• Ác-mê-ni-a (Armenia)

    Nằm ở phía tây nam châu Á, giáp Gru-di-a, A-déc-bai-gian, I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ. Người Armenia có bảng chữ cái và ngôn ngữ riêng biệt và độc đáo. Lòng mến khách của người Armenia đã trở thành truyền thuyết và bắt nguồn từ truyền thống cổ. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều tác phẩm của các bậc thầy Châu Âu có thời Trung Cổ

  • A-déc-bai-gian (Azerbaijan)

    Nằm ở Tây Nam châu Á, giáp Gru-di-a, Nga, biển Cáp-xpi, I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ác-mê-ni-a. Với địa hình Đồng bằng bằng phẳng, rộng lớn ở Kura-Arak (phần lớn thấp hơn mực nước biển) và thảo nguyên khô cằn, nên nông nghiệp khá phát triển chủ yếu là trông bông, ngũ cốc, nho, hoa quả, chè, thuốc lá và chăn nuôi gia súc.

  • Ấn Độ (India)

    Nằm ở Nam Á; phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan; Đông - Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây - Bắc giáp Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516 km bờ biển.

  • Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan)

     Nằm ở Tây Nam Á, giáp Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Trung Quốc, Pa-ki-xtan và I-ran.

  • A-rập Xê-út (Saudi Arabia)

    Nằm ở Trung Đông, giáp I-rắc, Gioóc-đa-ni, Cô-oét, vịnh Péc-xích, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Ô-man, Yê-men, biển Đỏ.

  • Băng-la-đét (Bangladesh)

    Nằm ở Nam Á, giáp Ấn Độ, Mi-an-ma và vịnh Ben-gan. Từ năm 1557 đến năm 1947, nước này là một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh. Năm 1947, bị sáp nhập vào Pa-ki-xtan với tên gọi là Đông Pa-ki-xtan. Ngày 23-3-1971, Băng-la-đét tách khỏi Pa-ki-xtan thành lập nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét.

  • Ba-ranh (Bahrain)

    Là một quần đảo nằm ở Trung Đông, gồm 35 đảo nhỏ, trong vịnh Péc-xích, kéo dài 30 km, cách bờ biển phía Đông của A-rập Xê-út 24km, cách Ca-ta 28km về phía Tây.

  • Bru-nây (Brunei)

    Nằm ở Đông Nam Á, giáp biển Đông và Ma-lai-xi-a, sát tuyến đường biển quan trọng đi xuyên qua biển Đông, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Gồm hai phần tách rời nhau nằm lọt trong bang Xa-ra-oát (Sarawak) của Ma-lai-xi-a. Trừ phía Bắc giáp biển Đông (160 km bờ biển), ba mặt còn lại có chung biên giới với Đông Ma-lai-xi-a (381 km)

  • Bu-tan (Bhutan)

    Nằm ở triền nam dãy núi Himalaya, giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Có vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ, kiểm soát một số con đường quan trọng qua dãy Himalaya.

  • Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (United Arab Emirates - UAE)

    Nằm ở phía Đông bán đảo A-rập, trên bờ vịnh Pec-xích và vịnh Ô-man, phía Bắc giáp Ca-ta, phía Đông giáp vịnh A-rập, phía Tây giáp A-rập Xê-út (có đường biên giới dài 457km), phía Nam giáp Ô-man (có đường biên giới dài 410km). Có vị trí chiến lược dọc tuyến phía Nam của eo biển Hormuz, trở thành một điểm quá cảnh quan trọng trên con đường vận chuyển dầu mỏ thế giới.

1 2 3 4 5

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm tập thể, cá nhân

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 4/10/2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Liên kết website