoàn thành theo quy hoạch các đồn biên phòng trên 3 tuyến biên giới (trong đó bao gồm 64 đồn biên phòng chuyển tiếp và 90 đồn biên phòng khởi công mới).

- Đầu tư hoàn thành Khoảng 800 km đường giao thông kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh trên khu vực biên giới.

- Hoàn thành các dự án từ giai đoạn trước chuyển sang và mua sắm trang bị hoàn chỉnh cho 02 tiểu đoàn công binh; xây dựng 01 cầu cứng; 12 đường hầm; 50 km đường cơ động; cải tạo nâng cấp 03 khu an toàn khu; trồng rừng ngụy trang cho 04 khu an toàn khu.

- Đầu tư xây dựng 150 km các tuyến đường giao thông trục chính, liên xã, liên vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội kết hợp cơ động bảo đảm quốc phòng an ninh Vùng CT229.

- Rà phá bom mìn giải phóng được 100.000 ha đất sạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thành: xây dựng Trụ sở Trung tâm hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC); xây dựng và đưa trung tâm dữ liệu bom mìn quốc gia vào hoạt động; hoàn thành khảo sát kỹ thuật xác định khu vực ô nhiễm bom mìn cao trên phạm vi toàn quốc.

- Hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng (1.000 nạn nhân được chỉnh hình phục hồi chức năng, 5.000 nạn nhân được hỗ trợ sinh kế); Xây dựng 02 trung tâm phục hồi chức năng và chỉnh hình khu vực, nâng cấp 50 trạm y tế xã ở khu vực có mật độ nạn nhân bom mìn cao để phục hồi chức năng cho người bị tai nạn bom mìn.

3. Phạm vi Chương trình: Bộ Quốc phòng, các tỉnh biên giới đất liền, các tỉnh có Vùng CT229 và các tỉnh có mật độ ô nhiễm bom mìn cao thuộc khu vực biên giới phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 18.985 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 13.235 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 3.550 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 1.200 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan chủ quản Chương trình, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục Điều phối Chương trình, hướng dẫn chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương liên quan triển khai thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình.

- Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật đối với tổng hợp nhu cầu và cân đối vốn ngân sách trung ương cho Chương trình, các dự án đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và hằng năm; chủ trì công tác vận động, thu hút, quản lý nhà nước về ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi khác; nguồn vốn phi chính phủ nước ngoài để thực hiện Chương trình (đối với lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh).

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình theo định kỳ hằng năm và kỳ kế hoạch theo từng lĩnh vực của Chương trình.

b) Bộ Tài chính:

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định vốn ngân sách trung ương, bố trí vốn ngân sách trung ương và các nguồn ngân sách hợp pháp khác cho Chương trình và các dự án của Chươngtrình theo chức năng được giao.

c) Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các đối tượng được đầu tư):

- Tổ chức thực hiện chương trình theo nhiệm vụ được giao, chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, thu hút vận động tài trợ để triển khai thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch trung hạn 2016-2020.

- Tổ chức thực hiện nội dung đầu tư theo hướng dẫn của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách; Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng và các địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các dự án thuộc chương trình do Bộ Quốc phòng và địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến độ thực hiện chương trình; tổ chức sơ kết và tổng kết chương trình theo quy định.

d) Các bộ, ngành và các địa phương liên quan:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, chủ động tham gia, phối hợp trong quá trình thực hiện Chương trình, kế hoạch.

IX. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÙNG NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, VÙNG KHÓ KHĂN

1. Chủ Chương trình: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015 và các trường phổthông dân tộc nội trú cấp huyện mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính và theo quy hoạch mạng lưới Điều chỉnh.

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nhà ăn, nhà bếp khu ở nội trú và thiết bị dạy học; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường hoặc Điểm trường công lập có học sinh phổ thông dân tộc bán trú theo học theo Quyết định số85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hoàn thành đưa vào sử dụng 22 trường phổ thông dân tộc nội trú đang xây dựng dở dang trong số 48 trường thuộc danh Mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Khởi công xây dựng mới 20 dự án của các trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh Mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg nêu trên.

- Hỗ trợ xây dựng mới 04 trường phổ thông dân tộc nội trú mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính và theo quy hoạch mạng lưới Điều chỉnh tại các tỉnh Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Khánh Hòa.

- Hỗ trợ mua sắm bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho 1.045 trường và Điểm trường có học sinh phổ thông dân tộc bán trú.

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho 1.045 nhà ăn, nhà bếp, 1.045 khu nội trú học sinh ở các trường và Điểm trường có học sinh phổ thông dân tộc bán trú.

- Hỗ trợ duy tu, sửa chữa, cải tạo 760 nhà ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú của các trường và Điểm trường có học sinh phổ thông dân tộc bán trú.

3. Phạm vi Chương trình: Các địa phương có các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường, Điểm trường có học sinh phổ thông dân tộc bán trú, học sinh dân tộc rất ít người theo học theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 5.100 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 1.100 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 3.000 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng;

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển:

+ Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc nội trú theo khả năng cân đối nguồn vốn, kể cả các trường hợp có dự án quy mô nhỏ thuộc nhóm C; các dự án chuyển tiếp không đảm bảo thời gian thực hiện do thiếu vốn được kéo dài thời gian thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động khác.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

X. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Chủ Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ phát triển dạy nghề; thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện Điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập; chăm sóc sức khỏe người lao động và ngăn chặn tai nạn lao động.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 45 trường nghề theo Quyết định số 761/QĐ-TTgngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 để đạt tiêu chí trường chất lượng cao và Khoảng 30 trường nghề chuyên biệt đủ Điều kiện đào tạo cho một số nghề trọng Điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật.

- Đầu tư đồng bộ cho Khoảng 100 nghề trọng Điểm được phê duyệt tại Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đủ Điều kiện đào tạo nghề nghiệp ở các cấp độ.

- Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho Khoảng 8.800 lao động; Khoảng 6.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tư vấn chính sách việc làm và học nghề để 50% số người lao động đến trung tâm được giới thiệu tìm việc làm và 70% trong số đó có kết nối việc làm thành công.

- Giảm trung bình hằng năm 05% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất).

- Hỗ trợ thí Điểm cho 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động (OHSAS 18001, SA 8000, ISO 45001...) và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

3. Phạm vi Chương trình:

- Với vốn đầu tư: Các bộ, ngành, địa phương có các trường dạy nghề chất lượng cao thuộc Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ nêu trên; trường/khoa dạy nghềnội trú cho người dân tộc thiểu số, trường dạy nghề cho người khuyết tật, trường có nghề trọng Điểm ở các cấp độ và trường có nghề phục vụ phát triển kinh tế biển; các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

- Với vốn sự nghiệp: Thực hiện trên phạm vi toàn quốc để thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực bảo đảm chất lượng đào tạo, phát triển thị trường lao động, việc làm đồng bộ và khai thác có hiệu quả kinh phí được đầu tư. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phương, doanh nghiệp, làng nghề trọng Điểm, có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường lao động.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 15.520 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 1.980 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 8.075 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 1.930 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 1.370 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 625 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 1.540 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp vớBộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án sử dụng vn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn, phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát, kết quả thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn đi với các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

XI. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI

1. Chủ Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng yếu thế theo hướng hội nhập quốc tế; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh cho mọi trẻ em; giảm Khoảng cách giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả cai nghiện ma túy, tuyên truyền phòng, chống mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về, góp phần bảo đảm an sinh trật tự và an toàn xã hội, hướng tới Mục tiêu công bằng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Nâng tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập lên 55%.

- Tăng tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý ca từ các cơ sở trợ giúp xã hội lên 30%.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

- 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển; giảm gităng tỷ lệ số trẻ em bị xâm hại; có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp 100% trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý, theo dõi.

- 100% người nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 100% xã, phường được tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm; 100% số nạn nhân bị buôn bán được phát hiện, được tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc.

3. Phạm vi Chương trình:

- Với vốn đầu tư: Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy cấp tỉnh nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

- Với vốn sự nghiệp: Thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung tại các vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới, những địa bàn tập trung nhiều đối tượng ma túy, mại dâm, nạn nhân bị mua bán trở về, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 11.655 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 2.420 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 1.925 tỷ đng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 2.650 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 2.330 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.330 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đi với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn, phân bố, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát, kết quả thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thựhiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn đối với các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

XII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

1. Chủ Chương trình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; phát triển các công trình văn hóa hiện đại, có ý nghĩa biểu tượng quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống đặc sắc hướng tới Mục tiêu chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể 25 di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia có giá trị đặc biệt tiêu biểu; hỗ trợ đầu tư khu lưu niệm, nhà lưu niệm 05 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối và danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc theo Kết luận số 88-KL/TW ngày 18/02/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu.

- Hỗ trợ nâng cấp, tu bổ cấp thiết Khoảng 400 lượt di tích cấp quốc gia; thực hiện kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật th, các lễ hội dân gian tiêu biểu của dân tộc, ưu tiên bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người; bảo tồn 15 làng bản, buôn truyền thống để khai thác phát triển du lịch văn hóa.

- Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động 15 trung tâm văn hóa tỉnh, 30 trung tâm văn hóa cấp huyện; hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội biên phòng để xóa các Điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo. Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống.

- Hỗ trợ trang thiết bị 20 Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, cung cấp ấn phẩm văn hóa cho các xã thuộc vùng khó khăn, vùng dân tộc trọng Điểm, các trường dân tộc nội trú.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 5 công trình văn hóa tại địa phương khó khăn theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếc phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020.

- Hỗ trợ trang thiết bị, nâng cấp 20 rạp truyền thống tại địa phương khó khăn, 60 lượt trang thiết bị hoạt động cho các đoàn nghệ thuật truyền thống.

3. Phạm vi Chương trình: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 13.267 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 4.864 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 503 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 3.000 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 300 tỷ đồng;

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển: 1.600 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.000 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát, kết quả thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn đối với các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

XIII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG CÔNG ÍCH

1. Chủ Chương trình: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại các cơ sở, khu vực công ích, các Điểm tồn lưu do hóa chất BVTV, nước thải từ các đô thị loại II trở lên đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, suy thoái nhằm ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Xử lý ô nhiễm môi trường của 30 bãi rác, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái, cải tạo và phục hồi môi trường.

- Thu gom, tiêu hủy thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì tồn lưu và cải thiện, phục hồi môi trường đối với 70 Điểm tồn lưu bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra.

- Đầu tư xây dựng 03 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

3. Phạm vi Chương trình: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo các Quyết định số: 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013,1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010, 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008, 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014,174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006, 187/2007/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ và được phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 4.648 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 670 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 548 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 3.430 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

XIV. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH

1. Tên Chương trình: Chương trình Mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

2. Chủ Chương trình: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên; tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững.

- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.

- Thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tích cực thực hiện cam kết của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ khí hậu trái đất. Tạo đà tiếp tục thu hút hỗ trợ vốn đầu tư từ cộng đồng quốc tế.

- Giảm lượng phát thải khí nhà kính hướng đến việc triển khai thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính sau 2020 (COP21 và cam kết quốc gia tự quyết định-INDC).

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hoàn thành 30 dự án chuyển tiếp; 42 dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, phòng hộ đầu nguồn và một số dự án ưu tiên cấp bách tại văn bản số 1443/TTg-QHQT ngày 19/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ sau khi đã được rà soát.

- Trồng, phục hồi 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, hấp thụ 02 triệu tấn khí CO2 mỗi năm và tạo sinh kế ổn định cho người dân.

- Hợp phần Biến đổi khí hậu:

+ Xây dựng 01 hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, 01 hệ thống giám sát, dự báo xâm nhập mặn thuộc Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Xây dựng, nâng cấp từ 6 đến 10 công trình hồ, đập với dung tích 100 triệu m3 nhằm Điều Tiết lũ trong mùa mưa, chống hạn trong mùa khô ở các khu vực có mức độ hạn hán gia tăng.

+ Xây dựng, nâng cấp từ 06 đến 08 hệ thống kiểm soát mặn, giữ ngọt phù hợp với Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long; từ 02 đến 03 hệ thống kiểm soát mặn, giữ ngọt tại các khu vực ven biển.

+ Xây dựng, nâng cấp 200 km đê, kè sông, biển xung yếu ở những khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống của trên 03 triệu người dân ở những khu vực ven sông, ven biển.

+ Xây dựng 01 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu và cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia.

- Hợp phần Tăng trưởng xanh:

+ Đến năm 2020, giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 08% đến 10% so với mức 2010; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 01% đến 1,5% mỗi năm;

+ Xây dựng Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam với quy mô 50 ha.

+ Thay thế 1.000 phao báo hiệu đường thủy nội địa sử dụng đèn ắc quy thành phao báo hiệu sử dụng đèn năng lượng mặt trời.

+ Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nội đồng khu tưới mẫu 100 ha; xây dựng mô hình tổ chức quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi trong sản xuất lúa theo hướng tăng trưởng xanh; xây dựng khu nghiên cứu, khảo nghiệm cây trồng cạn, khảo nghiệm lúa, nhân giống quy mô 25 ha.

+ Đầu tư 25 trang thiết bị kiểm định và kiểm toán năng lượng cho ngành Công nghiệp khai thác khoáng sản; 29 trang thiết bị kiểm định và kiểm toán năng lượng cho các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến khác.

+ Xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp ngành, vùng và địa phương.

4. Phạm vi Chương trình: Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 15.866 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 470 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 396 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 15.000 tỷ đồng.

Trong đó:

- Hợp phần biến đổi khí hậu: 11.300 tỷ đồng

+ Vốn sự nghiệp: 300 tỷ đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển: 11.000 tỷ đồng.

- Hợp phần Tăng trưởng xanh: 4.566 tỷ đồng

+ Vốn sự nghiệp: 96 tỷ đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển: 4.470 tỷ đồng.

6. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

7. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

8. Phân chia Chương trình: Phân chia Chương trình thành 02 hợp phần, với cơ chế quản lý thực hiện như sau:

- Hợp phần Biến đổi khí hậu: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quản lý thực hiện.

- Hợp phần Tăng trưởng xanh: Do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quản lý thực hiện.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp Chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp hợp phần Tăng trưởng xanh.

9. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Chủ trì, triển khai thực hiện hợp phần Tăng trưởng xanh, thông báo cho chủ Chương trình về kế hoạch đầu tư công trung hạn và tình hình triển khai thực hiện hợp phần Tăng trưởng xanh.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các dự án khởi công mới.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các dự án để bảo đảm tính cấp bách cần thiết của các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2011 - 2015.

Phối hợp, đề xuất và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật các dự án thuộc lĩnh vực phụ trách về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi liên quan đến tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu; tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải:

Phối hợp, đề xuất và thẩm định danh Mục các dự án giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong công nghiệp, dân dụng, xây dựng, giao thông.

e) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

XV. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC VÙNG

1. Chủ Chương trình: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

Nhằm thúc đẩy, tạo Điều kiện liên kết giữa các vùng, miền, tạo không gian phát triển thống nhất trong vùng và cả nước, từ đó tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, bảo đảm quốc phòng an ninh, phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của từng vùng, từng địa phương.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hoàn thành 1.020 dự án chuyển tiếp với năng lực tăng thêm Khoảng 5.518 km đường giao thông, 80 cầu có quy mô vừa, 68.970 ha diện tích tưới, 11 bệnh viện cấp tỉnh, huyện, 37 trường đại học, dạy nghề, trung tâm huấn luyện cấp tỉnh, 107 trung tâm hành chính, trụ sở quản lý nhà nước của các địa phương tập trung ở các đơn vị hành chính mới tách, lập.

- Đầu tư mới 392 dự án giao thông với 3.110 km đường, 22 cầu; 63 dự án thủy lợi quy mô lớn có sức lan tỏa vùng, tăng thêm 99.000 ha diện tích tưới, hỗ trợ hoàn thành 10 trường đại học của địa phương; xây dựng mới 45 dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của các tỉnh, huyện mới chia tách.

- Đầu tư 56 kho lưu trữ chuyên dụng cấp tỉnh, trong đó 48 kho được hỗ trợ xây dựng mới, 4 kho được hỗ trợ cải tạo và 4 kho được hỗ trợ mua sắm thiết bị bảo quản tài liệu.

3. Phạm vi Chương trình:

- Các địa phương, các vùng theo các Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh các vùng gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

- Ngành, lĩnh vực: ưu tiên hỗ trợ các dự án thuộc các ngành giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, quản lý nhà nước.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 189.337 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 101.841 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 61.000 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 26.496 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

XVI. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU HỖ TRỢ VỐN ĐỐI ỨNG ODA CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG

1. Chủ Chương trình: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

Triển khai thực hiện các dự án ODA do địa phương quản lý đúng tiến độ, hiệu quả; hỗ trợ vốn đối ứng các dự án ODA từ ngân sách trung ương cho những địa phương nghèo, có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong giai đoạn 2016-2020; triển khai, thực hiện các nội dung dự án theo đúng Thỏa thuận được ký kết hoặc Hiệp định tài trợ, phù hợp với định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA của Chính phủ; thực hiện hiệu quả việc sử dụng, quản lý nguồn vốn ODA giai đoạn 2016-2020.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hỗ trợ 48 địa phương khó khăn về ngân sách để tăng cường giải ngân phần vốn nước ngoài (Khoảng 54 nghìn tỷ đồng) của các nhà tài trợ quốc tế.

- Tiếp tục bổ sung 6.976 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện hoàn thành 300 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 sang giai đoạn 2016-2020 sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.

- Thực hiện các dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020 thực sự quan trọng đã ký kết hiệp định tài trợ; các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011-2015 sang giai đoạn 2016-2020 là 3.024 tỷ đồng.

3. Phạm vi Chương trình: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án ODA và vốn vay ưu đãi được đưa vào trong cân đối ngân sách nhà nước, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 10.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 10.000 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

XVII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO

1. Chủ Chương trình: Bộ Công Thương.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Cấp điện đến các hộ dân nông thôn, miền núi và hải đảo nhằm tạo động lực cho các Chương trình Mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo Điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi và các hải đảo.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Xây dựng hệ thống cấp điện cho 17 xã chưa có điện;

- Xây dựng hệ thống cấp điện cho 9.753 thôn, bản chưa có điện;

- Xây dựng hệ thống cấp điện lưới quốc gia cho Khoảng 1,1 triệu hộ;

- Xây dựng hệ thống cấp điện từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia cho Khoảng 21.300 hộ;

- Phát triển lưới điện cung cấp điện cho các trạm bơm tưới quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh);

- Bảo đảm cấp điện cho 11 huyện, xã đảo.

3. Phạm vi Chương trình: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh nghèo, chưa cân đối được ngân sách, các tỉnh có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp hơn mức trung bình của cả nước, các tỉnh có địa bàn miền núi, các tỉnh biên giới và các tỉnh có các đảo đông dân cư, đảo tiền tiêu có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng chưa được cấp điện, cấp điện nhưng chưa ổn định và liên tục.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 30.186 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 4.150 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 2.870 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 21.508 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 1.658 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

6. Cơ chế, chính sách, giải phát huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Bên cạnh việc cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) hỗ trợ có Mục tiêu để đầu tư các dự án cấp điện, huy động thêm các nguồn vốn ODA cấp phát để thực hiện, bố trí sắp xếp các dự án thuộc Chương trình theo các nguồn vốn để triển khai thuận lợi.

- Chủ đầu tư của các dự án có trách nhiệm thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư theo các quy định hiện hành và bảo đảm đúng tiến độ.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Công Thương:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình và dự án thành phần.

- Phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi và các nội dung công việc cần thiết khác theo quy định của pháp luật đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trong việc vận động các nguồn vốn ODA để thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

- Cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp để bố trí cho Bộ Công Thương triển khai lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình.

- Thực hiện cân đối tài chính hằng năm để cấp vốn cho các dự án điện nông thôn trong Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư lưới điện nông thôn của các dự án thành phần trong Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đầu tư các dự án thành phần.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực vùng sâu, vùng xa để giảm thiểu chi phí đầu tư, thuận tiện cho việc thực hiện dự án; chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả với các Chương trình, dự án khác trên địa bàn;

- Đối với các tỉnh, thành phố được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần: tổ chức triển khai việc lập, thẩm định, thỏa thuận nội dung Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện đầu tư dự án thành phần theo các quy định hiện hành.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo các quy định hiện hành và bảo đảm đúng tiến độ.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Đối với các dự án cấp điện từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia: ngoài chức năng của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác hiệu quả dự án sau đầu tư.

đ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

- Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án thành phần, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

- Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án thành phần.

- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo các quy định hiện hành và bảo đảm đúng tiến độ.

- Định kỳ hằng quý: Báo cáo công tác triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần; báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và đăng ký nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định và gửi về các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để theo dõi, tổng hợp.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ban, ngành của các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

- Tổ chức tiếp nhận vốn, tài sản và tổ chức quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân sau khi dự án hoàn thành đối với các dự án thành phần cấp điện từ lưới điện quốc gia do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ đầu tư.

XVIII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ VEN BIỂN, KHU KINH TẾ CỬA KHẨU, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Chủ Chương trình: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo Điều kiện thuận lợi và nền tảng cơ bản để kêu gọi, xúc tiến, đặc biệt là thu hút và triển khai mạnh mẽ các dự án đầu tư quy mô lớn, phát triển các ngành, lĩnh vực tại các khu vực ven biển, cửa khẩu và các khu vực khác có tiềm năng; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Hoàn thành từ 200 đến 250 km đường giao thông chính, công trình thoát nước, xử lý nước thải tập trung với công suất từ 13.000 đến 14.000 m3/ngày đêm, hạ tầng kỹ thuật và xã hội các khu tái định cư với tổng diện tích từ 150 đến 200 ha của 16 khu kinh tế ven biển, trong đó tập trung chủ yếu cho 8 khu kinh tế trọng Điểm có các dự án quy mô lớn đang và dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Hoàn thành từ 200 đến 220 km đường giao thông, công trình xử lý nước thải tập trung với công suất từ 300 m3 đến 400 m3/ngày.đêm, xây dựng Khoảng từ 08 đến 10 km đường dây điện, san nền từ 60 đến 80 ha, xây dựng từ 03 đến 05 km hệ thống kè sạt lở, hoàn thành từ 8.000 m2 đến 10.000 m2 diện tích nhà làm việc chuyên ngành, bãi kiểm hóa, kho tàng bến bãi cho 21 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tập trung cho 09 khu kinh tế cửa khẩu trọng Điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.

- Đầu tư hoàn thành từ 80 đến 100 km đường giao thông, từ 15 đến 20 công trình xử lý nước thải tập trung với công suất từ 40.000 m3 đến 45.000 m3/ngày đêm cho từ 35 đến 40 khu công nghiệp và từ 30 đến 35 cụm công nghiệp tại các địa phương có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Đầu tư hoàn thành rà phá bom mìn cho diện tích từ 550 đến 600 ha, san lấp từ 800 đến 850 ha mặt bằng, từ 80 đến 85 km đường giao thông, hệ thống mương dẫn và thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý dài Khoảng 3,5 đến 04 km, nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 3500 đến 4000 m3/ngày đêm, hệ thống cấp điện dài 3,5 đến 04 km, xây dựng trạm biến áp 22/0,4 KVA cho 03 khu công nghệ cao.

- Đầu tư hoàn thành 150 đến 200 ha san lấp mặt bằng, 35 đến 40 km đường giao thông, xây dựng hệ thống mương dẫn và thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý dài Khoảng 10 đến 12 km, xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 2.200 m3 đến 2.500 m3/ngày đêm, hệ thống cấp điện dài 60 đến 80 km cho 06 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phạm vi Chương trình:

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khu kinh tế ven biển đáp ứng các Điều kiện sau: Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; có quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thuộc địa phương có Ban Quản lý Khu kinh tế được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP nêu trên.

- Các tỉnh có khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc địa phương có tỷ lệ bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương cao hơn 50% (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định); căn cứ tính toán các địa phương đáp ứng tiêu chí dựa vào số liệu thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 theo Nghị quyết số57/2013/QH13 ngày 12/11/2013 của Quốc hội khóa XIII và Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Khu công nghiệp nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu công nghiệp của cả nước, được đầu tư, thành lập và hoạt động theo quy định tại pháp luật về đầu tư, Nghị định số29/2008/NĐ-CP Nghị định số 164/2013/NĐ-CP nêu trên.

+ Cụm công nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn được Bộ Công Thương thỏa thuận, có diện tích lớn hơn 25 ha (riêng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên lớn hơn 15 ha), có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản pháp lý tương đương, có quy hoạch chi Tiết xây dựng được phê duyệt, có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý cụm công nghiệp. Tính đến thời Điểm được xem xét hỗ trợ có doanh nghiệp đăng ký đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 30%.

+ Ưu tiên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, bảo đảm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phục vụ Mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong các khu dân cư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

+ Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp do tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam làm chủ đầu tư hoặc do đơn vị sự nghiệp được giao làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thành lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 63.600 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 43.285 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 20.315 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

b) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

XIX. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DU LỊCH

1. Chủ Chương trình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại bảo đảm các Điều kiện kỹ thuật, góp phần tạo thuận lợi cho du khách cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch quốc gia, đặc biệt các địa bàn trọng Điểm phát triển du lịch, khu vực vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng du lịch nhằm hình thành các khu du lịch có tầm cỡ khu vực và thế giới, có sức cạnh tranh cao, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Bảo đảm đồng bộ về kết cấu hạ tầng cho 5 khu du lịch quốc gia, góp phần tạo thuận lợi cho du khách cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước đầu tư.

- Hỗ trợ đầu tư giao thông, tạo thuận lợi để tiếp cận 30 khu, Điểm du lịch quốc gia.

3. Phạm vi Chương trình: Các địa phương thuộc địa bàn trọng Điểm phát triển du lịch vùng; các địa phương có khu, Điểm, tuyến du lịch được xác định tại Quy hoạch phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 35.000 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 8.138 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 3.662 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 22.200 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp hay động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

XX. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Chủ Chương trình: Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Mục tiêu Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin quốc gia và xác thực điện tử; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin thông qua việc phát triển các Khu công nghệ thông tin trọng Điểm và các sản phẩm công nghệ thông tin trọng Điểm.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung.

- Đáp ứng kết nối trên 50% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

- 30% hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phương được xử lý trực tuyến tại mức độ 4.

- Trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng.

- Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương để kết nối các hệ thống dịch vụ của các bộ, ngành, địa phương đã sẵn sàng.

- Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của các địa phương được áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế.

- 100% dịch vụ công cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung.

- Tối thiểu 50% cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó ưu tiên cho các tỉnh ở địa bàn khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách.

- Hỗ trợ xây dựng ít nhất 07 khu công nghệ thông tin tập trung theo Quyết định số 392/2015/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển tối thiểu 03 sản phẩm phần cứng điện tử thuộc lĩnh vực vi mạch, chíp bán dẫn; 06 sản phẩm nền tảng dùng trong cơ quan nhà nước và xã hội; 01 sản phẩm nội dung số phục vụ cơ quan nhà nước.

3. Phạm vi Chương trình:

Các bộ, ngành trung ương, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ đầu tư của Chương trình.

4. Tổng vốn thực hiện Chương trình: 7.920 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 2.960 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 370 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 2.540 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.050 tỷ đồng.

5. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Luật đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTgngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Đối với vốn sự nghiệp: Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các Mục tiêu đề ra của Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và địa phương cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và địa phương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

d) Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện các Mục tiêu của Chương trình tại bộ, ngành và địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.

- Xây dựng các Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi chủ Chương trình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do bộ ngành, địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại bộ, ngành và địa phương theo quy định.

XXI. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU BIỂN ĐÔNG - HẢI ĐẢO BẢO ĐẢM CHO LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG AN NINH TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện theo Quyết định số 610/QĐ-TTg ngày 08/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website