Quyết định số 1205/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn”
  • Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn”
  • 1205/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Đầu tư - Xây dựng
  • 17/08/2017
  • 17/08/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Phạm Bình Minh
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:1205/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN “HẠ TẦNG CƠ BẢN PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC: HÀ GIANG, CAO BẰNG, BẮC KẠN, LẠNG SƠN”.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 6211/BKHĐT-KTĐN ngày 01 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn”, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với các nội dung chính sau:

1. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

2. Mục tiêu tổng thể của Dự án: Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ.

3. Nội dung, kết quả chủ yếu:

a) Tiểu Dự án tỉnh Hà Giang:

- Hợp phần 1 - Hệ thống đường giao thông liên kết vùng: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường: Xã Đồng Tâm (huyện Bắc Quang) - xã Ngọc Linh (huyện Vị Xuyên); Thành phố Hà Giang - Khu công nghiệp Bình Vàng; Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc.

- Hợp phần 2 - Nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt: Xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại: Thị trấn Vinh Quang và các xã Tụ Nhân, Bản Nhùng (huyện Hoàng Su Phì); Thị trấn Cốc Pài và các xã Nấm Dẩn, Bản Ngò (huyện Xín Mần).

- Hợp phần 3 - Nâng cao năng lực quản lý tài sản công.

b) Tiểu Dự án tỉnh Cao Bằng:

- Hợp phần 1 - Kết nối giao thông: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường: Đường tỉnh 211; Tĩnh Túc - Phan Thạnh - Mai Long (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn). Nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới một số đoạn của đường tỉnh 206, cầu Đồng Mây, cầu Bình Long (đường tỉnh 216).

- Hợp phần 2 - Nâng cấp hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: Nâng cấp, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt tại: Thị trấn Xuân Hòa và xã Phù Ngọc (huyện Hà Quảng); Thị trấn Pác Miều (huyện Bảo Lâm).

- Hợp phần 3 - Nâng cao năng lực quản lý tài sản công.

c) Tiểu Dự án tỉnh Bắc Kạn:

- Hợp phần 1 - Hệ thống đường giao thông liên kết vùng: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường: Trung tâm huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) - Sơn Lộ (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng); Trung tâm huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) - Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn); Trung tâm xã Thượng Ân (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) - xã Hoa Thám (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).

- Hợp phần 2 - Hạ tầng cấp nước sinh hoạt: Xây mới hệ thống cấp nước tại xã Bộc Bố (huyện Pác Nặm) và xã Vân Tùng (huyện Ngân Sơn); Mở rộng mạng lưới công trình cấp nước huyện Chợ Mới và huyện Bạch Thông.

- Hợp phần 3 - Nâng cao năng lực quản lý tài sản công.

d) Tiểu Dự án tỉnh Lạng Sơn:

- Hợp phần 1 - Hệ thống đường giao thông liên kết vùng: Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường: Hoa Thám - Quý Hòa - Vĩnh Yên (huyện Bình Gia); Thị trấn Văn Quan - Pắc Kéo (huyện Văn Quan); Tân Văn - Bình La (huyện Bình Gia); Khau Bân - Còn Quan - Nà Lừa (huyện Đình Lập).

- Hợp phần 2 - Hạ tầng cấp nước sinh hoạt: Xây dựng hệ thống cấp nước tại xã Tân Văn (huyện Bình Gia); liên xã Cường Lợi và thị trấn Nông trường Thái Bình (huyện Đình Lập); xã Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc).

- Hợp phần 3 - Cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị nông nghiệp: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông liên xã, thủy lợi ...; Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu.

- Hợp phần 4 - Nâng cao năng lực quản lý tài sản công.

4. Thời gian thực hiện: 05 năm từ năm 2017 đến năm 2022.

Địa điểm thực hiện tại các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

5. Tổng vốn đầu tư của Dự án: 190,34 triệu USD trong đó: Vốn vay ưu đãi từ nguồn ADF/COL của ADB là 150 triệu USD, vốn đối ứng tương đương 40,34 triệu USD. Cụ thể:

- Tiểu Dự án tỉnh Hà Giang: Vốn vay ADB là 33,75 triệu USD, vốn đối ứng tương đương 9,12 triệu USD.

- Tiểu Dự án tỉnh Cao Bằng: Vốn vay ADB là 33,75 triệu USD, vốn đối ứng tương đương 9,92 triệu USD.

- Tiểu Dự án tỉnh Bắc Kạn: Vốn vay ADB là 33,75 triệu USD, vốn đối ứng tương đương 8,66 triệu USD.

- Tiểu Dự án tỉnh Lạng Sơn: Vốn vay ADB là 48,75 triệu USD, vốn đối ứng tương đương 12,64 triệu USD.

6. Cơ chế tài chính trong nước:

- Đối với phần vốn ADF/COL của ADB: Ngân sách trung ương cấp phát 90%, các tỉnh tham gia Dự án vay lại 10% theo quy định hiện hành.

- Đối với phần vốn đối ứng: Vốn đối ứng cho khoản cấp phát do các tỉnh tự bố trí theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Vốn đối ứng cho khoản vay lại do Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Dự án tự bố trí.

Điều 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Dự án, trong đó tỉnh Lạng Sơn làm đầu mối:

- Tiếp thu các ý kiến thẩm định, góp ý của các cơ quan liên quan, thực hiện các thủ tục phê duyệt Quyết định đầu tư Dự án theo quy định, trong đó lưu ý chỉ sử dụng phần vốn vay cho các hoạt động đầu tư phát triển.

- Tiến hành các hoạt động thực hiện trước theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 16/2016/NĐ-CPngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Điều 3. Bộ Tài chính thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách địa phương đối với phần vốn vay lại của Dự án.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiến hành các thủ tục cần thiết để đàm phán khoản vay với ADB.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 



KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Phạm Bình Minh

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website