Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW, ngày 14/7/2008 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quyết định số 158QĐ/TW, ngày 12/5/2008 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng
  • Thực hiện Quyết định số 158QĐ/TW, ngày 12/5/2008 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng
  • 15-HD/UBKTTW
  • Hướng dẫn
  • Chính sách
  • 12/05/2008
  • 12/05/2008
  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  • Nguyễn Văn Chi
Nội dung:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ỦY BAN KIỂM TRA

*

Số:15-HD/UBKTTW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Hà Nội, ngày 12 tháng 35 năm 2008

 



HƯỚNG DẪN

Thực hiện Quyết định số 158QĐ/TW, ngày 12/5/2008 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng



Để thống nhất nhận thức và thực hiện Quy chế chất vấn trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 158-QD/TW, ngày 12-5- 2008 của Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh của chất vấn và trả lời chất vấn

1- Chất vấn và trả lời chất vấn trong Đảng là việc đảng viên hỏi và được trả lời về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ tiêu chuẩn đảng viên, cấp ủy viên, trừ những vấn đề bí mật theo qui định của Đảng và Nhà nước.

Chất vấn là đưa ra yêu cầu hoặc câu hỏi đề nghị được trả lời.

Trả lời chất vấn là việc giải trình làm rõ những yêu cầu hoặc câu hỏi của người chất vấn.

Trường hợp kiến nghị hoặc hỏi để biết những thông tin về hoạt động trong Đảng không phải là chất vấn.

2- Quy chế này quy định việc chất vấn và trả lời chất vấn trong hội nghị cấp ủy ban thường vụ cấp ủy được áp dụng đối với đảng viên, cấp ủy viên, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp.

Quy chế này chỉ quy định chất vấn trong hội  nghị cấp uỷ và hội nghị ban thường vụ cấp ủy các cấp, không áp dụng trong đại hội đảng các cấp, hội nghị đảng bộ, chi bộ, hội nghị ban cán sự đảng, đảng đoàn và các ban của Đảng.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu của chất vấn và trả lới chất vấn

1- Chất vấn và trả lời chất vấn nhằm phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên góp phần ngăn chặn, phòng ngừa  vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên.

2- Chất vấn và trả lời chất vấn nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng

Điều 3. Nguyên tắc chất vấn và trả lờichất vấn

1- Việc chất vấn và trả lời chất vấn phải tuân theo Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng  và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu tổ chức.

Cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ các cấp quyết định việc chất vấn và trả lời chất vấn trong hội nghị theo chương trình hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành quá trình chất vấn và trả lời chất vấn trong hội nghị.

2- Đảng viên có quyền chất vấn hoạt động của cấp ủy ban thường vụ cấp ủy đảng viên trong phạm vi cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đảng bộ mà mình là thành viên và phải chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn của mình.  Tổ chức đảng, đảng viên là đối tượng chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời chất vấn của mình.

Chất vấn là quyền của đảng viên nhưng do bước đầu thực hiện, quy chế này chỉ quy định cấp uỷ viên có quyền chất vấn hoạt động của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, cấp uỷ viên trong phạm vi cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy mà mình là thành viên và phải chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn cua mình.

Người chất vấn đặt câu hỏi chất vấn về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên của cấp,uỷ viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định trong Đảng. Những vấn đề không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng và chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên không thuộc phạm vi chất vấn.

Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và cấp uỷ viên là đối tượng chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn để làm rõ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên của mình và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời chất vấn.

3- Chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, đúng nguyên tắc sinh hoạt Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định tại quy chế này.

4- Không được lợi dụng chất vấn và trả lời chất vấn để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc đưa ra những thông tin không có căn cứ, làm mất uy tín của tổ chức đảng và đảng viên; không được tự ý tuyên truyền, phổ biến nội dung chất vấn và trả lời chất vấn cho các tổ chức, cá nhân không liên quan.

Người chất vấn chỉ đặt câu hỏi chất vấn về những vấn dề có căn cứ, không suy diễn để nêu vấn đề chất vấn. Người chất vấn cũng không được lợi dụng chất vấn để hỏi về những vấn đề không thuộc chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm quyền hạn của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ là đối tượng chất vấn hoặc không thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn đang viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên của cấp uỷ viên là đối tượng chất vấn để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc làm mất uy tín của tổ chức đảng và đảng viên.

Các tổ chức đảng và đảng viên không được lợi dụng trả lời chất vấn để đưa những vấn đề không có căn cứ, không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc làm mất uy tín của tổ chức đảng và đảng viên.

Các tổ chức đảng và đảng viên không được tự ý tuyên truyền, phổ biến nội dung chất vấn và trả lời chất vấn cho các tổ chức cá nhân không liên quan.

Chương II

CHỦ THỀ, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHUỚNG PHÁP CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN

Điều 4. Chủ thể chất vấn: đảng viên, cấp ủy viên.

Chủ thể chất vấn là người đưa ra yêu cầu chất vấn hoặc đặt câu hỏi chất vấn. Quy chế này quy định chỉ có đảng viên là cấp uỷ viên dự hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp mà mình là thành viên là chủ thể chất vấn (người chất vấn).

Điều 5. Đối tượng chất vấn

1- Cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ các cấp

2- Đảng viên, cấp ủy viên.

Đối tượng chất vấn là tổ chức đảng hoặc cá nhân đảng viên được người chất vấn yêu cầu trả lời chất vấn để làm rõ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên tiêu chuẩn cấp ủy viên của mình.

Tổ chức đảng là đối tượng chất vấn gồm: cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp, cá nhân đảng viên là đối tượng chất vấn gồm các cấp uỷ viên cùng cấp với người chất vấn.

Cấp uỷ viên có quyền chất vấn cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và cấp ủy viên trong đảng bộ mà mình là thành viên.

Điều 6. Nội dung chất vấn

Nội dung chất vấn chủ yếu là những vấn đề có trong chương trình hội nghị được thông báo trước; tập trung vào những vấn đề cụ thể có  liên quan như sau:

1- Đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy

a) Việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp trên và của cấp mình.

b) Việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đảng cấp dưới quán triệt, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy và công tác cán bộ.

c) Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính tri, nhiệm vụ chuyên môn công tác xây dựng Đảng của cấp mình và của tổ chức đảng cấp dưới tiếp.

Nội dung chất vấn chủ yếu tập trung vào những vấn đề thuộc chương trình hội nghị hoặc liên quan đến chương trình hội nghị. Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ thông báo chương trình hội nghị cho cấp uỷ viên theo quy chế làm việc của cấp ủy cấp mình trước khi tổ chức hội nghị để cấp uỷ viên chuẩn bị nội dung chất vấn.

Trường hợp nội dung chất vấn không thuộc chương trình hội nghị những là vấn đề quan trọng, cấp thiết, có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của cấp uỷ hoặc liên quan đến chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cấp uỷ viên thì ban tổ chức hoặc người chủ trì hội nghị cân nhắc quyết định có tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn hay không.

2- Đối với đảng viên

Việc thực hiện tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên, tiêu chuẩn và nhiệm vụ cấp ủy (nếu là cấp ủy viên), nhiệm vụ được giao.

Về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và người thân trong gia đình.

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên, tiêu chuẩn và nhiệm vụ cấp ủy viên được quy định trong Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng.

Điều 7. Phương pháp chất vấn và trả lời chất vấn

1- Chất vấn

Chất xin được tiến hành tại hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy bằng hình thức hỏi trực tiếp hoặc bằng văn bản. Người chất vấn gửi ý kiến chất vấn trước khi tổ chức hội nghị từ 3 đến 5 ngày để ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị xem xét, quyết định việc trả lời chất vấn.

Trong chương trình hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tùy thuộc vào số lượng và nội dung chất vấn mà dành thời gian thích hợp để  chất vấn và trả lời chất vấn.

Người chất vấn gửi phiếu đăng ký chất vấn tới ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị trước khi tổ chức hội nghị từ 3 đến 5 ngày. Phiếu đăng ký chất vấn phải ghi rõ họ, tên, chức vụ, địa chỉ của người chất vấn và nêu rõ nội dung chất vấn, đối tượng có trách nhiệm trả lời chất vấn. Nếu không có điều kiện gửi phiếu đăng ký chất vấn trước khi tổ chức hội nghị thì người chất vấn chất vấn trực tiếp tại hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị hoặc người chu trì hội nghị chuyển phiếu đăng ký chất vấn tới tổ chức, cá nhân người trả lời chất vấn để họ chuẩn bị nội dung trả lời.

Tổ chức, cá nhân trả lời chất vấn đăng ký hình thức trả lời chất vấn với ban tổ chức hoặc người chủ trì hội nghị trước khi tổ chức hội nghị 1 ngày và phải chấp hành quyết định hình thức trả lời chất vấn của ban tỏ chức hoặc người chủ trì hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ căn cứ vào số lượng, nội dung, hình thức chất vấn để sắp xếp thời gian thích hợp cho việc chất vấn và trả lời chất vấn trong chương trình hội nghị.

Tại hội nghị, người chất vấn có thể chất vấn bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp với đối tượng chất vấn hoặc đưa yêu cầu chất vấn bằng văn bản. Việc chất vấn phải theo kế hoạch đã đăng ký trước với ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị.

Cấp uỷ viên được chất vấn cấp uỷ ban thường vụ cấp uỷ cấp mình về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của cấp uỷ có liên quan đến chương trình hội nghị.

Cấp uỷ viên được chất vấn cấp uỷ viên cùng cấp về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn và việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cấp uỷ viên có liên quan đến chương trình hội nghị.

2- Trả lời chất vấn

Ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị công bố trình tự những vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn.

Đối tượng chất vấn là cá nhân đảng viên thì đảng viên đó trực tiếp trả lời chất vấn. Đối quang chất vấn là cấp uỷ hoặc ban thường vụ tượng chất vấn là cấp ủy thì cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trao đổi, thống nhất ý kiến và phân công người trực tiếp trả lời chất vấn.

Nếu người chất vấn chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đặt thì đặt thêm câu hỏi để người trả lời chất vấn trả lời trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của  mình. Vấn đề hỏi thêm phải liên quan đến nội dung trả lời chất vấn, có nội dung cụ thể, địa chỉ rõ ràng và ngắn gọn.

Trường hợp không có điều kiện trả lời chất vấn ngay trong hội nghị thì trong vòng, 15 ngày kể từ ngày được chất vấn, đối tượng chất vấn phải trả lời chất vấn bằng văn bản hoặc đề nghị được trả lời tại kỳ họp sau. Văn bản trả lời chất vấn phải gửi cho người chủ trì hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị công bổ trình tự những vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn để người chất vấn và người trả lời chất vấnchủ động chuẩn bị.

Người trả lời chất vấn trả lời đầy đủ các nội dung chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục.

Đối tượng chất vấn là cấp uỷ viên phải trực tiếp trả lời chất vấn, không được uỷ quyền người khác trả lời. Đối tượng chất vấn là cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp ủy trao đổi, thống nhất ý kiến và cử người trực tiếp trả lời theo ý kiến đã thống nhất trong tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ. Nếu người đứng đậu có mặt thì trực tiếp trả lời chất vấn; nếu người đứng đầu vắng mặt thì ủy quyền cấp phó của mình trả lời.

Cấp uỷ ban thường vụ cấp uỷ, cấp uỷ viên trả lời chất vấn chịu trách nhiệm về nội dung đã trả lời chất vấn. Nếu nội dung trả lời chất vấn vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định tại Quy chế này thì tổ chức đảng quản lý cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, cấp uỷ viên đó xem xét, xử lý tổ chức đảng hoặc cấp uỷ viên trả lời chất vấn theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nếu người chất vấn chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đặt thêm câu hỏi có nội dung cụ thể, địa chỉ rõ ràng ngắn gọn, liên quan đến nội dung chất vấn và trả lời chất vấn để đối tượng chất vấn trả lời. Người trả lời chất vấn trả lời những câu hỏi đó trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình.

Nếu đã trả lời 2 lần mà người chất vấn vẫn chưa đồng ý thì chủ tọa hội nghị căn cứ vào mức độ rõ ràng của nội dung đã trả lời chất vấn để quyết định có trả lời tiếp hay không.

Trường hợp vấn đề chất vấn có nội dung phức tạp cần thời gian để xem xét, kiểm tra lại thì ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị quyết định trả lời bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày chất vấn hoặc trả lời tại kỳ họp sau kế tiếp. Ban tổ chức hoặc người chủ trì hội nghị chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 

Chương III

QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGUỜI CHẤT VẤN VÀ NGƯỜI TRẢ LỜI CHẤT VẤN

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của người chất vấn

l- Quyền của người chất vấn

a- Yêu cầu ngươi trả lời chất vấn trả lời những nội dung chất vấn theo quy đinh tại Điều 6 của Quy chế này.

b- Nếu người trả lời chất vấn không trả lời đúng nội dung chất vấn thì người chất vấn được đề nghị ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì chỉ đạo để đối tượng chất vấn thực hiện.

Trường hợp người trả lời chất vấn trả lời không đúng hoặc không đủ những nội dung chất vấn theo quy định thì người chất vấn đề nghị ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị yêu cầu người trả lời chất vấn trả lời cho đúng và đủ những nội dung đã chất vấn.

2- Trách nhiệm của người chất vấn

a- Chất vấn đúng đối tượng, nội dung và các quy đinh tại Qui chế này.

b- Công khai rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ của mình, nêu rõ nội dung chất vấn và tổ chức đảng hoặc đảng viên có trách nhiệm trả lời chất vấn.

Người chất vấn phải công khai đúng họ tên, chức vụ địa chỉ của mình trong phiếu đăng ký chất vấn, trong khi tiến hành chất vấn tại hội nghị và trong văn bản chất vấn.

Người chất vấn cũng phải công khai rõ nội dung chất vấn, nêu rõ tổ chức đảng hoặc đảng viên có trách nhiệm trả lời những nội dung chất vấn đó khi đăng ký chất vấn với ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị, khi tiến hành chất vấn tại hội nghị và trong văn bản chất vấn.

c- Gửi nội dung chất vấn cho đối tượng chất vấn theo qui định tại Điều 7 của Quy chế này.

d- Cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung chất vấn (nếu có).

Khi tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại hội nghị, người chất vấn có trách nhiệm cung cấp những tài liệu liên quan đến nội dung chất vấn (nêu có) cho người trả lời chất vấn thông qua ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị.

Điều 9. Quyền và trách nhiệm của người trả lời chất vấn

1- Quyền của người trả lời chất vấn

a- Đề nghị người chất vấn giải thích những nội dung chất vấn chưa rõ.

b- Chọn hình thức trả lời chất vấn theo qui định tại Điều 7 của Quy chế này.

Tuỳ theo nội dung chất vấn và những điều kiện cần thiết để trả lời chất vấn, đối tượng chất vấn được lựa chọn một trong các hình thức trả lời chất vấn dưới đây:

- Trả lời chất vấn trực tiếp tại hội nghị.

- Trả lời tại kỳ họp sau kế tiếp.

- Trả lời bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày tổ chức chất vấn.

Đối tượng trả lời chất vấn trình bày lý do chọn hình thức trả lời chất vấn trước hội nghị. Người chất vấn và người trả lời chất vấn chấp hành quyết định hình thức trả lời chất vấn của ban tổ chức hoặc người chủ trì hội nghị.

c- Từ chối trả lời nếu nội dung chất vấn là những vấn đề thuộc bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước, những vấn đề không có nội dung và địa chỉ cụ thể, không thuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Những vấn đề thuộc bí mật của Đảng và Nhà nước được quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28-12-2000, trong các nghị định của Chính phủ, các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, của Đảng, của các đoàn thể chính trị- xã hội và các tổ chức kinh tế được pháp luật quy định.

Quyền bí mật đời tư của công dân được quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005, Những vấn đề thuộc bí mật đời tư của cá nhân cấp uỷ viên mà bí mật đó không vi phạm tư cách đảng viên, tư cách cấp uỷ viên thì cấp ủy viên là đối tượng chất vấn cũng có quyên từ chối trả lời.

2- Trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

a- Trả lời chất vấn theo quy định tại Điều7 của Quy chế này.

Người trả lời chất vấn trả lời theo quy dịnh tại Điều 7 của Quy chế này. Cụ thể:

Chấp hành việc tổ chức, điều hành quá trình chất vấn và trả lời chất vấn của chủ tọa hội nghị.

Trả lời chất vấn tại hội nghị: Đối tượng chất vấn là cấp uỷ viên thì cấp uỷ viên đó phải trực tiếp trả lời chất vấn. Đối tượng chất vấn là cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ thì sau khi trao đổi thống nhất ý kiến, tập thể cử người đứng đầu trực tiếp trả lời chất vấn theo nội dung đã thống nhất. Nếu người đứng đầu cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy vắng mặt thì uỷ quyền cấp phó của mình trực tiếp trả lời chất vấn.

Trường hợp trả lời chất vấn bằng văn bản: Đối tượng chất vấn là cấp uỷ viên thì cấp ủy viên đó phải ký văn bản trả lời chất vấn. Đối tượng chất vấn là cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ thì sau khi trao đổi thống nhất ý kiến trả lời, cử người đứng đầu ký văn bản trả lời chất vấn. Trường hợp người đứng đầu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ vắng mặt thì uỷ quyền cấp phó của mình ký văn bản trả lời chất vấn.

- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, cấp uỷ viên trả lời chất vấn chịu trách nhiệm về nội dung đã trả lời chất vấn.

b- Tiếp nhận và trả lời chất vấn một cách khách quan, trung thực, không được từ chối hoặc đùn đẩy, né tránh trả lời chất vấn về những vấn đề thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình. Nếu cố tình không thực hiện thì tùy mức độ sai phạm mà tổ chức đảng xem xét trách nhiệm.

Tổ chức đảng, cá nhân đảng viên trả lời chất vấn, phải giải trình về những nội dung chất vấn đúng sự thật, đúng diễn biến thực tế của sự việc, không suy diễn theo quan điểm chủ quan của cá nhân.

Tổ chức đảng, cá nhân đảng viên trả lời chất vấn phải trả lời thẳng vào những vấn đề người chất vấn yêu cầu, không được trả lời vòng vo, né tránh.

Trường hợp người trả lời chất vẩn cố tình giải trình vấn đề không đúng sự thật, không giải trình thẳng vào nội dung chất vấn mà vòng vo, né tránh hoặc không giải trình đủ những nội dung chất vấn thì tổ chức đảng quản lý người trả lời chất vấn nhắc nhở, phê bình hoặc xem xét trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Điều l0. Trách nhiệm lãnh đạo, thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn

1- Cấp uỷ ban thường vụ cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nghiêm túc quền và trách nhiệm trong hoạt động chất vấn.

a- Lãnh đạo, tạo điều kiện cho đảng viên, cấp ủy viên thực hiện quyền và trách nhiệm chất vấn, trả lời chất vấn.

Cấp uỷ ban thường vụ cấp ủy các cấp tổ chức quán triệt Quy chế chất vấn trong tổ chức đảng thuộc quyền lãnh đạo, quản lý của mình.

Trong chương trình, kế hoạch công tác của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uy các cấp phải có nội dung thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn. Trong các hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ các cấp phải dành thời gian thích hợp cho việc chất vấn và trả lời chất vấn đồng thời tổ chức, điều hành tốt việc chất vấn và trả lời chất vấn.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn. Những vấn đề được phát hiện trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn cấp uỷ ban thường vụ cấp uỷ nghiên cứu xử lý kịp thời. Khi can thiết, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm củaa đối tượng chất vấn,

b- Lưu trữ văn bản, tài liệu chất vấn và trả lời chất vấn.

Nội dung chất vấn và nội dung trả lời chất vấn được ghi trong biên ban hội nghị và lưu trữ theo quy định.

Văn ban chất vấn, vặn bản trả lời chất vấn và những tài liệu liên quan đến việc chất vấn và trả lời chất vấn lưu trữ theo quy định.

2- Ban tổ chức hội nghị hoặc ngườii chủ trì hội nghị:

a- Nhận các đề nghị chất vấn của đảng viên cấp ủy viên.

b- Phân loại, xử lý các nội dung chất vấn để bố trí thời gian và yêu cầu đối tượng chất vấn trả lời bằng hình thức thích hợp.

Căn cứ vào nội dung chất vấn, ban tổ chức hoặc người chủ trì hội nghị bố trí trình tự, thời gian, hình thức trả lời chất vấn cho phù hợp và phải chất trách nhiệm về quyết định hình thức trả lời chất vấn của mình.

c- Nhận trả lờichất vấn theo qui định (nếu tại kỳ họp người trả lời chất vấn chưa trả lời được) và thông báo cho người chất vấn biết.

3- Cấp ủy ban thường và cấp uỷ, đảng viên nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình: nâng cao nhận thức nắm bắt thông tin chính xác để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn đúng quy định.

4- Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế chất vấn với dụng ý xấu làm mất uy tín của tổ chức đảng, đảng viên; trù dập người chất vấn hoặc đùn đẩy, né tránh. không trả lời chất vấn những vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.

Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm Quy chế chất vấn trong Đảng thì xem xét, xử lý theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tập trung xem xét, xử lý những vi phạm sau đây:

Không chấp hành sự lãnh đạo, quản lý hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của tổ chức đảng.

Lợi dụng chất vấn đề tung tin thất thiệt nhằm gây rối nội bộ, gây mất đoàn kết nội bộ hoặc làm mất uy tín của tổ chức đảng, đảng viên.

- Đùn đẩy, né tránh không trả lời chất vấn về những vấn đề thuộc chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mình.

- Lợi dụng trả lời chất vấn để trấn áp, đe doạ hoặc thông tin thất thiệt làm mất uy tín của người chất vấn, trù dập người chất vấn.

- Tự ý tuyên truyền, phổ biến những nội dung chất vấn và trả lời chất vấn cho các tổ chức và cá nhân không liên quan.

- Có hành vi bao che cho người vi phạm quy chế chất vấn.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Các cấp ủy, tổ chức đảng  trách nhiệm tổ chức nghiên cứu quán triệt thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này. Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế và báo cáo kết qủa thực hiện cho cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.

Cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế chất vấn của cấp uỷ ban thường vụ cấp uỷ cấp dưới trực tiếp.

Cấp uỷ tổ chức đảng các cấp định kỳ 6 tháng, hằng năm sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế và báo cáo cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.

Điều 12. Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Qui chế này. Định kỳ  hằng năm báo cáo Bộ Chính trị kết quả thực hiện Quy chế. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì phản ánh về Ủy ban Kiểm  tra Trung ương để báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Hướng dẫn này được phổ biến đến các chi bộ để thực hiện.


T/M ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Văn Chi

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
29-CT/TW
17/10/2003
17/10/2003
102/2016/NĐ-CP
01/07/2016
01/07/2016

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website