THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1885/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐƯỜNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng phù hợp với Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch khác có liên quan.
2. Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ, áp dụng các công nghệ hiện đại, bảo đảm kiểm soát tải trọng xe một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, không gây ùn tắc giao thông; hạn chế tối đa sự tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng xe.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ, giảm đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước.
4. Dành quỹ đất hợp lý để đầu tư, xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trước mắt cũng như lâu dài.
5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ; từng bước nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; coi nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân và của toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Kiện toàn hệ thống, mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá cước vận tải; hạn chế xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ.
2. Giai đoạn đến năm 2020: Cơ bản hình thành mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; đầu tư xây dựng, lắp đặt 28 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên đường bộ.
3. Giai đoạn sau năm 2020 đến 2030: Hoàn thiện mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc. Đầu tư xây dựng, lắp đặt 22 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ
1. Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe
- Bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, các hành lang vận tải đường bộ chính;
- Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng...);
- Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Hạn chế tối đa các tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ;
- Hạn chế việc đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, các đô thị để chống ùn tắc giao thông;
- Rà soát, điều chỉnh vị trí một số Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để kết hợp với Trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Số lượng và vị trí các Trạm kiểm tra tải trọng xe:
- Đầu tư xây dựng 50 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định (trong đó có 26 Trạm kết hợp cùng các Trạm thu phí, 24 Trạm xây dựng độc lập). Cụ thể: 13 Trạm đặt trên Quốc lộ 1; 06 Trạm đặt trên đường Hồ Chí Minh; 02 Trạm đặt trên Quốc lộ 3; 02 Trạm đặt trên Quốc lộ 6; 02 Trạm đặt trên Quốc lộ 18; 02 Trạm đặt trên Quốc lộ 32; 23 Trạm còn lại nằm trên các đoạn tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 2, Quốc lộ 4B, Quốc lộ 5, Quốc lộ 7, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9, Quốc lộ 10, Quốc lộ 12, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 15, Quốc lộ 19, Quốc lộ 20, Quốc lộ 21, Quốc lộ 22, Quốc lộ 24, Quốc lộ 26, Quốc lộ 38, Quốc lộ 51, Quốc lộ 54, Quốc lộ 70, Quốc lộ 91. Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này.
- Đối với các tuyến đường cao tốc, tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, căn cứ điều kiện thực tế, Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư, vị trí lắp đặt các thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe; trường hợp cần xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư của dự án đường bộ.
- Căn cứ vào tình hình giao thông thực tế trên các tuyến đường bộ đang khai thác được phân cấp quản lý, cơ quan quản lý đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) sẽ quyết định cụ thể vị trí, thời điểm thành lập Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động; trường hợp cần lắp đặt bổ sung thiết bị kiểm tra tải trọng xe, cơ quan quản lý đường bộ báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
3. Quy mô và công nghệ của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định:
a) Quy mô của Trạm kiểm tra tải trọng xe: Kiểm soát được xe quá tải trọng khi lưu thông qua Trạm; có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp với nhiệm vụ kiểm tra của từng Trạm; bảo đảm điều kiện làm việc cho các lực lượng hoạt động tại Trạm.
b) Công nghệ: Áp dụng các công nghệ hiện đại, bảo đảm kiểm soát tải trọng xe một cách nhanh chóng, hiệu quả, kết quả cân kiểm tra tải trọng xe đảm bảo đủ điều kiện xử phạt theo quy định; hạn chế tối đa sự tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng xe tại Trạm; hạn chế gây ùn tắc giao thông; giảm thiểu ảnh hưởng đến các phương tiện không thuộc diện phải kiểm tra trong quá trình hoạt động của Trạm.
4. Kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
a) Kinh phí đầu tư xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ dự kiến khoảng 840 tỷ đồng, được thực hiện thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư xây dựng 28 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định với kinh phí dự kiến khoảng 440 tỷ đồng;
- Giai đoạn sau năm 2020 đến năm 2030, đầu tư xây dựng 22 Trạm kiểm tra tải trọng xe với kinh phí dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác do Bộ Giao thông vận tải đề xuất.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: trên cơ sở lý trình các tuyến, đoạn tuyến đường bộ có Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tại Phụ lục đính kèm theo Quyết định này, xác định cụ thể vị trí để đầu tư, xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư, xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức có liên quan đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ trong công tác kiểm soát tải trọng xe; tổ chức kiểm định cho các phương tiện, thiết bị của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai tuyên truyền về sự cần thiết phải kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, tác hại của việc lưu hành xe quá tải trên đường bộ.
đ) Xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe với Nhà đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định kết hợp với Trạm thu phí.
e) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, hình thức đầu tư để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
g) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ, quy chuẩn kỹ thuật về Trạm kiểm tra tải trọng xe.
h) Căn cứ điều kiện thực tế công tác kiểm soát tải trọng xe, quyết định đầu tư thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe từ nguồn Quỹ bảo trì đường bộ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công an: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương bố trí cán bộ, chiến sỹ phối hợp với ngành Giao thông vận tải tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát xe quá tải lưu thông trên đường bộ.
3. Bộ Quốc phòng
a) Chỉ đạo lực lượng Kiểm soát quân sự thuộc Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe) bố trí cán bộ, chiến sỹ tham gia phối hợp với ngành Giao thông vận tải tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát xe quá tải lưu thông trên đường bộ.
b) Có quy định, giải pháp, biện pháp cụ thể yêu cầu các đơn vị kinh tế quốc phòng chấp hành nghiêm các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư, xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe.
5. Bộ Tài chính: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư, xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức có liên quan đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kiểm soát tải trọng xe; tổ chức kiểm định đối với các phương tiện, thiết bị của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức triển khai tuyên truyền về sự cần thiết phải kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, tác hại của việc lưu hành xe quá tải trên đường bộ.
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về trọng tải cho phép chở của xe, xếp hàng hóa trên xe ô tô, chế tài xử phạt để người dân biết và chấp hành.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định cụ thể vị trí để đầu tư, xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định; nghiên cứu bố trí quỹ đất để xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy hoạch khi quy mô đầu tư Trạm cần mặt bằng nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1502/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Trịnh Đình Dũng
|
----------
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH TỔNG THỂ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐƯỜNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Quốc lộ
|
Dự kiến lý trình đặt Trạm
(km - km)
|
Địa phận
|
Ghi chú
|
I
|
GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020 ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG 28 TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE CỐ ĐỊNH
|
1
|
Quốc lộ 1
|
75 ÷ 95
|
Hữu Lũng - Lạng Sơn
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km93+160, kếthợpvới trạm thu phíKm93+160
|
2
|
Quốc lộ 1
|
215 ÷ 225
|
Duy Tiên - Hà Nam
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km216+600, kết hợp với trạm thu phí Đồng Văn
|
3
|
Quốc lộ 1
|
280 ÷ 300
|
Bỉm Sơn - Thanh Hóa
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km286+397, kết hợp với trạm thu phí Bỉm Sơn
|
4
|
Quốc lộ 1
|
375 ÷ 395
|
Quỳnh Lưu - Nghệ An
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km383+600, kết hợp với trạm thu phí Hoàng Mai
|
5
|
Quốc lộ 1
|
522 ÷ 542
|
Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km539+00, kết hợp với trạm thu phí Cầu Rác
|
6
|
Quốc lộ 1
|
600 ÷ 620
|
Quảng Trạch - Quảng Bình
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km604+700 kết hợp với trạm thu phí Cầu Gianh
|
7
|
Quốc lộ 1
|
760 ÷ 780
|
Giáp Trung - Quảng Trị
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km763+800, kết hợp với trạm thu phí Đông Hà
|
8
|
Quốc lộ 1
|
1060 ÷ 1080
|
Đức Nhuận - Quảng Ngãi
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km1068, kết hợp với trạm thu phí Đức Phổ
|
9
|
Quốc lộ 1
|
1335 ÷ 1355
|
HòaXuân Đông - Phú Yên
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km13 50+150, kết hợp với trạm thu phí Bàn Thạch
|
10
|
Quốc lộ 1
|
1505 ÷ 1525
|
Cam Ranh - KhánhHòa
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km1515+00, kết hợp với trạm thu phí Cam Thịnh
|
11
|
Quốc lộ 1
|
1650 ÷ 1670
|
Bắc Bình - Bình Thuận
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km1661+600, kết hợp với trạm thu phí Bình Thuận
|
12
|
Quốc lộ 1
|
1770 ÷ 1775
|
Xuân Lộc- Đồng Nai
|
Di chuyển vị trí Quy hoạch trạm Dầu Giây
|
13
|
Quốc lộ 1
|
1900 ÷ 1920
|
Bình Tân-Hồ Chí Minh
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km 1906+700, kết hợp với trạm thu phí An Sương - An Lạc
|
14
|
Quốc lộ 2
|
37 ÷ 57
|
TP. Việt Trì - Phú Thọ
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km52, kết hợp với trạm thu phí Cầu Việt Trì
|
15
|
Quốc lộ 5
|
78 ÷ 90
|
An Dương - Hải Phòng
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km78+830
|
16
|
Quốc lộ 6
|
40 ÷ 60
|
Lương Sơn -HòaBình
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km42+730, kết hợp với trạm thu phí Lương Sơn
|
17
|
Quốc lộ 10
|
78 ÷ 98
|
Vũ Thư - Thái Bình
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km98, kết hợp với trạm thu phí Tân Đệ
|
18
|
Quốc lộ 13
|
10 ÷ 30
|
Thủ Dầu Một - Bình Dương
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km21+00, kết hợp với trạm thu phí SuốiGiữa
|
19
|
Quốc lộ 18
|
90 ÷ 110
|
Hạ Long - Quảng Ninh
|
Di chuyển vị trí quy hoạch trạm Quảng Ninh, kết hợp với trạm thu phí ĐạiYên
|
20
|
Quốc lộ 19
|
43 ÷ 63
|
Tây Sơn - Bình Định
|
Dự kiến đặt trạm tạilý trình Km49+500, kết hợp với trạm thu phí Phú Phong
|
21
|
Quốc lộ 20
|
66 ÷ 76
|
Tân Phú - Đồng Nai
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km74+900, kết hợp với trạm thu phí Định Quán mới
|
22
|
Quốc lộ 21
|
20 ÷ 40
|
Mỹ Lộc- Nam Định
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km21+174, kết hợp với trạm thu phí Mỹ Lộc QL21B
|
23
|
Quốc lộ 26
|
85 ÷ 105
|
Ea Kar- Đăk Lăk
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km93+770, kết hợp với trạm thu phí
|
24
|
Quốc lộ 38
|
0 ÷ 20
|
Tiên Du - Bắc Ninh
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km 10+500, kết hợp với trạm thu phí Cầu Hồ
|
25
|
Quốc lộ 51
|
25 ÷ 35
|
Long Thành - Đồng Nai
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km28+480, kết hợp với trạm thu phí Số 2
|
26
|
Quốc lộ 91
|
14 ÷ 34
|
Ô Môn - Cần Thơ
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km16+905, kết hợp với trạm thu phí
|
27
|
Đường Hồ Chí Minh
|
1660 ÷ 1680
|
NhơnHòa - Gia Lai
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km1667+470, kết hợp với trạm thu phí Cầu 110
|
28
|
Đường HồChí Minh
|
1800 ÷ 1820
|
Đắk Mil - Đắk Nông
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km1807+500, kết hợp với trạm thu phí
|
II
|
GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020 ĐẾN 2030 ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG 22 TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE CỐ ĐỊNH
|
1
|
Quốc lộ 3
|
265 ÷ 270
|
Hòa An - Cao Bằng
|
|
2
|
Quốc lộ 4B
|
31 ÷ 51
|
Na Dương - Lạng Sơn
|
|
3
|
Quốc lộ 8
|
20 ÷ 40
|
Tây Sơn - HàTĩnh
|
|
4
|
Đường HồChí Minh
|
412 ÷ 432
|
Chương Mỹ -Hà Nội
|
|
5
|
Đường Hồ Chí Minh
|
1510 ÷ 1530
|
Đắk Hà- Kon Tum
|
Dự kiến đặt trạm tại lý trình Km1525+700
|
6
|
Quốc lộ 70
|
100 ÷ 129
|
Bảo Yên - Lào Cai
|
|
7
|
Quốc lộ 32
|
70 ÷ 86
|
Tam Nông - Phú Thọ
|
|
8
|
Quốc lộ 22
|
21 ÷ 41
|
Củ Chi - T.p HồChí Minh
|
|
9
|
Quốc lộ 24
|
0 ÷ 20
|
BaTơ- Quảng Ngãi
|
|
10
|
Quốc lộ 6
|
260 ÷ 280
|
Mai Sơn - Sơn La
|
|
11
|
Quốc lộ 7
|
50 ÷ 70
|
Anh Sơn - Nghệ An
|
|
12
|
Quốc lộ 9
|
15 ÷ 35
|
Cam Lộ - Quảng Trị
|
|
13
|
Quốc lộ 3
|
50 ÷ 70
|
Phố Hương - Thái Nguyên
|
|
14
|
Quốc lộ 18
|
180 ÷ 192
|
Cẩm Phả - Quảng Ninh
|
|
15
|
Quốc lộ 12
|
144 ÷ 164
|
Mường Mươn - Điện Biên
|
|
16
|
Quốc lộ 12A
|
132 ÷ 152
|
Minh Hóa - Quảng Bình
|
|
17
|
Quốc lộ 14B
|
68 ÷ 78
|
Đại Sơn - Quảng Nam
|
|
18
|
Quốc lộ 15
|
65 ÷ 80
|
Bá Thước- Thanh Hóa
|
|
19
|
Quốc lộ 32
|
353 ÷ 363
|
Than Uyên - Lai Châu
|
|
20
|
Quốc lộ 54
|
130 ÷ 150
|
Trà Cú - Trà Vinh
|
|
21
|
Đường Hồ Chí Minh
|
630 ÷ 640
|
Yên Trung - Nghệ An
|
|
22
|
HồChí Minh Đông
|
990 ÷ 1000
|
Quảng Ninh - Quảng Bình
|
|