Quy định số 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
  • Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
  • 282-QĐ/TW
  • Quy định
  • Cơ cấu - Tổ chức
  • 01/04/2015
  • 01/04/2015
  • Ban Chấp hành Trung ương
  • Lê Hồng Anh
Nội dung:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số: 282-QĐ/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2015


QUY ĐỊNH

CỦA BAN BÍ THƯ

Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện


-   Căn cứ Điều lệ Đảng khóa XI;

-   Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;

-   Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở,

Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy định này điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện).

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy

1- Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, điều lệ của mỗi đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo, trùng lắp.

2- Thành lập các ban, văn phòng chuyên trách tham mưu, giúp việc ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh. Không thành lập các ban, văn phòng tham mưu, giúp việc chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, ban thường trực, ban thường vụ của các tổ chức này lãnh đạo, chỉ đạo việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cơ quan thực hiện các mặt công tác.

3- Ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy giúp ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy thống nhất quản lý tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện. Biên chế của mỗi cơ quan phù hợp với tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức gắn với vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Tăng cường đội ngũ tình nguyện viên, cộng tác viên phục vụ công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ

Điều 3. Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

1- Chức năng

Cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác mặt trận; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác mặt trận theo quy định của Luật Mặt trận và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1-Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động, kế hoạch công tác của ban thường tực và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của ban thường trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích và nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác mặt trận.

- Sơ kết, tổng kết công tác mặt trận và các cuộc vận động, các phòng trào thi đua theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động, kế hoạch công tác của ủy ban và ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.

- Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.

- Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ủy ban và ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quản lý, điều hành, đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện nhiệm vụ khác do ủy ban và ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc giao.

3- Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh

-Văn phòng

- Ban Tổ chức

- Ban Tuyên giáo

- Ban Dân chủ - Pháp luật

- Ban Phong trào

- Ban Dân tộc và Tôn giáo.

4- Định hướng biên chế

4.1- Biên chế cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tối thiểu là 21 người.

4.2-Biên chế cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện tối thiểu là 4 người.

Điều 4. Cơ quan liên đoàn lao động

1- Chức năng

Là cơ quan chuyên trách của liên đoàn lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ liên đoàn lao động cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác công đoàn; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ liên đoàn lao động cùng cấp theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và công đoàn cấp trên giao. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của công đoàn và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công đoàn.

- Sơ kết, tổng kết công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ liên đoàn lao động cùng cấp; nghiệp vụ công tác công đoàn theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực liên đoàn lao động cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thu, chi, quản lý tài chính công đoàn  theo quy định của pháp luật.

2.5- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực liên đoàn lao động cùng cấp giao.

3- Tổ chức bộ máy cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh

- Văn phòng

- Ban Công tác cơ sở

- Ủy ban Kiểm tra

- Ban Tuyên giáo – Nữ công

- Ban Tài chính.

Căn cứ tình hình cụ thể ở một số tỉnh, thành phố có thể tách Ban Công tác cơ sở thành Ban Tổ chức và Ban Chính sách – Pháp luật; tách Ban Tuyên giáo – Nữ công thành Ban Tuyên giáo và Ban Nữ công hoặc lập mới Ban Quan hệ lao động nhưng không quá 7 đầu mối. Ban tổ chức tỉnh ủy phối hợp với đảng đoàn liên đoàn lao động tỉnh trình ban thường vụ tỉnh ủy quyết định.

4- Định hướng biên chế

4.1- Biên chế cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh tối thiểu là 25 người.

4.2- Biên chế cơ quan liên đoàn lao động cấp huyện tối thiểu là 3 người.

Điều 5. Cơ quan Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đoàn theo quy định của Luật Thanh niên và Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và phong trào thanh thiếu nhi theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của tổ chức đoàn và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác đoàn.

- Sơ kết, tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn  Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; nghiệp vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ công tác đoàn.

- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giao.

3- Tổ chức bộ máy cơ quan Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh

- Văn phòng

- Ban Tổ chức – Kiểm tra

- Ban Tuyên giáo

- Ban Thanh niên nông thôn, công nhân, viên chức và đô thị

- Ban Thanh thiếu nhi trường học (thường trực Hội đồng đội, thường trực Hội sinh viên đối với các tỉnh, thành phố có Hội sinh viên).

- Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên (thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên).

Căn cứ tình hình cụ thể, ở một số tỉnh, thành phố có thể tách Ban Thanh niên nông thôn, công nhân, viên chức và đô thị thành Ban Thanh niên nông thôn và Ban Thanh niên công nhân, viên chức và đô thị, nhưng tối đa không quá 7 đầu mối. Ban tổ chức tỉnh ủy phối hợp với ban thường vụ tỉnh đoàn trình ban thường vụ tỉnh ủy quyết định. Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo hướng dẫn liên tịch.

4-Định hướng biên chế

4.1- Biên chế của cơ quan Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh tối thiểu là 25 người.

4.2- Biên chế của cơ quan Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện tối thiểu là 4 người.

Điều 6. Cơ quan hội nông dân

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội nông dân, có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội nông dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

2-Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của hội và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách hội nông dân.

- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp; nghiệp vụ công tác hội theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức hội.

- Điều lệ Hội Nông dân, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực Hội Nông dân cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực cùng cấp giao.

3- Tổ chức bộ máy cơ quan hội nông dân cấp tỉnh

- Văn phòng

- Ban Tổ chức – Kiểm tra

- Ban Kinh tế - Xã hội

- Ban Tuyên giáo

- Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân.

4- Định hướng biên chế

4.1-Biên chế của cơ quan hội nông dân cấp tỉnh tối thiểu là 21 người.

4.2-Biên chế của cơ quan hội nông dân cấp huyện tối thiểu là 3 người.

Điều 7. Cơ quan hội liên hiệp phụ nữ

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội liên hiệp phụ nữ có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ  Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp và phong trào phụ nữ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của hội và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách hội phụ nữ.

- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào phụ nữ theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp; nghiệp vụ công tác hội theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức hội.

- Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực cùng cấp giao.

3- Tổ chức bộ máy cơ quan hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh

- Văn phòng

- Ban Tổ chức – Kiểm tra

- Ban Tuyên giáo

- Ban Gia đình – Xã hội

- Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

- Ban Chính sách – Luật pháp.

4- Định hướng biên chế

4.1- Biên chế của cơ quan hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh tối thiểu là 22 người.

4.2- Biên chế của cơ quan hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện tối thiểu là 3 người.

Điều 8. Cơ quan hội cựu chiến binh

1- Chức năng

Các cơ quan chuyên trách của hội cựu chiến binh, có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Pháp lệnh Cựu chiến binh và Điều lệ Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp và phong trào cựu chiến binh theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của hội và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách hội cựu chiến binh .

- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào cựu chiến binh theo phân công, phân cấp.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp; nghiệp vụ công tác hội theo phân công, phân cấp.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức hội.

- Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo phân công, phân cấp.

2.3- Giúp ban thường vụ và thường trực hội cựu chiến binh cùng cấp quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ và thường trực cùng cấp giao.

3- Tổ chức bộ máy cơ quan hội cựu chiến binh cấp tỉnh

- Văn phòng

- Ban Tổ chức – Chính sách - Kiểm tra

- Ban Tuyên giáo

- Ban Kinh tế.

4- Định hướng biên chế

Biên chế cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan hội cựu chiến binh bố trí như sau: cựu chiến binh đã nghỉ hưu đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo hội, lãnh đạo văn phòng lãnh đạo các ban và chuyên viên chuyên trách tham mưu, giúp việc; không quá 1/3 là công chức và người lao động (khong là cựu chiến binh đã nghỉ hưu) trong tổng biên chế được giao.

4.1- Biên chế của cơ quan hội cựu chiến binh cấp tỉnh tối thiểu là 14 người.

4.2- Biên chế của cơ quan hội cựu chiến binh cấp huyện tối thiểu là 3 người.

Điều 9. Đơn vị sự nghiệp

Việc thành lập, giải thể và xác định số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương do Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh phối hợp với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy và ban cán sự đảng ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể một số điều của Quy định này; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ hằng năm báo cáo Ban Bí thư.

2- Căn cứ Quy định này, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, ban thường vụ tỉnh đoàn quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, được thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Các quy định, hướng dẫn trước đây trái với Quy định này không còn hiệu lực thi hành.

 

 

T/M BAN BÍ THƯ

(đã ký)

Lê Hồng Anh

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website