Quyết định số 243/QĐ-TTg, ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật Dân sự
  • Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật Dân sự
  • 243/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Nội chính - Pháp luật
  • 05/02/2016
  • 05/02/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Tấn Dũng
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:243/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về công tác phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦTƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

-----------------------


KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 
243/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)


Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 (sau đây gọi là Bộ luật dân sự).

Nhằm triển khai thi hành Bộ luật dân sự kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Mục đích

a) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Bộ luật dân sự, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả;

b) Xác định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc triển khai thi hành Bộ luật dân sự trên phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu

a) Xác định nội dung công việc phải gắn vtrách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc triển khai thi hành Bộ luật dân sự; bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc;

b) Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch;

c) Có lộ trình cụ thể để bảo đảm sau ngày 01 tháng 01 năm 2017, Bộ luật dân sự được thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trên phạm vi cả nước;

d) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ưu tiên và tập trung chỉ đạo triển khai thi hành Bộ luật dân sự theo Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn Bộ luật dân sự

a) Tổ chức biên soạn tài liệu quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự; tài liệu tập huấn chuyên sâu chung về Bộ luật dân sự.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thời gian thực hiện: Quý I và Quý II năm 2016.

b) Trên cơ sở tài liệu tập huấn chuyên sâu chung, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan có thể biên soạn tài liệu tập huấn chuyên sâu riêng cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thời gian thực hiện: Quý I và Quý II năm 2016.

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở đào tạo luật rà soát, biên soạn lại hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy khác có nội dung liên quan đến Bộ luật dân sự cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật dân sự.

Thời gian thực hiện: Năm 2016.

2. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự

a) Tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự, đặc biệt là các nội dung mới của Bộ luật dân sự cho đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và cấp tỉnh.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.

b) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng Bộ luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan chủ quản báo chí trung ương và địa phương xây dựng chương trình, chuyên mục, chuyên trang giới thiệu, tuyên truyền về nội dung của Bộ luật dân sự, nhất là những nội dung mới của Bộ luật dân sự, đồng thời, có tin, bài phản ánh kịp thời về tình hình triển khai thi hành Bộ luật dân sự.

Thời gian thực hiện: Năm 2016 và năm 2017.

c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự với hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Cơ quan chủ trì: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thời gian thực hiện: Năm 2016.

d) Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội phổ biến, tuyên truyền các nội dung của Bộ luật dân sự cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Thời gian thực hiện: Năm 2016.

3. Tổ chức tập huấn Bộ luật dân sự

a) Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, người làm công tác hòa giải ở cơ sở về Bộ luật dân sự, tập trung vào những nội dung mới, cơ bản của Bộ luật dân sự.

Tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn cho báo cáo viên pháp luật trung ương và cấp tỉnh, đại diện của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan, đại diện của Mặt trận Tổ quc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư.

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.

Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; cán bộ, công chức tư pháp; người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; người làm công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương

+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các cấp.

+ Cơ quan phối hp: Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III năm 2016.

b) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Bộ luật dân sự.

Cơ quan thực hiện:

+ Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý, đăng ký giao dịch bảo đảm, cán bộ pháp chế của các Bộ, ngành; phối hp vi Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Hội công chứng và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ luật sư, công chứng viên, tư vấn pháp luật, giám định, định giá tài sản, đấu giá tài sản và các đối tượng khác về những nội dung có liên quan của Bộ luật dân sự.

+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tập huấn chuyên sâu cho thẩm phán, thư ký, kiểm sát viên, thẩm tra viên, các công chức khác của ngành Tòa án và ngành Kiểm sát.

+ Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác tùy thuộc tình hình và yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tập huấn chuyên sâu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Thời gian thực hiện: Quý III và Quý IV năm 2016.

4. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời hủy bỏ, sa đổi, bổ sung hoặc đề xuất ban hành văn bản mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự

a) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Bộ luật dân sự

Cơ quan chủ trì:

+ Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp tổng hp để kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội.

+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự và gửi kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp chung.

Cơ quan phối hợp: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Thời gian thực hiện:

+ Kết quả rà soát gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 31/7/2016.

+ Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2016.

b) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thi hành Bộ luật dân sự

Cơ quan thực hiện:

+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp lut về đăng ký tài sản, giao dịch bảo đảm, hụi họ biêu phường và các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết khác (dựa trên kết quả rà soát).

+ Bộ Kế hoạch và Đu tư nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bn quy phạm pháp luật về hợp đồng hợp tác.

+ Bộ Y tế nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi giới tính.

Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp Luật được thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Thời gian thực hiện: Năm 2016 và năm 2017.

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, sớm công bố các án lệ trong lĩnh vực dân sự.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại Bộ, ngành, địa phương mình ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Bộ luật dân sự, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để hướng dẫn giải quyết và gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành Bộ luật dân sự về Bộ Tư pháp trước ngày 31/12/2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân công thực hiện có trách nhiệm dự toán và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân sách để tổ chức thực hiện. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức triển khai thi hành Bộ luật dân sự thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Trường hợp kinh phí trong nguồn ngân sách không đủ thì có thể xin bổ sung theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website