Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg, ngày 1/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất
  • Ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất
  • 49/2016/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp
  • 01/11/2016
  • 15/12/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2016/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định s 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế quản lý rừng sản xuất.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý rừng sản xuất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2016.

Bãi bỏ các quy định về quản lý rừng sản xuất tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng và Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định s 186/2006/QĐ-TTg.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 



THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

---------

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng sản xuất bao gồm diện tích có rừng và diện tích chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch lâm nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng sản xuất tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

2. Quản lý rừng bền vững: Là quá trình quản lý rừng ổn định để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra; đảm bảo sản xuất được liên tục mà không làm suy giảm chất lượng và năng suất của rừng; không gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường và xã hội.

3. Chứng chỉ rừng: Là văn bản chứng nhận do tổ chức chứng chỉ rừng của Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho chủ rừng có diện tích rừng đã đạt các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.

4. Khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ: Là việc khai thác gỗ nhằm mục đích làm công trình sử dụng của cộng đồng dân cư thôn, làm nhà ở, làm bếp, chuồng trại chăn nuôi và đồ mộc thiết yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của hộ gia đình, cá nhân.

5. Tận dụng gỗ: Là việc khai thác gỗ cây đứng khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học, giải phóng mặt bng các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Điều 4. Phân loại rừng sản xuất

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các đối tượng sau:

1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.

2. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vn vay, vn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng sản xuất

1. Rừng sản xuất được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng được duyệt và những chính sách liên quan đến giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất đối với chủ rừng cụ thể.

3. Việc xác định các mục tiêu kinh doanh và biện pháp tác động vào rừng sản xuất phải phù hợp với đặc tính của các hệ sinh thái rừng và theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT

Điều 6. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

1. Rừng sản xuất được quản lý theo phương án quản lý rng bền vững.

2. Chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt và tổ chức quản , bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kiểm tra, giám sát theo phương án quản lý rừng bền vững.

3. Các chủ rừng quản lý rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số quản lý rừng bn vững của Việt Nam hoặc các tiêu chun, tiêu chí, chỉ số quản lý rừng bền vững của các tổ chức quốc tế và có đơn xin cấp chứng chỉ rừng của Việt Nam hoặc của tổ chức quốc tế thì được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tương ứng.

Điều 7. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng

1. Chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất thành rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ

a) Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất thành rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ phải đảm bảo tiêu chí, chỉ số cho phép công nhận của từng loại rừng và thực hiện theo quy định của pháp luật.

b) Thẩm quyền cho phép: Thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.

c) Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phải nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập.

- Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng (theo Mu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này); báo cáo về hiện trạng rừng xin chuyển đổi.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải trả kết quả xử lý hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.

2. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp

a) Điều kiện: Có dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng; có báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển mục đích sử dụng rừng hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng chuyển đổi mục đích sử dụng và phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyn sang mục đích khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chứng từ nộp tiền trồng rng thay thế vào Quỹ bảo vệ pháttriển rừng của trung ương hoặc địa phương.

b) Thẩm quyền cho phép: Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.

c) Không thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Chương III

BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH RỪNG SẢN XUẤT

Điều 8. Bảo vệ rừng sản xuất

1. Nội dung bảo vệ rừng sản xuất: Rừng sản xuất được bảo vệ theo quy định tại các Điều 46, 47 và Điều 48 tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Phương thức tổ chức bảo vệ rừng sản xuất

a) Chủ rng xây dựng phương án bảo vệ rừng và tự tổ chức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Các chủ rừng có diện tích rừng giáp ranh, liền kề với chủ rừng khác thực hiện ký kết phối hợp tổ chức bảo vệ rừng.

b) Chủ rừng là tổ chức thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn hoặc hợp tác xã lâm nghiệp.

c) Thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.

d) Cơ quan Kiểm lâm địa phương có trách nhiệm bố trí, phân công kiểm lâm địa bàn phối hợp với các tổ chức, người được giao hoặc thuê rừng để tổ chức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, công an xã hỗ trợ chủ rừng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; bảo vệ diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý chưa giao, chưa cho thuê theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 9. Phát triển rừng sản xuất

1. Rừng sản xuất được phát triển và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của chủ rừng.

2. Chủ rừng tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo dự án, phương án để bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

3. Các biện pháp lâm sinh được áp dụng để phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng gồm:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

b) Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng tự nhiên;

c) Trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

Điều 10. Cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Đối tượng rừng được phép cải tạo: Rừng sản xuất  rừng tự nhiên nghèo kiệt, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhưng không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng.

2. Điều kiện: Đối với chủ rừng là tổ chức phải có dự án và đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có kế hoạch cải tạo rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng các tiêu chí rừng sản xuất là rừng tự nhiên được phép cải tạo.

3. Thẩm quyền cho phép cải tạo rừng tự nhiên

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép cải tạo rừng của chủ rừng là tổ chức thuộc bộ quản lý.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép cải tạo rừng của chủ rừng là tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và các khu rừng thuộc các bộ, ngành khác quản lý có diện tích rừng nằm trên địa bàn tỉnh.

4. Không chuyển đổi cải tạo rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Điều 11. Khai thác gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Đối tượng: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu, trung bình chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng được phục hồi tối thiểu sau một luân kỳ khai thác.

2. Điều kiện: Chủ rừng phải có phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững theo quy định tại Điều 6 Quy chế này và được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên không thực hiện khai thác gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

3. Các chủ rừng quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên có các đối tượng và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được phép khai thác gỗ theo phương án quản lý rừng bền vững.

4. Các chủ rừng được phép khai thác gỗ theo quy định tại khoản 3 Điều này xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác gỗ cho kế hoạch năm sau theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp phép khai thác, kiểm tra, giám sát quá trình khai thác gỗ và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ.

5. Chủ rừng tự tổ chức khai thác gỗ theo hồ sơ thiết kế khai thác đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 4 Điều này và tiêu thụ gỗ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Khai thác gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

1. Đối tượng: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu và trung bình được Nhà nước giao hoặc cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn mà chưa có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này. Trường hợp khai thác trên diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

2. Điều kiện: Chủ rừng có Bảng kê lâm sản khai thác (theo Mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này) và chỉ được sử dụng gỗ khai thác cho nhu cầu thiết yếu, tại chỗ, khối lượng gỗ khai thác tối đa 10 m3 gỗ tròn/hộ/một lần.

3. Thẩm quyền cấp phép:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt cấp phép khai thác gỗ cho các chủ rừng theo từng xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho từng chủ rừng kế hoạch khai thác gỗ hàng năm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Chủ rừng tự tổ chức khai thác đúng theo Thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã; sau khi khai thác xong chủ rừng báo Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận để đưa vào sử dụng.

Điều 13. Tận dụng gỗ trên diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng

1. Đối tượng: Là cây gỗ trên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

2. Điều kiện: Phải được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này và chủ rừng hoặc chủ dự án tự quyết định việc tận dụng gỗ trên cơ sở phương án đền bù giải phóng mặt bằng được phê duyệt, lập Bảng kê lâm sản tận dụng (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình tận dụng gỗ và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ:

a) Chủ rừng là tổ chức hoặc chủ dự án gửi Bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm tỉnh nếu không có Hạt Kiểm lâm.

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy bannhân dân cấp xã.

3. Chủ rừng, chủ dự án hoặc tổ chức, cá nhân khác được phép khai thác tự tổ chức khai thác tận dụng gỗ theo phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 14. Tận dụng gỗ khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học

1. Đối tượng: Là cây gỗ trên diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được khai thác tận dụng khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học.

2. Điều kiện: Chủ rừng hoặc chủ dự án có dự án lâm sinh hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tự quyết định việc tận dụng gỗ trên cơ sở dự án, đề tài, kế hoạch đào tạo được phê duyệt, lập Bảng kê lâm sản tận dụng (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền đểtheo dõi, giám sát quá trình tận dụng gỗ và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

3. Tổ chức khai thác tận dụng gỗ: Chủ rừng, chủ dự án hoặc tổ chức, cá nhân khác có dự án lâm sinh hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo tự tổ chức tận dụng gỗ theo dự án hoặc đề tài, kế hoạch đào tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15. Tận thu gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Đối tượng: Là cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị chết, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ; các lóng, khúc cây, bìa bắp gỗ còn nằm trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

2. Điều kiện: Chủ rừng có Bảng kê tận thu gỗ (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình tận thu gỗ và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

3. Chủ rừng tự tổ chức tận thu gỗ theo đúng Bảng kê tận thu gỗ đã đăng ký, kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 16. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất

1. Đối tượng: Các loại lâm sản ngoài gỗ trừ những loài nguy cấp, quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

2. Chủ rừng tự quyết định việc khai thác lâm sản ngoài gỗ và tre nứa trên diện tích rừng được nhà nước giao hoặc cho thuê và lập bảng kê số lượng, chủng loại lâm sản ngoài gỗ cần khai thác (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình khai thác và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

3. Tổ chức khai thác lâm sản ngoài gỗ: Chủ rừng tự tổ chức khai thác lâm sản ngoài gỗ theo hồ sơ, số lượng, chủng loại lâm sản ngoài gỗ đã đăng ký, kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 17. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung

1. Phương thức khai thác: Do chủ rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng chủ rừng phải có kế hoạch tổ chức trồng lại rừng vào vụ trồng kế tiếp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

2. Việc khai thác rừng trồng tập trung do chủ rừng tự quyết định. Trường hợp chủ rừng có yêu cầu xác nhận nguồn gốc lâm sản, trước khi khai thác gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này), gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình khai thác và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

3. Mọi sản phẩm lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng trồng được tự do lưu thông, tiêu thụ.

Điều 18. Tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung

1. Đối tượng tận dụng, tận thu: Gỗ rừng trồng tập trung của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học hoặc cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị chết, bị cháy, gỗ cháy, cành, ngọn, rễ gỗ, các lóng, khúc, bìa bắp gỗ còn nằm trong rừng sản xuất  rừng trồng.

2. Việc tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do chủ rừng tự quyết định. Trường hợp chủ rừng có yêu cầu xác nhận nguồn gốc lâm sản, trước khi tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng lập Bảng kê lâm sản (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này), gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình tận dụng, tận thu và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

3. Chủ rừng tự tổ chức tận dụng, tận thu gỗ; tự đo đếm, tính toán khối lượng, lập bảng kê gỗ và lâm sản tận dụng, tận thu,

Điều 19. Các hoạt động khác trong rừng sản xuất

1. Hoạt động dịch vụ môi trường rừng: Chủ rừng được thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ môi trường rừng về bảo vệ đất, hạn chế sói mòn bồi lắng lòng hồ, điều tiết và duy trì nguồn nước, lưu giữ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về dịch vụ môi trường rừng.

2. Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Chủ rừng được chủ động phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với đặc tính của hệ sinh thái rừng, không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.

3. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp

a) Chủ rừng là tổ chức được sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đấttrồng rừng được giao, được thuê theo quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng không quá 30% diện tích rừng và đất trồng rừng được giao, được thuê để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.

4. Hoạt động du lịch

a) Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng Nhà nước giao, cho thuê.

b) Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng sản xuất không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng; các hoạt động về du lịch phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động du lịch, trường hợp cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.

5. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ

a) Chủ rừng được cho các tổ chức, cá nhân hoặc hợp tác với các tổ chức cá nhân thực hiện việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong rừng sản xuất được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học.

b) Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, trước khi triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, chủ rừng là tổ chức kinh tế phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết để theo dõi, giúp đỡ.

6. Quản lý các loại rừng, loại đất khác trong khu rừng sản xuất

a) Những diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xen kẽ trong khu rừng sản xuất được quản lý theo quy định của từng loại rừng.

b) Đất thổ cư, ruộng, vườn và nương rẫy cố định xen kẽ trong rừng sản xuất không quy hoạch vào khu rừng sản xuất được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 20. Hưởng lợi từ rừng sản xuất

1. Chủ rừng được khai thác lâm sản, hưởng lợi giá trị lâm sản khai thác và thực hiện các hoạt động nông lâm kết hợp theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 của Quy chế này và theo quy định sau:

a) Chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập, tiền thu được từ khai thác lâm sản sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí theo quy định của nhà nước được để lại toàn bộ để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng.

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao, cho thuê rừng sản xuất  rừng tự nhiên được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác theo quy định của Nhà nước.

c) Lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người được giao, thuê rừng tự đầu tư hoặc ngân sách nhà nước đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, chủ rừng được khai thác và hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí và hoàn trả kinh phí ngân sách nhà nước đã đầu tư theo quy định.

2. Chủ rừng được hưởng lợi từ các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng sản xuất trong phạm vi cả nước, trên các lĩnh vực sau:

a) Chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng; hướng dẫn lập phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững.

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, chủ rừng thực hiện quản lý, kinh doanh rừng bền vững và cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững; chuyển mục đích sử dụng rừng; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng; tiêu chí rừng nghèo kiệt, các loại rừng nghèo kiệt được phép cải tạo, biện pháp, trình tự, thủ tục cải tạo rừng; khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ, tận dụng, tận thu gỗ, khai thác gỗ rừng trồng tập trung và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

c) Chỉ đạo và hướng dẫn việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.

d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc đầu tư, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng sản xuất.

đ) Huy động các nguồn lực để hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật thực hiện bảo vệ và phát triển rừng sản xuất.

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức sản xuất kinh doanh rừng sản xuất theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn đầu tưhỗ trợ thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức sản xuất kinh doanh rừng sản xuất theo Quy chế này.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này.

3. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức sản xuất kinh doanh rừng sản xuất theo Quy chế này.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách hàng năm và trung hạn để thực hiện Quy chế này.

4. Các bộ, ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn cấp tỉnh về các lĩnh vực sau:

a) Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo các chủ rừng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

b) Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên rừng.

c) Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới các khu rừng của địa phương thống nhất theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng và công nhận quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; chỉ đạo và tổ chức lập, quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng trên địa bàn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ rừng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

đ) Tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại đối với diện tích rừng ở địa phương; huy động các lực lượng phối hợp với lực lượng kiểm lâm ngăn chặn các hành vi hủy hoại rừng trên phạm vi toàn tỉnh.

e) Cân đối, bảo đảm kinh phí sự nghiệp địa phương, vốn đầu tư theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện Quy chế.

g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Quy chế về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về rừng theo quy định tại khoản 5 Điều này./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG

Kính gửi: ……………………………………….

Tên đơn vị (đối với tổ chức) hoặc họ và tên (đi với hộ gia đình, cá nhân) ……………….

………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………… được ……….……….. giao quản lý, sử dụng ………… ha rừng, tại khoảnh, tiu khu ………….. thôn, bản ……………… …………. huyện………….….. tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) …………………. (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số …….. ngày ….. tháng …… năm …….. (hoặc quyết định giao đất, giao rừng số ……..………ngày …… tháng …… năm …….).

Hiện trạng rừng đang quản lý …………….. ha, trong đó:

- Rừng sản xuất: …………………….. ha;

- Rừng phòng hộ: ……………………. ha;

- Rừng đặc dụng: ……………………. ha;

Đề nghị được chuyển mục đích sử dụng từ rừng …………. sang rừng ………….. cụ thể:

Vị trí chuyển đổi: lô ………., khoảnh ……… tiểu khu …… thôn, bản ……… xã …….. huyện ……. tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) ………………………..

Diện tích chuyn đi: ……………………………………………………………………………..

Đề nghị ………………………………………….………………..……… xem xét, giải quyết./.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(hoặc chủ hộ gia đình)
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
(Kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC

Kính gửi: ……………………………………………..

1. Thông tin chung

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác: …………………………………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Thời gian thực hiện: …………………………………………………………………………….

- Địa danh khai thác: lô ……….. khoảnh ………….. tiểu khu ………………..

- Diện tích khai thác: ……………………… ha (nếu xác định được)

2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận dụng, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)

a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:

TT

Địa danh

Loài cây

Đường kính

Khi lượng
(m3)

Tiu khu

khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a

b

gii

dầu

45

1,5

Tổng

 

 

 

 

 

 

b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:

TT

Địa danh

Loài lâm sản

Khi lượng
(m3, cây, tấn)

Tiu khu

khoảnh

1.

TK: 150

K: 4

a

b

Song mây

Bilời

1000 cây

100 tấn

Tổng

 

 

 

 

 

Xác nhận(nếu có)

Chủ rừng/đơn vị khai thác
(Kýtên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu)

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website