Thông tư số 05/2017/TT-BTC, ngày 16/1/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  • Hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  • 05/2017/TT-BTC
  • Thông tư
  • Thuế - Lệ phí
  • 16/01/2017
  • 02/03/2017
  • Bộ Tài chính
  • Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nội dung:

 

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, TẠM ỨNG VÀ HOÀN TRẢ CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH


Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài chínban hành Thông tư hướng dn việc quản , tạm ứng và hoàn trả chi phícưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi là cưỡng chế) theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 166/2013/NĐ-CP).

2. Thông tư này không áp dụng đối với chi phí cưỡng chế trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người ra quyết định cưỡng chế.

2. Cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.

3. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế (sau đây gọi là đi tượng bị cưỡng chế).

4. Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp.

5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thi hành cưỡng chế.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế

1. Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.

2. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.

3. Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Nội dung và mức chi chi phí cưỡng chế

1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, bao gồm các chi phí sau:

a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưng chế: chi phí bồi dưng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế;

b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;

c) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên;

d) Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật;

đ) Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản:

- Chi phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp người ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá;

- Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, công khai việc bán đấu giá trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.

e) Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).

2. Mức chi:

a) Chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế:

- Cán bộ, công chức của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế được huy động thực hiện cưỡng chế, lực lượng công an, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế: người chủ trì mức 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, đối tượng khác mức 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

- Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn và các đối tượng khác được người ra quyết định cưỡng chế huy động tham gia cưỡng chế: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

b) Các chi phí quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí bảo quản tài sản kê biên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành, phù hợp với giá cả trên địa bàn trong cùng thời kỳ và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.

Điều 5. Tạm ứng chi phí cưỡng chế

1. Trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự trù chi phí cưỡng chế. Dự trù kinh phí cưỡng chế được lập căn cứ vào biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế, lực lượng tham gia (số lượng, thành phần tham gia) phục vụ cho cưỡng chế.

Dự trù chi phí cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 bản cùng với quyết định cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).

2. Trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp, căn cứ dự trù chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế. Mức tạm ứng tối đa bằng mức dự trù chi phí được duyệt của cuộc cưỡng chế trong phạm vi dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.

Hồ sơ tạm ứng bao gồm dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao và giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng) theo quy định.

Điều 6. Hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế

1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).

2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).

Chậm nhất 10 ngày từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế để hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản (theo quy định tại Điều 18, Điều 26 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP), sau khi đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.

4. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

5. Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị chết, mất tích (đối với cá nhân) hoặc bị phá sản, giải thể (đối với tổ chức) mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế và không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

Hồ sơ, biểu mẫu về hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về hoàn tạm ứng dự toán.

Điều 7. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Kinh phí cưỡng chế được giao vào phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ trong dự toán hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.

Cuối năm, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, số dư dự toán chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ theo quy định, số dư tạm ứng chi phí cưỡng chế còn lại sẽ thu hồi bằng cách chuyển vào số tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 03 năm 2017.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
04/2017/NĐ-CP
16/01/2017
01/03/2017
03/2017/NĐ-CP
16/01/2017
15/03/2017

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website