a) Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật người cao tuổi; cơ sở chăm sóc Người khuyết tật quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 47 của Luật người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí quy định tại Quyết định số1215/QĐ-TTgngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; cơ sở trợ giúptrẻ em quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em và Trung tâm công tác xã hội quy định tại Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
|
Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.
|
Phục vụ từ 10 đối tượng trở lên
|
Theo quy định tại:
1. Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về quy định điều kiện thủ tục thành lập tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.
2. Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02/10/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020.
3. Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ LĐTBXH về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2025.
|
1.Về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng:
a) Chăm sóc y tế;
- Cơ sở trợ giúp xã hội có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng thì phải có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng.
b) Vệ sinh và đồ dùng:
- Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng;
- Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng và bàn chải đánh răng riêng;
- Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, gồm giường nằm, chiếu, gối, chăn, màn;
- Có nội quy riêng của cơ sở trợ giúp xã hội quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
c) Quần áo:
- Đối tượng được trang bị quần áo đồng phục đi học (đối với trẻ em trong độ tuổi đi học), tất và dép được cung cấp ít nhất 6 tháng/01 lần và được thay thế trongtrường hợpbị hư hỏng, mất và quần áo mặc đủ ấm về mùa đông.
d) Dinh dưỡng:
- Cung cấp ít nhất ba bữa ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày;
- Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, cóchấtđạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả);
- Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ khuyết tật, trẻ nhiễm HIV, trẻ bị ốm hoặc suydinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.
2.Về giáo dục và học nghề
Cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm cung cấp cho đối tượng được học văn hóa (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trởlên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề), cụ thể:
a) Bảo đảm phổ cập giáo dục theo quy định tại khoản 1, Điều 11 của Luật giáo dục năm 2005;
b) Cung cấp giáo dục chính quy hoặc không chính quy trong các trường cônglập, dân lập hoặc các cơ sở trợ giúp xã hội;
c) Giáo dục đối tượng về đạo đức xã hội, vệ sinh, kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản và các chủ đề khácphù hợpvới độ tuổi và giới tính;
d) Hướng dẫn đốitượng các phương pháp tự phòng tránh buôn bán, lạm dụng, bạo hành và bóc lột;
đ) Cung cấp sách vở, tàiliệu học tập và bố trí nơi học tập cho đối tượng;
e) Tư vấn để đối tượng tự lựa chọn học nghề và phù hợp với điều kiện của địa phương;
g) Đối tượng được hỗ trợ học tiếplên hoặc học nghề tùy thuộc vào độ tuổi, sự lựa chọn và nhu cầu thị trường.
3.Về văn hóa, thểthao và giải trí
Cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm cho đối tượng:
a)Vềvănhóa:
- Môi trường văn hóa có sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đối tượng thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng và sự sáng tạo;
- Có cơ hội tham gia vào các hoạt động tôn giáo và xã hội;
- Học văn hóa truyền thống dân tộc và tôn trọng quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng trong khuôn khổ phápluật Việt Nam;
- Có quyền lựa chọn tôn giáo mà không bị phân biệt đối xử, không bị ép buộc theo một tôn giáo để được chăm sóc trong cơ sở trợ giúp xã hội.
b)Về thể thao, vui chơi, giải trí:
- Tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải tríphù hợpvới lứa tuổi và người dân ở cộng đồng; hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia một cách an toàn vào các hoạt động kể trên;
- Được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống xung quanh, bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè, trừ một số trường hợp có khả năng đe dọa đến sự an toàn của đối tượng.
4.Về môi trường, khuôn viên và nhàở
a) Môi trường và khuôn viên của cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các điều kiện sau:
- Có ít nhất một khu vườn, cột cờ và không gianphù hợpcho đối tượng tập thể dục, vui chơi và thể thao. Nếu có ao, hồthì cần được rào lại, bảo đảm an toàn cho đối tượng;
- Có khu đất để tăng gia, sản xuất phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở trợ giúp xã hội;
- Có nơiđổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp xử lý rác, chất thải phù hợp;
- Có hệ thốngthoátnước;
- Có khu chăn nuôi gia súc, gia cầm cách xa khu vựcvănphòng và nhà ở;
- Có tường rào và đèn chiếu sáng nhằm bảo đảm sự an toàn cho cơ sở trợ giúp xãhội;
-Cổng cơ sở trợ giúp xã hội có biển ghi tên và địa chỉ rõràng;
- Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời.
b) Cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm có:
- Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
- Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas vàthoátnước một cách phù hợp;
- Các thùng rác phù hợp;
- Nhà vệ sinh, nhà tắmphù hợpvới các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;
- Phòng ngủ của đối tượng có diện tích phù hợp và bảo đảm diện tích để đặt các ngăn tủ chứa vật dụng cá nhân cho không quá 8 người;
- Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượngphù hợpvới độ tuổi và giới tính;
- Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;
- Có bếp và phòng ăn chung cho đối tượng;
- Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sứckhỏeban đầu cho đối tượng;
- Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật.
|
b) Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện theo quy định tại Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống,kiểm soátvà cai nghiện ma túy trong tình hình mới;
Quyếtđịnh số 2596/QĐ-TTg ngày 07/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, bao gồm:
- Cơ sở điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sứckhỏe;
- Cơ sở thực hiện các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện;
- Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi.
|
Phù hợpvới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác của ngành,địa phương
|
Phục vụ từ 10 đối tượng trở lên
|
1. Thực hiện theo Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt độngcủacác cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
2. Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
3. Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtĐề ánđổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.
|
Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội
1. Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Ytế cho phép lưu hành.
2. Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện ma túy bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai.
3. Trong thời gian điều trị cắt cơn phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế về điều trị cắt cơn, giải độc. Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc: Thực hiện từ 10 - 20 ngày.
4.Tổ chứctruyền thông giáo dục sứckhỏevề các bệnh nhiễm trùng cơ hội, HIV/AIDS và các bệnh, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người nghiện ma túy.
6. Tư vấn cho người nghiện ma túy về điều trị nghiện ma túy, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về tác hại của ma túyvà hậu quả của việc sử dụng ma túy; đồng thời thảo luận với từng người nghiện ma túy về kế hoạch điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện của từng người.
Giai đoạn giáo dục, tưvấn, phục hồi hành vi, nhân cách
I. Thực hiện liệu pháp tâm lý tập thể:
a) Giao ban buổi sáng; hội thảo về các chủđề đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội về tác hại của nghiện ma túy. Các hoạt động phong phú, thểhiện tình thương yêu của tập thể với cá nhân và trách nhiệm của cá nhân với tập thể đó như một gia đình;
b)Tổ chứccho người nghiện ma túy học tập về đạo đức, lối sống, quyền và nghĩa vụ của công dân; tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác; rèn luyện, tác phong, lối sốnglành mạnh không ma túy;
c) Ngoài ra, có thể dùng các phương pháp trị liệu tâm lý khác như tâm năng dưỡng sinh, thiền trong trị liệu tập thể.
2. Thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm:Tổ chứcngười nghiện ma túy thành từng nhóm: nhóm cùng hoàn cảnh, nhóm cùng tiến bộ. Tại mỗi nhóm, người nghiện ma túy có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giúp đỡ, xóa bỏ sự cô độc, mặc cảm, thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và chia sẻ giữa mọi người.
Hoạt động này phải được duytrì thường xuyên (hằng ngày, hàng tuần, hằng tháng).
3. Thực hiện liệu pháp tâm lý cá nhân: Tổ chức hoạt động tư vấn cá nhân giúp người nghiện ma túy tháo gỡ những vướng mắc, lo lắng về gia đình, sức khỏe, bệnh tật.
4. Thực hiện liệu pháp lao động: Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như: dọn vệ sinh, nấu ăn, trồng cây và các hoạt động lao động khác nhằm giúp người nghiện ma túy hiểu được giá trị của sức lao động và phục hồi sức khỏe.
5. Liệu pháp thể dục - thểthao, vui chơi giải trí:Tổ chứccho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động thể dục - thể thao, vui chơi giải trí như: bóng đá, bóng chuyền, văn hóa - văn nghệ, xem tivi và các loại hình thểthao, giải trí khác.
Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại hằng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hằng ngày từ 6 giờ đến 22 giờ (trừ giờ ăn trưa, nghỉ trưa, ăn tối).
Giai đoạn laođộng trị liệu, học nghề
1. Lao động trị liệu: Tổ chức lao động trị liệu với mục đích phục hồi sứckhỏevà kỹ năng lao động cho người nghiện ma túy. Căn cứ vào sứckhỏe, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của người nghiện ma túy.
2. Dạy nghề, tạo việclàm: Tùy theo tình hình cơ sở vật chất, kinh phí, nhu cầu của người nghiện ma túy có thể mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy hoặc liên kết với các cơ sở dạy nghề để tổ chức dạy nghề và cấp chứng chỉ học nghề cho người nghiện ma túy.
|