Pa-pua Niu Ghi-nê (Papua New Guinea)

Nhà nước độc lập Pa-pua Niu Ghi-nê
 (
Independent State of Papua New Guinea)

Mã vùng điện thoại: 675          Tên miền Internet: .pg

c

Nhà nước độc lập Pa-pua Niu Ghi-nê

Vị trí địa lý: Ở Tây Nam Thái Bình Dương, gồm phần đông đảo Niu Ghi-nê và các đảo lân cận, quần đảo Bix-mác, một phần đảo Xô-lô-môn và một số đảo khác, có biên giới duy nhất với In-đô-nê-xi-a. Tọa độ 6000 vĩ nam, 14000 kinh đông.

Diện tích: 462.840 km2

Khí hậu: Nhiệt đới; mùa mưa ở Tây Bắc từ tháng 2 đến tháng 3, ở Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10; nhiệt độ ít thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình: 260C. Lượng mưa trung bình ở vùng đồng bằng: 1.000 mm, ở vùng núi: 4.000 mm.

Địa hình: Phần lớn là núi, đồi và vùng đất thấp ở ven biển .

Tài nguyên thiên nhiên: Vàng, đồng, bạc, khí tự nhiên, gỗ, dầu mỏ, cá.

Dân số: 6.672.429 người (thống kê 7/2015); chủ yếu là các bộ tộc Melanesia, Papua, Micronesia, Polynesia…

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Motu và một số thổ ngữ.

Lịch sử: Đầu thế kỷ XVI, người châu Âu đã đến Pa-pua Niu Ghi-nê, lần lượt là người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh. Năm 1884, Đức chiếm phần Đông Bắc đảo Niu Ghi-nê. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đất này bị quân đội Ô-xtrây-li-a chiếm đóng. Năm 1920, theo quyết định của Hội quốc liên, vùng Đông Bắc Niu Ghi-nê (thuộc Đức cũ) nằm dưới quyền bảo hộ của Ô-xtrây-li-a. Phần Đông Nam Niu Ghi-nê gọi là Pa-pua, bị Anh thống trị từ năm 1884. Năm 1901, Anh trao quyền thống trị Pa-pua cho Ô-xtrây-li-a. Năm 1949, Pa-pua Niu Ghi-nê thống nhất thành một quốc gia nằm dưới sự cai quản của Ô-xtrây-li-a. Năm 1973, Pa-pua Niu Ghi-nê giành được quyền tự trị và năm 1975 tuyên bố là nước độc lập.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (22%), Đạo Tin lành (44%), tín ngưỡng bản địa (34%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 20 tỉnh: Bougainville, Central, Chimbu, Eastern Highlands, East New Britain, East, Sepik, Enga, Gulf, Madang, Milne Bay, Morobe, National Capital, New Ireland, Northern, Sandaun, Southern Highlands, Western, Western Highlands, West New Britain.

Hiến pháp: Thông qua ngày 16-9-1975.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng Anh thông qua đại diện là Toàn quyền.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; Toàn quyền do Hội đồng hành pháp quốc gia bổ nhiệm; Thủ tướng do Toàn quyền bổ nhiệm trên cơ sở ủng hộ đa số của Quốc hội, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 109 ghế, trong đó 89 ghế được bầu từ cuộc bầu cử mở rộng và 20 ghế từ bầu cử các tỉnh; các ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, chánh án do Toàn quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng hành pháp quốc gia, các thẩm phán khác do Uỷ ban Luật pháp và Tòa án bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng hành động đen, Liên minh Thống nhất Bougainville, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng Tự do, Liên minh Me-la-nê-xi-a, Đảng Lao động Me-la-nê-xi-a, v.v..

Kinh tế: Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng khai thác khó khăn và chi phí cao. Nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của phần lớn cư dân. Cà phê, ca cao và dừa là nguồn xuất khẩu quan trọng. Khai thác dầu mỏ và vàng cung cấp 72% nguồn thu từ xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 13,35 tỷ USD (2005). GDP bình quân đầu người là 2400 USD/năm.

Sản phẩm công nghiệp: Cùi dừa, dầu cọ, gỗ dán, vàng, bạc và đồng, dầu thô.

Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, ca cao, dừa, hạt cọ, chè, cao su, hoa quả, rau; gia cầm, lợn.

Giáo dục: Sau 7 năm tiểu học, học sinh có thể học tiếp 3 năm trung học. Có 6 trường trung học dạy lớp 11 và 12, nhưng việc phải đóng học phí đã khiến nhiều học sinh không thể học tiếp. Những học sinh tốt nghiệp trung học được nhận học bổng của nhà nước có thể học ở một trong hai trường đại học hoặc ở các trường kỹ thuật và sư phạm.

Văn hóa

Ước tính có hơn một nghìn nhóm văn hoá khác nhau tại Pa-pua Niu Ghi-nê. Vì sự đa dạng này, nhiều phong cách thể hiện văn hoá đã xuất hiện; mỗi nhóm đã tạo ra các hình thức thể hiện riêng của mình trongnghệ thuậtnhảy múavũ khítrang phụcca hátâm nhạckiến trúc và những thứ khác. Đa phần các nhóm văn hoá khác nhau đó sở hữu ngôn ngữ riêng.

Người dân tại các vùng cao nguyên có các lễ nghi địa phương nhiều màu sắc được gọi là "sing sings". Họ sơn mình và mặc lông chim, đeo ngọc trai và da thú để thể hiện tinh thần của các loài chim, cây hay núi non. Thỉnh thoảng một sự kiện quan trọng, như một trận đánh huyền thoại, được thể hiện tại buổi lễ âm nhạc đó.

Thủ đô: Pot Mox-bi (Port Mosby)

Các thành phố lớn: Lae, Madang, Rabaul...

Đơn vị tiền tệ: kina (K); 1 K = 100 toea

Quốc khánh: 16-9 (1975)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, ESCAP, FAO, G-77, IBRD,ICAO, IFAD, ILO, IMF, IOC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 03/11/1989

Địa chỉ đại sứ quán:

Đại sứ quán Pa-pua Niu Ghi-nê tại In-đô-nê-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: JAKARTA Panin Bank Centre, 6th Floor Jl.Jenderal Sudirman No.1 Jakarta 10270

Điện thoại: +62-21-72511218

Fax: +62-21-7201012

Email: kdujkt@cbn.net.id

                                                                            

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website