Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020
  • Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020
  • 852/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Doanh nghiệp
  • 14/06/2017
  • 14/06/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Vương Đình Huệ
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:852/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020” với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU

Xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.

II. NỘI DUNG

1. Ngành, nghề kinh doanh

a) Ngành, nghề kinh doanh chính

- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;

- Xuất nhập khẩu điện năng;

- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;

- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;

- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính

- Chế tạo thiết bị điện, đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực;

- Xây lắp các công trình điện;

- Dịch vụ tự động hóa và điều khiển; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, triển khai, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước, quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng;

- Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện;

- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động;

- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình viễn thông - công nghệ thông tin, cácông trình công nghiệp và dân dụng;

- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn mà Nhà nước giao cho EVN đối với các công trình điện;

- Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;

- Cho thuê văn phòng (hoạt động kinh doanh tại trụ sở EVN, số 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội).

2. Kế hoạch sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị thành viên của EVN giai đoạn 2017-2020

a) Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

b) Các đơn vị giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - EVN:

- Công ty Thủy điện Sơn La;

- Công ty Thủy điện Hoà Bình;

- Công ty Thủy điện Ialy;

- Công ty Thủy điện Trị An;

- Công ty Thủy điện Tuyên Quang (Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và EVN nghiên cứu phương án cổ phần hoá (trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối), báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ);

- Công ty Phát triển Thủy điện Sê San;

- Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát;

- Ban Quản lý dự án thủy điện 1;

- Ban Quản lý dự án thủy điện 4 (chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành quyết toán các dự án);

- Ban Quản lý dự án thủy điện 5;

- Ban Quản lý dự án thủy điện 6;

- Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La;

- Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (EVN quyết định đổi tên để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của Ban Quản lý dự án);

- Ban Quản lý dự án nhiệt điện 2;

- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công nghệ EVN;

- Công ty Mua bán điện;

- Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (đổi tên từ Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin);

- Trung tâm Thông tin điện lực.

c) Doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ

- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;

- Tổng công ty Điện lực miền Bắc;

- Tổng công ty Điện lực miền Trung;

- Tổng công ty Điện lực miền Nam;

- Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội;

- Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh;

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (chuyển thành công ty TNHH MTV trong giai đoạn 2019 - 2020 theo Quyết định số 168/QĐ-TTg).

d) Doanh nghiệp do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1;

- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2.

đ) Doanh nghiệp do EVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ

- Cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3 (EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ các Tổng công ty Phát điện đến hết năm 2019, năm 2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn nhà nước còn nắm giữ xuống dưới mức chi phối);

- Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3).

e) EVN thực hiện thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp sau:

- Công ty Tài chính cổ phần Điện lực;

- Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức;

- Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần;

- Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình;

- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3;

- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.

g) Các sắp xếp khác:

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc bán bớt một phần hoặc toàn bộ phần vốn của các Tổng công ty Phát điện tại các công ty cổ phần phát điện đảm bảo đúng quy định của pháp luật và cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện có hiệu quả;

- Thực hiện các thủ tục để chuyển giao Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 về Tổng công ty Phát điện 1;

- Đối với các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư đang xây dựng, EVN thành lập các Công ty phát điện hạch toán phụ thuộc để quản lý vận hành các nhà máy điện sau khi dự án hoàn thành và sẽ tiến hành cổ phần hóa Công ty theo quy định của pháp luật.

3. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực như sau:

a) Hoàn thiện thể chế quản lý;

b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều hành;

c) Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán; quản lý triệt để tài sản, nguồn vốn và đảm bảo cân đối dòng tiền. Tăng cường thực hành tiết kiệm, quản lý chặt chẽ chi phí, nhất là chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí gián tiếp, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và minh bạch chi phí đầu vào;

d) Quản lý sử dụng lao động hiệu quả, cải cách cơ chế tiền lương; sắp xếp, tinh giảm biên chế lao động nhất là đội ngũ quản lý và ở các khâu truyền tải, phân phối điện;

đ) Phát triển và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gồm nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân lực cho quản lý kỹ thuật - vận hành;

e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động trong toàn Tập đoàn;

g) Tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư, đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;

h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phòng chống tham nhũng, lãng phí;

i) Rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém thua lỗ thuộc EVN.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương

Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các nội dung sắp xếp, tái cơ cấu theo đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 1 Phần III Điều này.

3. Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu và các nội dung Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020 trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ EVN đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện;

b) Phê duyệt Đề án sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020 phù hợp với nội dung Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020 và chỉ đạo triển khai thực hiện:

- Nghiêm túc thực hiện việc sắp xếp, cổ phần hóa theo quy định và lộ trình đã được phê duyệt;

- Xây dựng phương án và lộ trình thoái vốn của EVN tại các đơn vị nêu tại điểm e khoản 2 Phần II Điều này, báo cáo Bộ Công Thương thông qua để thực hiện;

- Xây dựng phương án sắp xếp các công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện, báo cáo Bộ Công Thương thông qua để thực hiện;

- Nghiên cứu, báo cáo Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ phương án tiếp tục thoái phần vốn nhà nước tại các Tổng công ty Phát điện xuống dưới mức chi phối và tách ra khỏi EVN sau khi có đánh giá kết quả hoạt động của các Tổng công ty Phát điện sau 02 năm thực hiện cổ phần hóa;

- Nghiên cứu mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học trong Tập đoàn bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Xây dựng Đề án chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hạch toán độc lập trong EVN; báo cáo Bộ Công Thương trong năm 2018 để Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Xây dựng, phê duyệt các đề án, phương án khác nhằm thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020.

c) Chỉ đạo bảo đảm tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án, công trình điện được giao. EVN chịu trách nhiệm đầu tư các dự án nguồn điện mới do Thủ tướng Chính phủ giao để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

d) Tập trung thực hiện tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại khoản 3 Phần II Điều này;

đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Vương Đình Huệ

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
09/2017/TT-BXD
05/06/2017
25/07/2017

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website