Thông tư số 57/2016/TT-BTC, ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp, hạch toán các khoản đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và việc chuyển giao tài sản hình thành từ kinh phí của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đến năm 2020
  • Hướng dẫn chế độ thu nộp, hạch toán các khoản đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và việc chuyển giao tài sản hình thành từ kinh phí của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đến năm 2020
  • 57/2016/TT-BTC
  • Thông tư
  • Tài chính - Ngân hàng
  • 29/03/2016
  • 15/05/2016
  • Bộ Tài chính
  • Trần Văn Hiếu
Nội dung:

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:57/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU NỘP, HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP VÀO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM VÀ VIỆC CHUYỂN GIAO TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ KINH PHÍ CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020


Căn cứ Nghị định s 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định s 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Thực hiện Quyết định s 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ vin thông công ích đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ thu nộp, hạch toán các khoản đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn 2015-2020 của các doanh nghiệp viễn thông và việc chuyển giao tài sản hình thành từ nguồn kinh phí của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chế độ thu nộp, hạch toán các khoản đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn 2015-2020 của các doanh nghiệp vin thông và chuyn giao tài sản hình thành từ ngun kinh phí của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ) sang doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ và có hạ tầng mạng, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về nhưng không có giấphép thiết lập mạng viễn thông hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là doanh nghiệp) là đối tượng nộp các khoản đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến việc thu nộp, hạch toán khoản đóngóp vào Quỹ, chuyển giao hoặc nhận chuyển giao tài sản hình thành từ nguồn kinh phí của Quỹ.

Chương II

MỨC ĐÓNG GÓP, CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN THU NỘP

Điều 3. Mức đóng góp tài chính của các doanh nghiệp gồm

1. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và có hạ tầng mạng, mức đóng góp là 1,5% doanh thu các dịch vụ quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

2. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về nhưng không có giấy phép thiết lập mạng viễn thông, mức đóng góp là 1,5% doanh thu dịch vụ này.

3. Doanh thu dịch vụ viễn thông làm cơ sở xác định mức đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo hướng dn tại Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định doanh thu dịch vụ viễn thông.

Riêng đi với dịch vụ viễn thông trả trước (thẻ viễn thông), trường hợp doanh nghiệp chưa xác định được doanh thu dịch vụ theo qui định tại Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT thì sử dụng doanh thu thẻ viễn thông để xác định mức đóng góp vào Quỹ. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo rõ cách xác định doanh thu dịch vụ viễn thông trả trước với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để làm cơ sở quyết toán số thu nộp trong năm.

4. Doanh thu xác định mức đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không bao gồm các khoản doanh thu dịch vụ công ích:

a) Doanh thu từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;

b) Doanh thu từ các đối tượng được áp dụng chính sách giá cước viễn thông công ích.

c) Doanh thu từ các dịch vụ công ích khác.

Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo rõ các khoản doanh thu dịch vụ công ích với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để làm cơ sở quyết toán số thu nộp trong năm.

Điều 4. Chế độ thu, nộp

1. Đối với các doanh nghiệp:

a) Căn cứ tình hình thực hiện của năm và kế hoạch kinh doanh của năm kế hoạch, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đóng góp tài chính năm kế hoạch vào Quỹ cùng với kế hoạch tài chính năm kế hoạch của doanh nghiệp, có chia ra theo quý gửi Quỹ và Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời hạn gửi kế hoạch chậm nhất là ngày 30 tháng 9 hàng năm.

Riêng năm 2016, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đóng góp tài chính vào Quỹ, có chia ra theo quý, gửi Quỹ và Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 01/6/2016.

b) Căn cứ kế hoạch đóng góp tài chính năm có chia ra theo quý do Quỹ thông báo, các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của Quỹ theo quý. Thời hạn nộp chậm nhất không quá 20 ngày (đối với các Công ty) và 45 ngày (đối với các Tập đoàn, Tổng công ty) kể từ ngày kết thúc quý.

Riêng năm 2016, căn cứ kế hoạch đóng góp tài chính năm vào Quỹ do Quỹ thông báo, các doanh nghiệp nộp tiền đóng góp 2 quý đầu năm 2016 vào tài khoản của Quỹ trước ngày 15/8/2016.

c) Kết thúc năm tài chính, trên cơ sở Báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông qui định tại Điều 8 Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT và doanh thu quyết toán năm, các doanh nghiệp xác định số phải nộp trong năm theo quy định tại Thông tư này, gửi Quỹ và thực hiện quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với Quỹ. Việc quyết toán thực hiện trong thời hạn 30 ngày (đối với các Công ty) và 90 ngày (đối với các Tập đoàn, Tổng công ty) kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Doanh nghiệp phải nộp đủ số còn thiếu vào Quỹ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết toán với Quỹ. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được Quỹ hoàn trả trong trường hợp doanh nghiệp không tiếp tục cung ứng các dịch vụ có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho Quỹ. Quỹ hoàn trả cho doanh nghiệp trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày quyết toán với Quỹ.

Riêng năm 2015, trên cơ sở Báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông qui định tại Điều 8 Thông tư số21/2013/TT-BTTTT doanh thu quyết toán năm, các doanh nghiệp xác định số phải nộp trong năm theo quy định tại Thông tư này, gửi Quỹ và thực hiện quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với Quỹ trước ngày 30/6/2016.

Trường hợp các doanh nghiệp vi phạm chế độ đóng góp, thu nộp vào Quỹ quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

d) Các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ được quy định tại Thông tư này là các khoản chi thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp và được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải thống kê, theo dõi riêng doanh thu các dịch vụ thuộc đối tượng đóng góp nêu tại Điều 3 Thông tư này và có trách nhiệm nộp các khoản đóng góp kịp thời theo đúng quy định tại Thông tư này.

e) Các khoản đóng góp tài chính của các doanh nghiệp quy định tại Thông tư này được nộp bằng đồng Việt Nam vào Tài khoản của Quỹ.

f) Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu, giải trình các vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính vào Quỹ.

2. Đối với Quỹ:

a) Trên cơ sở kế hoạch đóng góp tài chính hàng năm của các doanh nghiệp, Quỹ tiến hành rà soát, tổng hợp kế hoạch thu các khoản đóng góp vào Quỹ của các doanh nghiệp và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.

b) Căn cứ kế hoạch đóng góp tài chính hàng năm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, Quỹ có trách nhiệm lập và thông báo kế hoạch đóng góp tài chính năm cho doanh nghiệp trước ngày 31/01 năm kế hoạch.

Riêng năm 2016, Quỹ có trách nhiệm lập và thông báo cho doanh nghiệp kế hoạch đóng góp tài chính năm, có chia ra theo quý trước ngày 01/7/2016.

c) Thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp đóng góp tài chính đầy đủ, đúng kỳ hạn. Thực hiện quyết toán tiền đóng góp tài chính phải nộp hàng năm với các đối tượng theo chế độ quy định.

d) Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện nộp các khoản đóng góp tài chính theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này, đảm bảo không để sót nguồn thu và đối tượng thu.

e) Quỹ có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp số liệu, tài liệu, giải trình các vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính vào Quỹ.

f) Phát hiện, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành nghĩa vụ đóng góp tài chính vào Quỹ theo quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

3. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông:

Giám sát, kiểm tra việc xác định doanh thu viễn thông làm cơ sở tính mức đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích của các doanh nghiệp và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp chậm đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Điều 5. Kế toán khoản đóng góp

1. Bổ sung Tài khoản cấp 2 phù hợp với Hệ thống tài khoản cụ thể mà các doanh nghiệp đang áp dụng, cụ thể:

a) Bổ sung 1 Tài khoản cấp 2 thuộc Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” để theo dõi số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp và số dư về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

b) Bổ sung 1 Tài khoản cấp 2 thuộc Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để theo dõi số đã tính vào chi phí, số đã kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến các khoản đóng góp tài chính được thực hiện như sau:

a) Tại thời điểm cuối quý:

- Căn cứ vào thông báo của Quỹ về khoản đóng góp tài chính, ghi:

Nợ tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Đóng góp tài chính cho Quỹ)

Có tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Phải nộp cho Quỹ)

- Khi chuyển tiền nộp vào tài khoản của Quỹ, ghi:

Nợ tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Phải nộp cho Quỹ)

Có các tài khoản 111, 112

b) Khi kết thúc năm tài chính:

- Căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh trong năm, doanh nghiệp xác định chênh lệch giữa số phải nộp theo thông báo của Quỹ và số phải nộp do doanh nghiệp xác định để hạch toán:

+ Trường hợp số phải nộp theo thông báo của Quỹ nhỏ hơn số phải nộp do doanh nghiệp xác định, thì số phải nộp thêm ghi:

Nợ tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Đóng góp tài chính cho Quỹ)

Có tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Phải nộp cho Quỹ)

+ Trường hợp số phải nộp theo thông báo của Quỹ lớn hơn số phải nộp do doanh nghiệp xác định, thì ghi giảm số phải nộp (ghi âm):

Nợ tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Đóng góp tài chính cho Quỹ)

Có tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Phải nộp cho Quỹ)

- Khi chuyển số tiền phải nộp thêm vào tài khoản của Quỹ kế toán ghi như bút toán thứ hai của điểm a khoản 2 Điều này.

- Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ sau; Trường hợp số nộp thừa được hoàn trả (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết Tài khoản cấp 2 - Phải nộp cho Quỹ)

c) Tại thời điểm Quỹ thực hiện xong việc quyết toán với các doanh nghiệp nếu có phát sinh chênh lệch giữa số phải nộp do doanh nghiệp xác định và số phải nộp do Quỹ xác định thì kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh tương tự như điểm b khoản 2 Điều này.

Chương III

CHUYỂN GIAO TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Điều 6. Nguyên tắc chuyển giao, tiếp nhận tài sản

1. Tài sản chuyển giao là tài sản được đầu tư từ nguồn kinh phí của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

2. Việc chuyển giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện trên cơ sở danh mục tài sản, giá trị tài sản và quyết định chuyển giao tài sản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Các tài sản chuyển giao, tiếp nhận phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ và có hiện vật. Trường hợp tài sản không đủ hồ sơ, không còn hiện vật thì bên chuyển giao và bên tiếp nhận có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông biết lý do và đề xuất xử lý để xử lý theo thẩm quyền.

4. Khi chuyển giao, tiếp nhận tài sản, bên chuyển giao và bên tiếp nhận phải lập Biên bản giao nhận, có chữ ký xác nhận của các bên. Biên bản giao nhận được lập trong 10 ngày kể từ ngày có quyết định chuyển giao tài sản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Bên tiếp nhận tài sản có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản và duy trì hoạt động của tài sản để cung ứng dịch vụ viễn thông công ích kể từ ngày ký Biên bản giao nhận.

Điều 7. Quản lý tài sản chuyển giao

1. Đối với doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý tài sản và duy trì hoạt động của tài sản để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Mọi chi phí liên quan đến việc quản lý, duy trì hoạt động của tài sản(không bao gồm chi phí sửa chữa lớn tài sản và chi phí nâng cấp tài sản) được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi đảm bảo đầy đủ các văn bản chứng từ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

- Doanh nghiệp không hạch toán tăng tài sản nhận chuyển giao, không tăng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp tương ứng với giá trị tài sản và không trích khấu hao đối với các tài sản cố định này.

- Doanh nghiệp theo dõi tài sản trong hệ thống kế toán quản trị và trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính khi lập báo cáo tài chính. Việc thuyết minh thông tin về các tài sản này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Trường hợp cần sửa chữa lớn hoặc nâng cấp tài sản, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn/nâng cấp tài sản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, bố trí kinh phí từ Chương trình cung ứng dịch vụ viễn thông công ích để thực hiện theo quy định. Thời điểm báo cáo kế hoạch sửa chữa lớn/nâng cấp tài sản cùng với thời hạn thực hiện đóng góp vào Quỹ nêu tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Trình tự, thủ tục thanh, quyết toán kinh phí sửa chữa lớn hoặc nâng cấp tài sản thực hiện theo hướng dẫn về các khoản chi từ Chương trình cung ứng dịch vụ viễn thông công ích.

2. Đối với Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Quỹ có trách nhiệm theo dõi danh mục tài sản chuyển giao, xác định hao mòn của tài sản, tổng hợp tình hình hao mòn của tài sản chuyển giao từng quý/năm, tổng hợp kế hoạch sửa chữa lớn/nâng cấp tài sản chuyển giao, kế hoạch đầu tư thay thế các tài sản và đề xuất hướng xử lý để trình Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

3. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông giám sát việc duy trì hoạt động của tài sản chuyển giao, quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng kinh phí từ Chương trình cung ứng dịch vụ viễn thông công ích để sửa chữa lớn/nâng cấp tài sản chuyển giao và đầu tư thay thế các tài sản để đáp ứng mục tiêu của chương trình viễn thông công ích.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 3 Điều 4 và khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

Điều 9. Các cơ quan được phân công làm đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm giám sát, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ theo quy định.

Điều 10. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2016.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn thực hiện./.

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Văn Hiếu

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website