Quyết định số 2057/QĐ-TTg, ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc
  • Về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc
  • 2057/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Ngoại giao - Hợp tác
  • 23/11/2015
  • 23/11/2015
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Tấn Dũng
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:2057/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ VIỆT NAM CHẤP THUẬN THEO CƠ CHẾ RÀ SOÁT ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT CHU KỲ 2 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 



THỦ TƯỚNG

(Đã ký)


Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ THEO CƠ CHẾ RÀ SOÁT ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR) CHU KỲ 2 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2057/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Thủ tưngChính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thể hiện sự quyết tâm, nghiêm túc và trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận nói riêng và các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, đặc biệt là các cam kết tự nguyện đưa ra khi Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) nhiệm kỳ 2014 - 2016.

b) Xác định rõ các lĩnh vực cần ưu tiên và lộ trình thực hiện phù hợp đối với các khuyến nghị UPR, đảm bảo việc thực hiện hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

c) Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan thông qua việc hài hòa các Kế hoạch thực hiện khuyến nghị UPR do các bộngành chủ động xây dựng và triển khai.

2. Yêu cầu

a) Việc thực hiện các khuyến nghị UPR cần bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung có liên quan, bảo đảm tính khả thi về thời gian và nguồn lực.

b) Việc thực hiện các khuyến nghị UPR phải tiết kiệm, hiệu quả, gắn kết và lồng ghép với việc thực hiện các Chiến lược quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ ban hành đang được các bộ, ngành triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

c) Đối với các khuyến nghị có liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, chính sách cần phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và thực hiện phù hợp với lộ trình của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

d) Các bộ, ngành liên quan chủ động triển khai các Kế hoạch thực hiện UPR do bộ, ngành ban hành, đồng thphối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong suốt quá trình thực hiện nhằm bảo đảm sự hài hòa, chất lượng và hiệu quả công việc và đúng tiến độ đề ra trong Kế hoạch tổng th.

II. NỘI DUNG

1. Tiếp tục tăng cường và bảo vệ các quyền con người trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị

a) Nội dung thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển ngành đã được Chính phủ phê duyệt, bảo đảm tăng trưng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường các nguồn lực trong nước kết hợp với khai thác hiệu quả sự hỗ trợ của quốc tế trong việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn, mục tiêu là đến năm 2020 có khoảng 2,5 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên, trong đó trên 30% là người cao tuổi, 50% lực lượng lao động tham gia bảo him xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 và Chiến lược việc làm đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển thị trường lao động và tạo việc làm thông qua tăng cường năng lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cung cấp tín dụng từ Quỹ Việc làm quốc gia...; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản...), giúp giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường Lao động phát triển.

- Tiếp tục triển khai Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020; tiếp tục chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế; thúc đy các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế để tranh thủ nguồn lực cho việc bảo đảm tốt hơn quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó dành ưu tiên để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân nghèo tại khu vực đô thị và nông thôn, nhóm đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam); hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nghèo nâng cao điều kiện về chỗ ở để đảm bảo an toàn, ứng phó với bão, lũ, lụt và biến đổi khí hậu vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh việc triển khai các chính sách nhằm phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu xây dựng tối thiểu 12,5 triệu m2 nhà ở để giải quyết chỗ ở cho người thu nhập thấp.

- Tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện để học sinh dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường giáo dục tốt; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hoànthành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; mở rộng việc giảng dạy bằng tiếng dân tộc thiểu số, từng bước thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020; đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, trong đó tập trung phát triển hạ tầng thiết yếu cho các vùng đặc biệt khó khăn, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát, đào tạo nghề cho nông dân, tăng cường năng lực giúp dân cư khu vực nông thôn tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, bảo vệ môi trường nông thôn xanh-sạch- đẹp, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ vững an ninh trật tự khu vực nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 23/7/2009 nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, tăng khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai, góp phần phát triển n định và bền vững, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Khuyến khích sự phát triển trong đa dạng và hài hòa của các tổ chức tôn giáo, sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào các hoạt động xã hội, nhân đạo, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

- Hoàn thiện pháp luật về báo chí, tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông và các hoạt động thông tin trên mạng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quyền con người; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí nước ngoài hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam.

- Tăng cường năng lực của các cơ quan và cơ chế quốc gia về quyn con người; nghiên cứu tiến tới thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan hành pháp và tư pháp nhằm đảm bảo các quyền cơ bản được pháp luật quy định như quyền bào chữa của bị cáo, quyền tiếp cận luật sư trong mọi giai đoạn tố tụng, quyền bình đẳng của mọi công dân trước Tòa án, không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục và theo kế hoạch, chương trình cụ thể của từng bộ, ngành đã được phê duyệt.

2. Đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

a) Nội dung thực hiện

- Xây dựng các chính sách, biện pháp và ưu tiên nguồn lực cho việc tiếp cận an sinh xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở cho phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, người nghèo.

- Tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả các kết quả đạt được từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012- 2015.

- Trình Quốc hội xem xét nâng độ tuổi của trẻ em từ 16 lên 18 tuổi, phù hợp với quy định của Công ước về quyền trẻ em; tiếp tục xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của trẻ em, trong đó có việc sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương, ngành; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong hoạt động của cơ quan quản  nhà nước, gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội.

- Tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về bình đẳng gii; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, đảm bảo đạt được tỷ lệ đại biểu nữ được bầu vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp như dự kiến; đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình.

- Tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; tiếp tục các chính sách, chương trình quốc gia và các biện pháp nhằm đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số, xóa bỏ sự phân biệt đối xử và định kiến xã hội đối với người dân tộc thiu số; bảo đảm các cộng đồng thiu số được tham vấn, tham khảo trong quá trình ra quyết định về các vấn đề có tác động đến họ; xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn chặn sự ngược đãi; tăng cường đầu tư cải thiện chất lượng giáo dục tại các vùng có các dân tộc thiểu số sinh sống; ngăn ngừa trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số bỏ học, từng bước nâng tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi.

- Tiếp tục triển khai Đề án “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2012 - 2015 và 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục xây dựng các mô hình giáo dục hòa nhập, chuyển đi sách giáo khoa chữ phẳng sang chữ nổi Braille, xây dựng hệ thống ngôn ngữ ký hiệu, thống nhất hệ thống chữ cho người khiếm thính; khuyến khích và hỗ trợ trẻ khuyết tật đi học ở bậc trung học và bậc đại học; từng bước đảm bảo các công trình xây dựng công cộng, giao thông, văn hóa, thể dục thể thao được xây dựng, cải tạo theo hướng phù hợp với người khuyết tật.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; 100% người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc được nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội; 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát; 80% người cao tui không có người phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đng.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người giai đoạn 2011 - 2015; triển khai các giải pháp hỗ trợ tái hòa nhập cho các nạn nhân bị mua bán; đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông phòng, chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt tại các tỉnh biên giới; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cho công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục và theo lộ trình quy định tại từng Chiến lược và Chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể.

3. Tăng cường giáo dục về quyn con người

a) Nội dung thực hiện:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ và cơ quan thực thi pháp luật về quyn con người thông qua các hoạt động, chương trình tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đang được triển khai.

Lồng ghép nội dung giáo dục về quyền con người vào chương trình đào tạo ở tất cả các cấp giáo dục.

- Tiếp tục phổ biến các nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền thế giới và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN; chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới và trong khu vực như Hội đồng Nhân quyền Liên hp quốc, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, trong đó ưu tiên cho công tác tuyên truyền, phổ biến tại các địa phương và hướng đến các cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quyền con người.

- Tăng cường nhận thức của người dân về vấn đề gii, bình đẳng giới, chống lại các định kiến xã hội và phân biệt đối xử về gii, sắc tộc, tôn giáo...

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục và theo lộ trình thực hiện các chương trình, đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người đã được phê duyệt.

4. Cải cách hệ thống pháp luật về quyền con người

a) Nội dung thực hiện:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi và ban hành mới và triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật về quyền con người theo hướnphù hợp với các quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

- Nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, trong đó dành ưu tiên cho việc giảm dần các tội danh có áp dụng án tử hình, đặc biệt là các tội phạm về kinh tế và các tội liên quan đến ma túy; đảm bảo thực hiện tốt các quyền con người; thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và bổ sung chế độ tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- Hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên, đảm bảo chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phù hợp với Công ước của Liên hp quốc về quyền trẻ em.

- Trình Quốc hội xem xét thông qua các văn bản luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, trong đó có Luật về Hội, Luật Biểu tình, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cu ý dân, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật An toàn thông tin, Luật Báo chí.

- Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng tăng cường tính độc lập của thẩm phán và luật sư; đảm bảo công dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được tiếp cận luật sư trong mọi giai đoạn của thủ tục tố tụng.

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: theo lộ trình của Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

5. Tiếp tục xem xét gia nhập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người

a) Nội dung thực hiện:

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc gia nhập Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và các thành viên gia đình họ năm 1990; Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích năm 2006.

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc gia nhập các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế có liên quan đến quyn con người.

- Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực thi Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế; đánh giá các điều kiện đm bảo việc thực thi Quy chế Rome tại Việt Nam.

- Xem xét rút bảo lưu đối với Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965.

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: theo lộ trình của từng bộ, ngành chủ trì thực hiện đã báo cáo Chính phủ.

6. Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người

a) Nội dung thực hiện:

- Nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), Công ước về quyền trẻ em (CRC), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đi xử với phụ nữ (CEDAW), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Công ước về chng tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trng phạt tàn bạo, phi nhân tính hoặc hạ nhục con người (CAT), Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD).

- Triển khai thực hiện các khuyến nghị của các Ủy ban Công ước mà Việt Nam đã chấp nhận; các cam kết tự nguyện khi Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.

- Báo cáo định kỳ việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục và theo lộ trình do các Ủy ban Công ước quy định.

7. Hợp tác quốc tế về quyền con người

a) Nội dung thực hiện

- Tăng cường hợp tác với các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền, các Ủy ban theo dõi các công ước và Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc.

- Chủ động nêu các sáng kiến cụ thể và đóng góp thực chất tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm của cơ quan này.

- Mời Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực vào thăm Việt Nam trong năm 2015; xem xét mời một số Thủ tục đặc biệt khác của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong các năm tiếp theo trên cơ sở các ưu tiên của Việt Nam và chương trình hoạt động hàng năm của các Thủ tục đặc biệt.

- Tham gia tích cực vào các cơ chế nhân quyền khu vực, đặc biệt là Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) và Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC).

- Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các nước, đặc biệt là trong khu vực, về thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người nói chung và các kinh nghiệm thành công về giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người.

b) Cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp: Xem Phụ lục II.

c) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục và theo chương trình nghị sự của các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc và yêu cầu cụ thể của các nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

2. Các bộ, ngành chủ động triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và theo đúng lộ trình các chương trình, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt; kiểm điểm kết quả thực hiện và định kỳ thông báo cho Bộ Ngoại giao trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân gửi thông tin liên quan đến việc thực hiện các khuyến nghị UPR đến các bộ, ngành liên quan và Bộ Ngoại giao.

4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do các cơ quan được giao thực hiện chủ động xây dựng và đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC KHUYẾN NGHỊ VIỆT NAM CHẤP THUẬN THEO CƠ CHẾ RÀ SOÁT ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT CHU KỲ II CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015)

TT

Số KN

Nội dung khuyến nghị

Quốc gia

I. Bảo vệ và thúc đẩy các quyền conngười

1.

43

Tiếp tục cải thiện hơn nữa việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườitrong nước;

A-déc-bai-dan

2.

45

Tiếp tục nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả các tnglớp nhân dân;

Nê-pan

3.

46

Tiếp tục các nỗ lực của Chính phủ để đảm bảo thực hiện quyền của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân Việt Nam;

Cu-ba

4.

50

Duy trì những nỗ lực đang thực hiện để xác định hành vi vi phạm nhân quyền;

Di-bu-ti

5.

52

Xây dựng năng lực của các cơ quan và cơ chế quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong việc thực hiện các văn kiện nhân quyền quốc tế;

Triều Tiên

6.

53

Thu hút và tạo điều kiện tốt hơn cho sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền;

Triều Tiên

7.

219

Tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của công dân trong các quá trình ra quyết định;

Ni-ca-ra-goa

II. Giáo dục nhân quyền

8.

44

Nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và các quy định để họ có thể thực hiện các quyền của họ một cách hiệu quả và đầy đủ;

Bu-tan

9.

58

Tiếp tục nâng nhận thức của người dân thông qua các chương trình giáo dục nhân quyền;

Ma-li

10.

59

Tiếp tục hỗ trợ việc giáo dục nhân quyền ở tất cả các cấp giáodục thông qua những biện pháp và nội dung phù hợp;

Ai Cập

11.

60

Tăng cường hơn nữa các nỗ lực phát triển hệ thống giáo dục nhân quyền và củng cố một nền văn hóa nhân quyền;

U-dơ-bê-kít-xtan

12.

61

Tiếp tục phổ biến và đào tạo về Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và các văn kiện nhân quyền quốc tế;

Vê-nê-duê-la

13.

62

Tiếp tục việc giới thiệu tăng cường nhn thức và chương trình giáo dụcvềnhân quyền vào chương trìnhgiảng dạy ti các trường học, trường đại học và các chương trình tổ chức liên quan cho công chức nhà nước.

Bê-la-rút

14.

63

Tăng cường giáo dục nhân quyền để bảo đảm người dân được thông tin tốt hơn;

Di-bu-ti

15.

64

Tăng cường giáo dục về nhân quyền để nâng cao nhân thức của công chúng và năng lực của các cơ quan pháp lý liên quan nhm bảo đảm tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia;

Mi-an-ma

16.

65

Tăng cưng giáo dục về nhân quyền thông qua việc cung cp các chương trình đặc biệt cho các cán bộ thực thi pháp luật và bộ máy tư pháp

Ma-rốc

17.

81

Tăng cường hơn nữa nhận thức của người dân về vấn đề giới;

Cam-pu-chia

18.

82

Xây dựng, củng cố các chính sách và chiến lược tăng cường nhận thức về giới;

Ê-ti-ô-pi-a

19.

83

Tăng cường đáng kể các nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới và không phân biệt đốixử với phụ nữ và trẻ em gái;

Li-ếch-tên-xtanh

III. Tăng cường hệ thống pháp luật về quyền con người

20.

31

Tiếp tục quátrình xem xét Hiến pháp nhằm tăng cường hệ thống pháp luật và chính sách về quyền con người;

Mô-dăm-bích

21.

32

Tiếp tục phát triển khuôn khổ pháp lý về quyền con người;

Xu-đăng

22.

33

Thực hiện một hệ thống pháp luật có cải thiện quyền con người của người nông dân và những người khác làm việc trong khu vực nông thôn;

Bô-li-vi-a

23.

35

Tiếp tục tăng cường các cơ chế quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;

Nê-pan

24.

36

Tiếp tụcnỗlực tăng cường các khuôn khổ thể chế cho nhân quyền, bao gồm xem xét việc thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia theo hướng dẫn của các Nguyên tắc Pa-ri;

In-đô-nê-si-a

25.

37

Xem xét việc thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia;

Thái Lan

26.

38

Thành lập một cơ quan quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;

Ma-rốc

27.

39

Thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập;

Ni-giê

28.

51

Tiếp tục các biện pháp nhằm tăng cường năng lực của các cơ chế nhân quyền quốc gia;

U-dơ-bê-kít-xtan

29.

127

Thực hiện ci cách hệ thống pháp luật và tăng cường văn hóa tôn trọng quyền con người một cách có hệ thống;

Cáp-ve

30.

128

Tiếp tục tiến hành những biện pháp để đảm bảo luật pháp, trong đó có việc thành lập mộthệ thốngtư pháp hình sự dành quan tâmphù hợpđến quyền con người;

Nhật Bản

31.

129

Tiếp tục tăng cường luật pháp, hệ thống và cơ chế luật pháp nhằm tăng cường và bảo vệ quyền con người;

Ma-lai-xi-a

32.

130

Tiếp tục tăng cường bộ máy tư pháp dựa trên các nguyên tắc độc lập về thẩm phán và công tố và đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho mọi hệ thống pháp luật;

Xéc-bi-a

33.

131

Tiếp tục nỗ lực trong lĩnh vực cải cách luật pháp và nâng cấp luật để phản ánh nguyện vọng và lợi ích của mọi thành phần trong xã hội;

Xi-ri

34.

132

Tăng cường hệ thống luật pháp và thực hiện những biện pháp hiệu quả chống đói nghèo;

An-gô-la

35.

89

Tiếp tục giảm các tội danh phải chịu án tử hình;

Bỉ

36.

90

Tiếp tục nỗ lực tiến tớigiảm số lượng tội danh phải chịu án tử hình;

Nam-mi-bi-a

37.

92

Giảm danh sách các tội danh phải chịu án tử hình, đặc biệt là tội phạm kinh tế và các tội phạm liên quan đến ma túy, và xem xét khả năng ra lệnh dừng thi hành án này;

Thụy Sỹ

38.

94

Xem xét hạn chế, chỉ áp dụng án tử hình với những tội danh nghiêm trọng nhất, như đã nêu tại Điều 6 ICCPR, nhằm sớm thông qua việc dừng thi hành án này;

Ý

39.

95

Tiếp tục cải cách hướng tới việc bỏ án tử hình, trong đó có việc minh bạch hơn trong áp dụng án này;

Niu Di-lân

40.

114

Tiếp tục sử dụng chủ quyền của mình trong việc áp dụng án thình như là một công cụ tư pháp hình sự phù hợp với những hình thức bảo vệ thích đáng theo luật nhân quyền quốc tế;

Ai Cập

41.

156

Tạo không gian cho truyền thông phi nhà nước và làm cho điều 79, 88 và 258 của Bộ Luật hình sự trở nên cụ thể và thng nhất hơn với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế về tự do ngôn luận;

Úc

42.

157

Sửa đổi các điều khoản liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận, trong đó cóinternet, đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 của Bộ Luật hình sự để đảm bảo tuân theo các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, trong đó có ICCPR;

Úc

IV. Gia nhập các côngướcquốc tế về quyền conngười

43.

1

Tiếp tục các nỗ lực để phê chuẩn các văn kiện nhân quyền quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên;

Ni-ca-ra-goa; A- déc-bai-dan; An- ba-ni; Ni-giê

44.

9

Tiếp tục nỗ lực tham gia các công ước nhân quyền quốc tế, đặc biệtCông ước chng tra tấn;

Ca-dắc-xtan

45.

10

Thực hiện các bước cần thiết để phê chuẩn kịp thời CAT;

Đan Mạch

46.

11

Bảo đảm việc phê chuẩn nhanh chóng Công ước chống tra tấn;

Bỉ

47.

12

Phê chuẩn CAT/gia nhập CAT;

Ga-bông, Ma-li, Xlô-va-kia,Tô-gô

48.

13

Phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm càng sớm càng tốt;

Ba Lan, Thụy Sĩ

49.

14

Nhanh chóng phê chuẩn và thực hiện CAT;

Hoa Kỳ

50.

17

Rút bảolưuICERD và có biện pháp thích hợp để chống lại định kiến phân biệt đối xử hiệu quả hơn;

Ga-bông

51.

18

Xem xét/gia nhập ICRMW;

Ai Cập, An-giê-ri

52.

19

Tăng cường các nỗ lực xem xét pháp luật và chính sách trong nước nhằm phê chuẩn ICRMW;

Phi-líp-pin

53.

20

Hoàn thành việc phê chuẩn Công ước về Quyền của Người khuyết tật;

ThNhĩ Kỳ

54.

21

Phê duyệt CRPD, CAT, CPED và ICRMW;

Buốc-ki-na Pha- sô

55.

22

Tiếp tục các nỗ lực đang thực hiện để đảm bảo việc phê chuẩn của CPED, cũng như cácvănkiện quốc tế chính về quyền con người, mà chưa là quốc gia thành viên;

Ác-hen-ti-na

56.

23

Xem xét phê chuẩn/tham gia CPED;

U-ru-guay, I-rắc

57.

24

Xem xét việc phê chuẩn các công ước quốc tế về quyền con người còn lại và Quy chế Rome và rút bảo lưu còn tn tại với các công ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên;

Xlô-ve-ni-a

58.

25

Tiếp tục phê chuẩnvănkiện nhân quyền quốc tế, đặc biệt xem xét phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa án Hình sựQuốctế;

Ru-ma-ni

59.

26

Xem xét việc phê chuẩn/khả năng gia nhập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế;

Hy Lạp,U-ru- guay, Ý, Ét-xtô-ni-a

60.

28

Xem xét phê chuẩn Công ước của ILO cơ bản khác còn chưa phê chuẩn như Công ước số 189 của ILO về người lao động trong gia đình;

U-ru-guay

61.

29

Hài hòaluật pháp, quy định và chính sách của Công ước số 29 của ILO về lao động cưỡng bức và s138 về lao động trẻ em;

U-ru-guay

V. Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người

62.

2

Trong việc thực hiện Điều 69 Hiến pháp, bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ theo ICCPR

Na-uy

63.

3

Tiếp tục tăng cường các nỗ lực để thúc đẩy và bảo vệ các quyền tự do cơ bản và các quyền được ghi nhận bởi ICCPR

Hàn Quốc

64.

4

Bảo đảm rằng bất kỳ luật điều chỉnh internet nào cũng phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam như là quốc gia thành viên của ICCPR

Bỉ

65.

34

Bảo đảm rằng Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, và việc thực hiện chúngphù hợpvới nghĩa vụ nhân quyền quốc tế;

Na-uy

66.

68

Tăng cường hợp tác hơn nữa với các cơ chế nhân quyền, nâng cao việc tuân thủ cơ chế báo cáo của cơ quan công ước và xem xét tham gia Nghị định thư bổ sung thứ nhất của ICCPR;

Ba Lan

67.

69

Đáp ứng đầy đủ các khuyến nghị và những vấn đề quan tâm do CRC nêu đối với việc ngược đãi trẻ em và bố trí nguồn lực kinh tế;

An-ba-ni

68.

171

Hoàn thành các nghĩa vụ theo công ước ICCPR và đảm bảo đầy đủ quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận trên internet cũng như trên thực tế với mọi công dân;

Đức

VI. Đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

69.

47

Tăng cường chính sách bảo vệ trẻ em, các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi;

Ma-đa-gát-xca

70.

48

Có biện pháp hữuhiệu để đảm bảo tốt hơn các quyền của các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, và người khuyết tật;

Mi-an-ma

71.

49

Tiếp tục có các biện pháp thích hợp và cung cấp đủ nguồn lực để đảm bảo các quyền kinh tế xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương;

Ma-đa-gát-xca

72.

54

Xây dựng năng lực cho các cán bộ làm việc liên quan đến việc bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tn thương, đặc biệt là trẻ em và người khuyết tật;

CHDCND Triều Tiên

73.

55

Tiếp tục các chính sách nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận để được hưởng đầy đủ các quyn con người của tất cả các nhóm xã hội, đặc biệt chú ý đến phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật;

Ca-dắc-xtan

74.

56

Tiếp tục thực hiện các chính sách về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, và người cao tuổi;

Liên bang Nga

75.

57

Tiếp tục nâng cao mức sống của người nghèo và những người sống ở vùng sâu vùng xa, khó khăn trong việc tiếp cận;

Vê-nê-duê-la

76.

79

Thúc đẩy việc hoàn thành các cam kết tự nguyện như tư cách là một thành viên của Hội đồng, đặc biệt là tăng cường các nguồn lực để bảo đảm an ninh và phúc lợi xã hội cho công dân cũng như quyền của các nhóm dễ bị tổn thương;

Bru-nêy

77.

80

Tiếp tục các nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới;

Cam-pu-chia

78.

84

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và tăng cường công tác về giới trong tất cả các chương trình và chính sách chống phân biệt đi xử;

Xlô-ve-ni-a

79.

85

Tiếp tục thực hiện các biện pháp liên quan để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em nằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong đời sống kinh tế, xã hội và gia đình, và đấu tranh chống bạo hành phụ nữ;

Trung Quốc

80.

86

Tiếp tục thực hiện các chính sách đấu tranh chống sự phân biệt đối xử với những người trong nhóm yếu thế, trong đó có việc hỗ trợ tiếp cận an ninh xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở;

Xéc-bi-a

81.

87

Đấu tranh chống phân biệt đối xử với phụ nữ thông qua quy định pháp luật về chng buôn bán người; bảo đảmquyền sởhữuđấtđai của phụ nữ trong Luật Đất đai; kim soát bạo lực gia đình và vi phạm quyền sinh đẻ;

Hà Lan

82.

88

Ban hành một điều luật để đấu tranh chống phân biệt đối xử nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa mọi công dân bất kể giới tính và xu hướng giới tính của họ;

Chi-lê

83.

119

Bảo đảm theo pháp luật và trên thực tiễn việc bảo vệ phụ nữ khỏi mọi hình thức bạo lực;

Ca-na-đa

84.

120

Tăng cường hệ thống quốc gia trong việc điều tra khiếu nại về bạo hành và bỏ mặc trẻ em, xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em và xây dựng cácchínhsách bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực;

Ba Lan

85.

121

Phát triển các biện pháp thay thế cho việc tước đoạt sự tự do của trẻ em và cung cấp các chương trình cải tạo, giáo dưỡng trẻ;

Môn-đô-va

86.

122

Thực hiện các nỗ lực chống lại nạn buôn bán người, nhất là buôn bán phụ nữ;

Y-ê-men

87.

124

Thực hiện các biện pháp hướng tới các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em, nhằm chống lại nạn buôn người để khai thác lao động và tình dục;

Môn-đô-va

88.

125

Tăng cường hành động chống lại mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em và sử dụng trẻ em trong buôn bán tình dục, căn cứ theo chương trình hành động 2011-2015 về phòng chống mại dâm;

Mê-hi-cô

89.

126

Tăng cường hỗ trợ tái hòa nhập đối với những nạn nhân bị buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em;

Ấn Độ

90.

179

Tiến hành những biện pháp để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp;

Pa-kít-xtan

91.

192

Nỗ lực cao hơn trong việc giảm hơn nữa tỷ lệ tử vong trẻ em;

Ê-ti-ô-pi-a

92.

205

Tiếp tục các nỗ lực nhằm đảm bảo các quyền của người khuyết tật, bao gm cả việc hoàn thành phê chuẩn CRPD;

In-đô-nê-xi-a

93.

206

Tiếp tục các nlực nhm thông qua biện pháp cần thiết để cho phép người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, có thể tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế thiết yếu, và chống lại mọi sự phân biệt đối xử đối với họ;

Li-bi

94.

207

Tiếp tục đưa va các biện pháp nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử và định kiến xã hội đối với người dân tộc thiểu số và người khuyết tật;

Ác-hen-ti-na

95.

208

Tiếp tục các nỗ lực nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của các dân tộc thiểu số;

Ê-cua-đo

96.

209

Xây dựng các chính sách và biện pháp thích hp nhằm hỗ trợ một cách có hiệu quả các dân tộc thiểu số;

I-ran

97.

210

Tiếp tục các chương trình quốc gia nhằm bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số;

Ni-ca-ra-goa

98.

211

Triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm thay đổi định kiến đối với người dân tộc thiểu s, và bù đắp việc còn thiếu một khuôn khổ pháp lý nhằm đảm bảo sự không phân biệt đối xử;

Công-gô

99.

212

Cócác biện pháp đầy đủ hơn nhằm đưa giáo dục đến với các dân tộc thiểu số;

Nam Xu-đăng

100.

213

Ngay lập tức bảo đảm sự bảo vệ hiệu quả đối với các quyền của các dân tộc và tôn giáo thiểu số;

Cáp-ve

101.

214

Tôn trọng quyền của các dân tộc và tôn giáo thiểu số và có các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn và chm dứt sự ngược đãi, tưc đoạt đất đai và tài sản của họ;

Mê-hi-cô

102.

216

Tiếp tục nỗ lực thiết lập một khuôn khổ phát triển phạm vi rộng, bền vng và có sự tham gia đầy đủ nhằm tiếp cận các nhóm thiệt thòi của xã hội;

Ê-ti-ô-pi-a

103.

217

Thông qua các chính sách để các cộng đồng thiểu số có thể được liên quan một cách tích cực, thông qua tham vn và tham gia, trong các quá trình ra quyết định liên quan đến các lĩnh vực có tác động đến họ, đặc biệt là các vấn đphát triển;

Nam-mi-bi-a

VII.Hợp tácquốc tế về quyền con người

104.

66

Xem xét tăng cường hợp tác với các cơ chế theo dõinhân quyền quốc tế, trong đó có các cơ quan công ước và các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền;

Tuốc-mê-nít-xtan

105.

67

Tiếp tục hợp tác với Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền, các cơ quan công ước và các thủ tục đặc biệt;

Chát

106.

70

Xem xét mời thêm/ tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền;

Xlô-ve-ni-a, Lát-vi-a

107.

74

Đáp ứng tích cực đề nghị thăm của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vquyền tự do ngôn luận và biểu đạt;

Mê-hi-cô

108,

75

Tiếp tục tích cực tham gia các cơ chế nhân quyền LHQ để bảo vệ và phát huy quyền con người;

A-déc-bai-dan

109.

76

Tiếp tục hợp tác với tất cả các cơ chế của Hội đồng Nhân quyền;

Ru-ma-ni

110.

77

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền;

Tuốc-mê-nít-xtan

111.

78

Tham gia tích cực và các công việc của Hội đồng Nhân quyền trênsở đối thoại và hợp tác để đóng góp cho việc tăng cường năng lực, hiệu quả, sự minh bạch và khách quan của Hội đồng;

Pa-kít-xtan

112.

123

Tiếp tục tham gia tích cực vào các cơ chế nhân quyền khu vực, đặc biệtcác cơ chế liên quan đến phát huy và bảo vệ quyn phụ nữ và chống buôn người;

Phi-líp-pin

113.

225

Chia sẻ các kinh nghiệm thành công về giảm nghèo, an ninh lương thực và chống lại dịch bệnh;

Vê-nê-duê-la

114.

227

Tham gia tích cực trong các chương trình hỗ trợ kỹ thuật vàxây dựngnăng lực quốc tế trong lĩnh vực quyền con người;

Tuốc-mê-nít-xtan

VIII. Các quyềnkinh tế, xã hội vàvănhóa

115.

138

Cungcấpcác biện pháp bảo vệ hiệu quả cho gia đình như là nền tảng và thành phần tự nhiên của xã hội, theo các nghĩa vụ quy định trong các văn kiện quốc tế về quyền con người;

Ai Cập

116.

180

Bo vệ các quyền của công nhân được quốc tế công nhận và thi hành luật cấm lao động cưỡng bức;

Mỹ

117.

181

Tiếp tục các nỗ lực tạo những cơ hội việc làm mới vàthúc đẩy một khuôn khổ pháp lý về thị trường lao động;

Xi-ri

118.

182

Nghiên cứu và phát triển một hệ thống dịch vụ công hiệu quả và thuận tiện hơn, đặc biệt là bảo hiểm xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế và hỗ trợ pháp lý;

Đông Ti-mo

119.

183

Tiếp tục mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường hơn nữa mức độ an sinh xã hội và thúc đẩy tốt hơn cuộc sống của người dân;

Trung Quốc

120.

184

Tăng cường các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực kinh tế từhợp tácquốc tế để thực hiện các chính sách về an sinh xã hội;

Đông Ti-mo

121.

185

Cải thiện khả năng tiếp cận của các nhóm dễ bị tổn thương đối với an sinh xã hội;

Pa-lét-xtin

122.

186

Tiếp tục thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ, cải thiện mức sống của người nghèo và đảm bảo họ được tiếp cận các dịch vụ xã hội;

Xi-ri

123.

187

Tiếp tục các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo việc hiện thực hóa các quyềnkinhtế - xã hội của người dân và đáp ứng đủ các nguồn lực dành cho các nhóm dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với các khó khăn về kinh tế;

I-ran

124.

188

Tiếptục các nlực của Việt Nam nhằm cải thiện khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ giáo dục, nhà ở và y tế;

Xing-ga-po

125.

189

Tập trung thu hẹp bất bình đẳng về thu nhập, tạo ra các cơ hội bình đẳng về giáo dục và việc làm, và cải thiện an sinh xã hội và các dịch vụ sức khỏe cho mọi bộ phận nhân dân;

Thổ Nhĩ Kỳ

126.

190

Tiếp tục có các biện pháp nhằm đảm bảo công tác giảm nghèo và phổ cập tiếp cậndịch vụy tếvà giáodục;

Cu-ba

127.

191

Mở rộng phạm vi áp dụng bảo hiểm sức khỏe ti các hộ nghèo;

Cư-rư-gư-xtan

128.

193

Đảm bảo giáo dục miễn phí trong thực tiễn;

Cư-rư-gư-xtan

129.

194

Tăng cường các nỗ lực cải cách giáo dục hướng tới một chính sách giáo dục với trọng tâm cụ thể là các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em, người khuyết tật và thiểu số;

I-ran

130.

195

Tiếp tục nâng cao chất lượng của các chính sách giáo dục và y tế trên cả nước;

Ca-dắc-xtan

131.

196

Tiếp tục tăng cường các nỗ lực để mọi công dân có thể tiếp cận trường học, đảm bảo việc thụ hưởng bình đẳng quyn giáo dục và tăng cường các chương trình giáo dục song ngữ;

Áp-ga-ni-xtan

132.

197

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ các khu vực nông thôn bằng cách tập trung cho giáo dục và ngăn ngừa trẻ em khó khăn bỏ học;

Xê-nê-gan

133.

198

Tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe thông qua các chính sách xã hội thành công của Việt Nam;

Vê-nê-duê-la

134.

199

Tiếp tục tăng cường các nỗ lực nhằm cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế chất lượng cao cho nhân dân, kcả ở các vùng nông thôn xa xôi;

Bê-la-rút

135.

200

Tiếp tục các nỗ lực nhằm giảm bất bình đẳng trong giáo dục, đặc biệt là giữa các vùng thành thị và nông thôn;

Bu-tan

136.

201

Tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục tại các vùng nông thôn;

Ấn Độ

137.

202

Tăngcườngđầu tư nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa giáo dục ở thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa hoặc đối với các dân tộc thiểu số, cũng như đầu tư nhm nâng cao giáo dục về nội dung của Tuyên ngôn Toàn cầuvềQuyền con người và các công cụ quốc tế về quyền con người;

Nhà nước Pa-lét- xtin

138.

203

Tiếp tục nâng cao cht lượng giáo dục tại các vùng núi và nông thôn và xem xét tăng cường các khoản trợ cấp dành cho giáo dục tại các khu vực này;

An-giê-ri

139.

204

Tiếp tục các nỗ lực nhm vượt qua các thách thức về nâng cao chất lượng giáo dục và xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và vùng sâu vùng xa;

Xi-ri

140.

215

Giảm nghèo cho người lao động di cư;

Cư-rư-gư-xtan

141.

218

Tiếp tục các chương trình phát triển đặc biệt tại các vùng nông thôn;

Ô-man

142.

220

Tiếp tục các nỗ lực giảm nghèo của quốc gia;

Xu-đăng

143.

221

Tiếp tục các nỗ lực một cách có hệ thống nhằm đảm bảo xóa đói, nghèo cùng cực;

Hy Lạp

144.

222

Tiếp tục các bước nhằm dần dần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các vùng thành thị và nông thôn;

Ấn Độ

145.

223

Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo giảm nghèo đồng đều và bền vững với quan tâm đặc biệt đến các nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt là tại các vùng nông thôn;

Xri Lan-ca

146.

224

Giảm sự khác biệt về chấtlượng giáo dục giữa thành thị, nông thôn và vùng sâu vùng xa hoặc các vùng có các dân tộc thiểu số sinh sống;

Ma-rốc

XI. Các quyền dân sự, chính trị

147.

133

Tiến hành những biện pháp càn thiết để đảm bảo công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật, được cho là vô tội cho đến khi được chứng minh có tội, được xét xử bình đẳng, cũng như quyền không bị giam giữ độc đoán;

Ca-na-đa

148.

134

Đảm bảo quyền của mọi người được xét xử công bng, và cụ thể là được theo dõi phiên tòa mà không bị hạn chế;

Lúc-xăm-bua

149.

135

Đảm bảo rằng các thủ tụchiệu quả và cơ chế phản hồi đối với việc tiếp cận một cách hiệu quả và bình đẳng của các luật sư được chun bị tại mọi giai đoạn của thủ tục tố tụng;

Đan Mạch

150.

137

Đảm bảo quyền được gia đình thăm nom và hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra, xét hỏi;

Thụy Sỹ

151.

139

Điu chnh các văn bản dưới luật và khuôn khổ pháp lý theo các tiêu chuẩn quốc tếvề nhân quyền đđảm bảo tự do tôn giáo;

Chi-lê

152.

140

Tiếp tục chính sách và các chương trình để thúc đẩy khoan dung và hòa hợp tôn giáo trong xã hội;

Xinh-ga-po

153.

141

Khuyến khích Việt Nam tiếp tục cải thiện các điều kiện đối với nghilễ thờ cúng cho tất cả mọi người, tăng cường trao đi luật pháp và phbiến các giá trị của khoan dung và hòa bình với quan điểm nhằm phát triển các nguyên tắc về đối thoại giữa các tín ngưỡng khác nhau;

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

154.

142

Thông qua thêm nhiều biện pháp nhằm mục tiêu đảm bảo tốt hơn quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là loại bỏ sự quan liêu và các trở ngại về mặt hành chính gây cản trđến hoạt động của các cộng đồng và nhóm tôn giáo;

Ý

155.

143

Giảm bớt các trở ngại về mặt hành chính và các yêu cầu vềđăng kýáp dụng đối với các hoạt động tôn giáo hòa bình thực hiện bởi các nhóm tôn giáo đã được đăng kí hay chưa được đăng kí để đảm bảo tự do tôn giáo hay tín ngưỡng;

Ca-na-đa

156.

144

Tiến hành thêm nhiều biện pháp nhằm đảm bảo tự do ngôn luận và hội họp và tự do truyền thông phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến nhất;

Ý

157.

145

Tiến hành mọi hành động cần thiết nhằm tôn trọng và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, hội họp hòa bình và lập hộiphù hợpvới các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế;

Lít-va

158.

146

Thúc đẩy tích cực các bước nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận, cũng như quyền tự do và độc lập của báo chí, trong đó có internet;

Nhật Bản

159.

147

Đảm bảo rằng Việt Nam tuân theo các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp;

Bỉ

160.

148

Cho phép blogger, nhà báo, những người sử dụng internet khác và NGOs được tham gia thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là thông qua việc đảm bảo rng các luật liên quan đến Internet phù hợp với quyền tự do ngôn luận và thông tin;

Hà Lan

161.

149

Bảo vệ và đảm bảo việc tôn trọng quyền tự do thông tin và ngôn luận, đặc biệt là của nhà báo, blogger và những người bảo vệ nhân quyền, và tiến hành rà soát luật pháp về quản lý báo chí nhằm đảm bảo các luật này phù hợp với các chuẩn mực quốc tế;

Lúc-xăm-bua

162.

150

Tiến hành các bước để sa đổi Bộ Luật hình sự nhằm đảm bảo bộ luật này không được áp dụng một cách độc đoán đngăn cản tự do ngôn luận;

Phần Lan

163.

153

Bảo vệ tự do ngôn luận trên thực tế và trên mạng bng việc làm cho luật pháp, như Nghị định 02 và 72, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế;

New Zealand

164.

154

Xem xét lại Nghị định 72 và 174 liên quan đến việc quản lý, cung cấp và sử dụng internet, để đảm bảo tính nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế, cụ thể là điều 19, 21 và 22 của ICCPR;

Ai-len

165.

155

Đảm bảo rằng Nghị định 72 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trực tuyến sẽ được thực hiện mà không hạn chếcác quyn cá nhân đbày tỏ quan điểm của mình trên mạng;

Phần Lan

166.

158

Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, trong đó có internet;

Bra-xin

167.

159

Tiến hành các biện pháp cho phép tiếp cận không giới hạn và sử dụng internet với mọi công dân và đảm bảo quyền tự do bày tỏ và ngôn luận với mọi người, cũng như quyền tựdo báo chí và truyền thông;

Ét-xtô-ni-a

168.

161

Đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên thực tế và trên mạng, và làm cho Nghị định 72 phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế;

Áo

169.

162

Trao cho các cá nhân, tổ chức và cơ quan của xã hội tính hợp pháp và sự thừa nhận để thúc đẩy quyền con người và bày tỏ ý kiến hay sự bất đồng của họ một cách công khai;

Na-uy

170.

163

Đảm bảo rằng khuôn khổ luật pháp của Việt Nam cho phép truyền thông quốc gia và quốc tếhoạt động tự do và độc lập phù hợp với các nghĩa vụ quốc tếvề nhân quyền theo công ước ICCPR;

Na-uy

171.

164

Phù hợp với các cam kết trước đây của Việt Nam, thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, trong đó có internet được đảm bảo đầy đủ trong luật pháp và trong thực tế bằng cách làm cho luật pháp của Việt Nam phù hợp với các nghĩa vụ theo công ước ICCPR;

Hung-ga-ri

172.

165

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, cả trên mạng và trên thực tế, tự do lập hội, tự do tôn giáo và tín ngưỡng;

Ba Lan

173.

166

Đảm bảo rằng tự do ngôn luận được bảo vệ cả trên mạng và trên thực tế và sửa đổi hoặc bỏ những điều luật mơ hồ trong Bộ Luật hình sự, cũng như các luật mới để đảm bảo rằng hạn chế quyền tựdo ngôn luận hoàn toàn phù hợp vớiICCPR;

Thụy Điển

174.

167

Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và các tổ chức xã hội khác;

Tuy-ni-di

175.

168

Thực hiện một cách có hiệu quả hơn các khuyến nghị nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận;

Chi-lê

176.

169

Khuyến khích củng cố các NGOs bằng việc thúc đẩy khuôn khổ pháp lý, hành chính và tàichính mà trong đó các cơ quan này có thể được thành lập và phát triển và thực hiện các hoạt động của mình mà không có bất kì trở ngại nào về tự do ngôn luận;

Tây Ban Nha

177.

170

Duy trì đà phát triển của truyền thông đại chúng, trong đó có internet để bảo vệ quyền tự do ngôn luận;

Pa-kít-xtan

178.

172

Tiến hành các biện pháp để đảm bảo quyền tự do lập hội, hội họp và biểu tình hòa bình;

Pháp

179.

173

Tạo điều kiện, thuận lợi cho sự phát triển của một môi trường an toàn và hợp pháp cho các tổ chức xã hội được tự do liên kết và bày tỏ quan điểm bng việc đảm bảo các điều khoản luật pháp quốc gia không được viện dẫn để đàn áp những bất đồnghợp phápvà hòa bình;

Ai-len

180.

174

Tiến hành các bước vững chắc để tạo ra một môi trường hòa bình cho các NGO, bao gồm việc nới lỏng những yêu cầu về đăng ký;

Cộng hòa Séc

181.

175

Ban hành các đạo luật quy định quyền tự do hội họp và biểu tình hòa bình phù hợp với công ước ICCPR;

Úc

182.

178

Tăng cường nn tảng dân chủ và tạo điều kiện tốt hơn cho quyền của người dân được tham gia vào việc hình thành và thực hiện chính sách, như việc tham gia vào cáctchứcchính trị và xã hội trong lĩnh vực quyền con người;

Mi-an-ma

 

PHỤ LỤC II

CÁC CƠ QUAN CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THỰC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ UPR CHU KỲ II VIỆT NAM ĐÃ CHẤP THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015)

Nhóm vn đ

Nội dungthực hiện

Các khuyến nghị UPRliên quan*

Cơquan chủ trì

Cơquanphối hợp

1. Tiếp tục tăng cường và bảo vệ các quyền con người trên cáclĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị

- Tiếp tục thực hiện Chiến lượcphát triểnkinh tế- xã hội và Chiến lược phát triển ngành đã được Chính phủ phê duyệt, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân và bảo vệ môitrường.

138, 184, 187, 220, 221, 223

BộKế hoạchvà Đầu tư và các bộ, ngành liên quan

- Tăng cường các nguồn lực trong nưc kết hợp với khai thác hiệu quả sự hỗ trợ của quốc tế trong việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn, mục tiêu là đến năm 2020 có khoảng 2,5 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên, trong đótrên 30% là người cao tuổi, 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bo hiểm y tế.

182, 184, 185, 186, 189, 191, 220, 221

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tụctriển khaiChương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 và Chiến lược việc làm đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển thị trường lao động và tạo việc làm thông qua tăng cường năng lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cung cấp tín dụng từ Quỹ Việc làm quốc gia...; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vềkinh tế (Luật Đất đai, LuậtĐầu tư, Luật Doanh nghiệp, LuậtHợp tácxã, Luật Thuế, Luật Phá sản...), giúp giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển

180, 181,189, 215, 220, 221

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hi

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục trin khai Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2020; tiếp tục chínhsách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế; thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế để tranh thủ nguồn lực cho việc bảo đảm tốt hơn quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân.

182, 188, 189, 190, 195, 198, 199

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Ủy banDân tộc và các bộ, ngành liên quan theo yêu cu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục đy mạnh việc triển khai Chiến lược pháttriểnnhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó dành ưu tiên để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân nghèo tại khu vực đô thị và nông thôn, nhóm đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam); hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nghèo nâng cao điều kiện về chỗ ở để đảm bảo an toàn, ứng phó với bão, lũ, lụt và biến đi khí hậu vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh việc triển khai các chính sách nhằm phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu xây dựng tối thiểu 12,5 triệu m2nhà ở đgiải quyết chỗ ở cho người thu nhập thp.

188, 220, 221,

Bộ Xây dựng

Bộ Nông nghiệp và Pháttriểnnông thôn và các bộ, ngànhliên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tụctriển khaiChiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện để học sinh dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường giáo dục tốt; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hoànthành phcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; mở rộng việc giảng dạy bằng tiếng dân tộc thiu số, từng bước thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

188, 189, 190, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 224

Bộ Giáo dục và Đào tạo

y ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêuquốcgia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020; đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, trong đó tập trung phát triển hạ tầng thiết yếu cho các vùng đặc biệt khó khăn, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập bền vững, giảm tỉ lệ hộ nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát, đào tạo nghcho nông dân, tăng cường năng lực giúp dân cư khu vực nông thôn tham gia mạnh mẽ vào cáchoạtđộng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, bảo vệ môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ vững an ninh trật tự khu vực nông thôn.

186, 190, 197, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 218, 222, 223, 224

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;Đề ánnâng cao nhận thức cộng đồng và giảm nhẹ rủi rothiên tai dựa vào cộng đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số1002/QĐ-TTgngày 23/7/2009 nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, tăng khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai, góp phần phát triển ổn định và bền vững, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

220, 221, 223

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Khuyến khích sựphát triểntrong đa dạng và hài hòa của các tổ chức tôn giáo, sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào các hoạt động xã hội, nhân đạo, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

139, 140, 141, 142, 143, 164

Ban Tôn giáo Chính phủ

- Hoàn thiện pháp luậtvềbáo chí, tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông và các hoạt động thông tin trên mạng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quyền con người; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí nước ngoài hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam.

144, 145, 146, 147, 148, 149, 153, 154, 155, 156, 158, 159, 161, 163, 165, 166, 168 169, 170

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tư pháp, Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tăng cường năng lực của các cơ quan và cơ chế quốc gia về quyền con người; Nghiên cứu tiến tới thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.

35, 36, 37, 38, 39, 51, 52,

Bộ Công an

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị, xã hội, nghnghiệp và người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên cơ sở các quy định của lut pháp quốc gia và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam làthành viên.

53, 144, 145, 147, 148 162, 165, 167, 169, 172, 173, 174, 178, 219

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Đối ngoại Trung ương, Mặt trận Tquốc Việt Nam và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Nâng cao năng lực của các cơ quan hành pháp và tư pháp nhằm đảm bảo các quyền cơ bản được pháp luật quy định như quyền bào chữa của bị cáo, quyền tiếp cận luật sư trong mọi giai đoạn tố tụng, quyền bình đẳng của mọi công dân trước Tòa án, không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.

50, 54, 133

Tòa án Nhân dânTối cao

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

2. Đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

- Xây dựng các chính sách, biện pháp và ưu tiên nguồnlực cho việc tiếp cận an sinh xã hội, các dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở cho phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, người nghèo.

47, 48, 49, 55, 56, 57, 86, 216

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả các kết quả đạt được từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình mục tiêuquốcgia đưa thông tinvềcơ sở min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đo giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012- 2020,Chương trìnhmục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015.

48, 49, 57, 79, 132

BộKế hoạchvà Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp vàPhát triểnNông thôn,Ủy banDân tộc

- TrìnhQuốchội xem xét nâng độ tui của trẻ em từ 16 lên 18 tuổi,phù hợpvới quy định của Côngước về quyền trẻ em; tiếp tục xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyềncủatrẻ em, trong đó có việc sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương, ngành; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội.

47, 48, 55, 56, 120, 121, 124, 125, 192,

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục triển khai Chiến lượcquốcgiavềbình đẳng gii giai đoạn 2011-2020; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, đảm bảo đạt được tỷ lệ đại biu nữ được bu vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp như dự kiến; đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình.

80, 84, 85, 87, 119, 122, 124, 179,

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; tiếp tục các chính sách, chương trình quốc gia và các biện pháp nhằm đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số, xóa bỏ sự phân biệt đối xử và định kiến xã hội đối với người dân tộc thiểu số; bảo đảm các cộng đồng thiểu số được tham vấn, tham khảo trong quá trình ra quyết định về các vấn đề có tác động đến họ; xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn chặn sự ngược đãi; tăng cường đầu tư cải thiện chất lượng giáo dục tại các vùng có các dân tộc thiểu số sinh sống; ngăn ngừa trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số bỏ học, từng bước nâng tỉ lệ trẻ em đi học đúng tuổi.

207, 208, 209, 210, 211, 212, 213, 214, 217, 219,

y ban Dân tộc

Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục triển khaiĐề án“Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020” đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2012 - 2015 và 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trong giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục xây dựng các mô hình giáo dục hòa nhập, chuyển đổi sách giáo khoa chữ phng sang chữ nổi Braille, xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu, thống nhất hệ thống chữ cho người khiếm thính; khuyến khích và hỗ trợ trẻ khuyết tật đi học ở bậc trung học và bậc đại học; từng bước đảm bảo các công trình xây dựng công cộng, giao thông, vănhóa, thể dục thể thao được xây dựng, cải tạo theo hướng phù hợp với người khuyết tật.

47, 48, 49, 55, 56, 79, 86, 205, 206, 207

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp,

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; 100% người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc được nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội; 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát; 80% người cao tuổi không có người phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng.

47, 48, 49, 56, 182, 183, 184, 185, 187

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Bộ Y tếvà các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan phối hp

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người giai đoạn 2011 - 2015; triển khai các giải pháp hỗ trợ tái hòa nhập cho các nạn nhân bị mua bán; đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông phòng, chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt tại các tỉnh biên giới; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nhằm huy động sức mạnhtổng hợpcho công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

87, 122, 123, 124, 125, 126,

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao

3. Tăng cường giáodục về quyn con người

- Tăng cường tuyên truyn, phbiến và nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ và cơ quan thực thi pháp luật về quyền con người thông qua các hoạt động, chương trình tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đang được triển khai.

44, 58, 63, 64, 65

Bộ Tư pháp,Vănphòng Nhân quyền

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Lng ghép nội dung giáo dụcvềquyền con người vào chương trình đào tạo ở tất cả các cấp giáo dục.

59, 60, 62

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tiếp tụcphổ biếncác nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền thế gii và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN; chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các cơ chế thúc đy và bảo vệ quyền con người trên thế giới và trong khu vực như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc,Vănphòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc,Ủy banliên chính phủ ASEAN về quyền con người, trong đó ưu tiên cho công tác tuyên truyền, phbiến tại các địa phương và hướng đến các cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quyền con người.

61, 63, 64, 65

Văn phòng Nhân quyền

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tăng cường nhận, thức của người dânvềvn đgiới, bình đẳng giới, chống lại các định kiến xã hội và phân biệt đối xử về giới, sắc tộc, tôn giáo...

81,82, 83

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hi

Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông,y ban Dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

4. Cải cách hệ thống pháp luật về quyền con người

- Tiếp tục rà soát, sửa đi và ban hành mới các văn bản pháp luật về quyền con người theo hướng phù hợp với các quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013 và các công ướcquốctế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

2, 4, 31, 32,33, 127, 129, 131, 150, 166

Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan theo chức năng,nhiệm vụ

- Nghiên cứu sửa đi Bộ luật Hình sự theo hướng phù hợp với các công ướcquốctếvềquyền con người mà Việt Nam là thành viên, trong đó dành ưu tiên cho việc giảm dần các tội danh có áp dụng án tử hình, đặc biệt là các tội phạm về kinh tế và các tội liên quan đến ma túy; đảm bảo thực hiện tốt các quyền con người; thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và bổ sung chế độ tha tù trước thời hạn có điều kiện.

34, 89, 90, 92, 94, 95, 114, 129, 131, 150, 157, 166

Bộ Tư pháp

Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

- Hoàn thiệnhệ thốngtư pháp hình sự, bao gm hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên, đảm bảo chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

45, 52, 129, 131

Bộ Tư pháp

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao

- TrìnhQuốchội xem xét thông qua các văn bản luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, trong đó có Luật về Hội, Luật Biểu tình, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tôn giáo, tín ngưỡng, Luật An toàn thông tin, Luật Báo chí.

32, 35, 36, 129, 139, 149, 166, 172, 175

Bộ Nội vụ (Luật về Hội, Luật Tôn giáo, tín ngưỡng); BộCôngan (Luật Biểu tình), Bộ Thông tin và Truyền thông (Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An toàn thông tin);

Sửa đi Bộ luật Ttụng Hình sự theo hướng tăng cường tính độc lập của thẩm phán và luật sư; đảm bảo công dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được tiếp cận luật sư trong mọi giai đoạn của thủ tục tố tụng.

43, 46, 50, 128, 129, 130, 131, 134, 135, 137

Viện Kim sát Nhân dân Tối cao,

Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao

5. Tiếp tục xem xét gia nhập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người

- Nghiên cứu, đxuấtChính phủ trìnhQuốchội xem xét việc gia nhập Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và các thành viên gia đình họnăm1990 (ICRMW); Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích năm 2006 (CPED).

1, 9, 18, 19, 21, 22, 23, 24

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (ICRMW); Bộ Công an (CPED)

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trìnhQuốchội xem xét việc gia nhập các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế cóliên quan đến quyền con người.

25, 28, 29, 180

Bộ Lao động - Thương binh và -Xã hi

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực thi Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế; đánh giá các điều kiện đảm bảo việc thực thi Quy chế Rome tại Việt Nam.

24, 25, 26

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Xem xét rút bảo lưu đi với Công ướcquốctếvềxóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965.

17, 24

y ban Dân tộc

6. Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người

- Nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), Công ước về quyền trẻ em (CRC), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Công ướcquốctếvềxóa bỏ mọihình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, phi nhân tính hoặc hạ nhục con người (CAT), Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD).

2, 3, 4, 68, 171, 164

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (CRC, CEDAW, CRPD), Bộ Tư pháp (ICCPR), BộKế hoạchvà Đầu tư (ICESCR), Bộ Công an (CAT),Ủy banDân tộc (CERD), Bộ Ngoại giao (UPR, Hội đồng Nhân quyền).

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.

-Triển khaithực hiện các khuyến nghị của cácy ban Công ước mà Việt Nam đã chấp nhận; các cam kết tự nguyện khi Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

68, 69, 168

Các bộ, ngành theo phân công như trên

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.

-Báo cáo định kỳ việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

68

Các bộ, ngành theo phân công như trên

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.

7.Hợp tácquốc tếvquyền con người

-Tăng cườnghợp tácvới các cơ chếcủa Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là Hội đông Nhân quyền, cácỦy bantheo dõi các công ước và Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc.

66, 67, 76, 78, 227

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngànhliên quan theo đề nghị của cơ quan chủ trì.

- Chủ động nêu các sáng kiến cụ thể và đóng góp thực chất tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm của cơ quan này.

66, 75, 76, 78, 227

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Mời Báo cáo viên đặc biệtvềquyền lương thực vào thăm Việt Nam trong năm 2015; xem xét mời một số Thủ tục đặc biệt khác của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong các năm tiếp theo trên cơ sở các ưu tiên của Việt Nam vàchương trìnhhoạt động hàng năm của các Thủ tục đặc biệt.

70, 74,

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

- Tham gia tích cực vào các cơ chếnhân quyền khu vực, đặc biệt làỦy banliên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) vàỦy banASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC).

75, 123

Bộ Ngoại giao (AICHR), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội(ACWC)

- Sn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các nước, đặc biệt là trong khu vực, về thúc đy và bảo vệ các quyền con người nói chung và các kinh nghiệm thành công về giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người.

77, 225, 227

Bộ Ngoại giao

BộKế hoạchĐầu tư, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì


 


* Một khuyến nghị UPR có thể được thực hiện ở nhiều nội dung khác nhau.

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website