ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN NỘI CHÍNH
*
Số: 04-KH/TW
|
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2016
|
KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
"Tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý có hiệu quả các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm về nội chính, tham nhũng"
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Chỉ thị số 50-CT/TƯ, ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng" và hưởng ứng Phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát động tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; Ban Nội chính Trung ương ban hành Kế hoạch thi đua chuyên đề "Tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý có hiệu quả các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm về nội chính, tham nhũng" trong toàn Ngành như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi tắt là ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy) trong việc tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý có hiệu quả các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm về nội chính, tham nhũng; tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; góp phần ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Phát huy truyền thống yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi, gắn thi đua với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Ngành. Kịp thời phát hiện và nhân rộng những điển hình tiên tiến để biểu dương, khen thưởng và phổ biến, tuyên truyền, tạo sự lan tỏa trong toàn Ngành Nội chính Đảng.
3. Đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực và hiệu quả trong công tác thi đua, khen thưởng, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07-4-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
4. Việc tham mưu, đề xuất xử lý các vụ án, vụ việc phải đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
II. THỜI GIAN, CHỈ TIÊU, NỘI DUNG
1. Thời gian: Chuyên đề thi đua được phát động thực hiện trong 03 năm (2016-2018). Trong đó, sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, biểu dương khen thưởng những tập thể lập được thành tích xuất sắc đến giữa năm 2017; tổng kết, đánh giá kết quả 03 năm thực hiện phong trào thi đua chuyên đề và khen thưởng vào cuối năm 2018.
2. Chỉ tiêu
- Trong thời gian phát động thi đua (2016-2018), mỗi ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy phấn đấu tham mưu xử lý có hiệu quả ít nhất 04 vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm về nội chính, tham nhũng. Trong đó, đến thời điểm sơ kết (giữa năm 2017) đạt ít nhất 02 vụ án, vụ việc.
3. Nội dung: Ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu, tham mưu cấp ủy tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xử lý có hiệu quả các vụ án, vụ việc sau:
- Các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao Ban Thường vụ cấp ủy tỉnh theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo xử lý.
- Các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm về nội chính, tham nhũng xảy ra trên địa bàn do Ban Thường vụ cấp ủy tỉnh giao ban nội chính theo dõi, tham mưu xử lý.
- Các vụ án, vụ việc về nội chính, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm do ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy phát hiện và tham mưu đề xuất xử lý.
- Các vụ án, vụ việc về nội chính, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm mà các cơ quan tố tụng địa phương đề nghị ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy chủ trì tham mưu xử lý.
- Các vụ án, vụ việc về nội chính, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm mà các cơ quan tố tụng địa phương đề nghị ban nội chính tỉnh ủy, tỉnh ủy, thành ủy chủ trì tham mưu xử lý.
- Các vụ án, vụ việc về nội chính, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm không thuộc diện nêu trên, nhưng ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy thấy cần thiết và chủ động tham mưu xử lý.
III. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, SỐ LƯỢNG, NGUYÊN TẮC, TRÌNH TỰ XÉT VÀ THỦ TỤC HỒ SƠ KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng và hình thức khen thưởng
- Đối tượng được xét thưởng: Tập thể ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy.
Không xét khen thưởng cá nhân. Trừ trường hợp cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất, thì ngay sau khi cá nhân lập được thành tích xuất sắc, đột xuất, đơn vị xét, đề nghị theo thủ tục đơn giản (Điều 61, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP) gửi Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ) xét, trình Trưởng Ban Nội chính Trung ương quyết định.
- Hình thức:
+ Sơ kết, giữa năm 2017: Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
+ Tổng kết, cuối năm 2018: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
2. Số lượng
2.1. Sơ kết
- Cụm I, 14 đơn vị, không quá 03 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
- Cụm II, 13 đơn vị, không quá 03 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
- Cụm III, 15 đơn vị, không quá 03 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
- Cụm IV, 21 đơn vị, không quá 04 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
2.2. Tổng kết
- Cụm I, 14 đơn vị, không quá 03 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong đó lựa chọn 01 đơn vị xuất sắc nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
- Cụm II, 13 đơn vị, không quá 03 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong đó lựa chọn 01 đơn vị xuất sắc nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
- Cụm III, 15 đơn vị, không quá 05 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong đó lựa chọn 01 đơn vị xuất sắc nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
- Cụm IV, 21 đơn vị, không quá 07 Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong đó lựa chọn 02 đơn vị xuất sắc nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
(Các đơn vị được lựa chọn đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen thì thôi đề nghị Trưởng Ban Nội chính Trung ương tặng Bằng khen).
3. Nguyên tắc khen thưởng
- Số đơn vị được khen thưởng không quá số lượng phân bổ cho từng Cụm; chọn đơn vị có thành tích từ cao xuống thấp.
Trưởng hợp đặc biệt không đạt chỉ tiêu về số lượng, nhưng chủ trì tham mưu xử lý có hiệu quả những vụ án đặc biệt nghiêm trọng thì do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành xem xét đề nghị, Trưởng Ban quyết định.
- Thành tích (hiệu quả) tham mưu, đề xuất xử lý các vụ án, vụ việc phải có kết quả cụ thể, có tác động tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
4. Trình tự xét khen thưởng
- Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy có văn bản đề nghị khen thưởng kèm theo báo cáo thành tích của tập thể có xác nhận của Thường trực cấp ủy tỉnh gửi Cụm xét, đề nghị.
- Căn cứ hồ sơ, mức độ thành tích của các tập thể, số lượng, hình thức khen thưởng được phân bổ; Cụm trưởng tổng hợp, phối hợp, trao đổi với các Cụm phó dự kiến danh sách, trình hội nghị Cụm thảo luận, bình xét, bỏ phiếu (hoặc biểu quyết) suy tôn và lập văn bản đề nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành xét khen thưởng những đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ của Ban Nội chính Trung ương).
- Vụ Tổ chức – Cán bộ tổng hợp, đề xuất, trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành xem xét, đề nghị Trưởng Ban Nội chính Trung ương khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho những tập thể lập được nhiều thành tích xuất sắc.
5. Thủ tục, hồ sơ khen thưởng gồm:
- Kế hoạch thực hiện chuyên đề thi đua (có nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu).
- Công văn đề nghị của đơn vị đề nghị khen thưởng (tóm tắt thành tích và đề nghị hình thức khen thưởng).
- Báo cáo thành tích có xác nhận của Thường trực cấp ủy tỉnh. Trong đó, báo cáo thành tích phải nêu rõ kết quả tham mưu, đề xuất của từng vụ án, vụ việc theo bố cục được thể hiện thành 3 phần: (1) Khái quát vụ án, vụ việc, những khó khăn, vướng mắc, phức tạp cần được xử lý trước khi tham mưu, đề xuất; (2) nội dung tham mưu, đề xuất xử lý được Thường trực cấp ủy tỉnh đồng ý chỉ đạo; (3) hiệu quả xử lý các vụ án, vụ việc sau khi tham mưu, đề xuất.
- Báo cáo kết quả bình xét, đề nghị khen thưởng của Cụm.
- Số hồ sơ và nơi gửi: Lập 03 hồ sơ; gửi Cụm trưởng (01), Vụ Địa phương hoặc Vụ Công tác phía Nam (01) và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Nội chính Đảng (01) hồ sơ (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ).
- Hồ sơ khen thưởng sơ kết gửi trước 15-6-2017.
- Hồ sơ khen thưởng tổng kết gửi trước 30-11-2018.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Cụm thi đua phối hợp với Vụ Địa phương (đối với Cụm I, II, III), Vụ Công tác phía Nam (đối với Cụm IV) phát động, triển khai thực hiện Kế hoạch này; sơ kết tình hình, kết quả thực hiện tại hội nghị giao bao Cụm giữa năm 2017 và tổng kết 3 năm (cuối năm 2018) để bình xét, đề nghị tặng Bằng khen; gửi báo cáo về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ).
Ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch (có nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu), gửi Cụm trưởng, Vụ Địa phương (đối với Cụm I, II, III), Vụ Công tác phía Nam (đối với Cụm IV) và Vụ Tổ chức – Cán bộ để theo dõi, đánh giá (hoàn thành trong tháng 5-2016).
2. Vụ Địa phương và Vụ Công tác phía Nam theo dõi, kiểm tra việc triển khai, thực hiện chuyên đề thi đua này; phát huy vai trò của cán bộ theo dõi địa bàn để phối hợp với các Cụm thi đua đôn đốc, đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện; tổng hợp, báo cáo Hội đồng về tình hình, kết quả thực hiện theo địa bàn được phân công (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ).
3. Vụ Tổ chức – Cán bộ tổng hợp chung, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả bình xét của các Cụm, đề xuất với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành xét tặng Bằng khen cho những đơn vị có thành tích xuất sắc.
4. Kinh phí khen thưởng thực hiện theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ./.
|
TRƯỞNG BAN
(đã ký)
Phan Đình Trạc
|