Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước (tiếp)

PGS, TS. Tô Huy Rứa

Thay lời kết luận 
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá đất nước
 

Với những thành tựu to lớn đạt được sau hơn 13 nǎm đổi mới, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xét về thực chất, đây là một quá trình lịch sử mang tính cách mạng, tác động đến tất cả các mặt, cấu trúc lại toàn bộ các quan hệ xã hội, đưa dân tộc ta lên một trình độ mới, cao hơn về chất, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng vǎn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ quá trình cách mạng này được chiếu rọi và đặt trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Để chào mừng 54 nǎm ngày thành lập nước (2-9-1945 - 2-9-1999). 30 nǎm thực hiện Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-1999), góp phần nghiên cứu, giải đáp những vấn đề lý luận, thực tiễn bức xúc do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Công nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. 

Cuộc Hội thảo khoa học này đã được sự nhiệt tình hưởng ứng của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn thuộc Bộ Công nghiệp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan khác. Số lượng báo cáo đã vượt mức yêu cầu đặt ra, chứng tỏ lòng thành kính, biết ơn của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu và ý nghĩa thiết thực của cuộc Hội thảo này. 

Đây là một dịp tốt để các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn đi sâu khai thác, khám phá, vận dụng một nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh mà từ trước đến nay còn ít được đề cập tới. 

Các báo cáo khoa học đã đề cập đến nhiều phương diện, khía cạnh phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, trong đó chủ yếu tập trung vào bốn nội dung chính dưới đây: 

1. Đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ sở, tiền đề, điều kiện để thực hiện công nghiệp hoá ở Việt Nam. Trên bình diện khái quát nhất, Hồ Chí Minh đặt quá trình công nghiệp hoá ở nước ta trong mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện trong nước và quốc tế. Đối với sự tác động các điều kiện quốc tế, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò của cách mạng khoa học kỹ thuật, hợp tác, liên kết kinh tế, sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ tiến bộ đối với cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá nói riêng. Đặc biệt Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến các điều kiện, lợi thế so sánh của đất nước khi tiến hành công nghiệp hoá. ở đây Hồ Chí Minh có một cái nhìn khái quát, toàn cục nhưng lại hết sức cụ thể, bao gồm các nhân tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, cụ thể là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, quan trọng và quyết định nhất là nguồn lực con người với những đặc điểm nổi trội: cần cù, chịu khó, ý thức cao về vận mệnh dân tộc, tự chủ sáng tạo và những giá trị vǎn hiến lâu đời, bền vững. Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò động lực của truyền thống lịch sử, vǎn hoá dân tộc trong tiến trình phát triển đất nước, triển khai công nghiệp hoá. 

Trên cơ sở chỉ ra những thuận lợi, khó khǎn của các điều kiện, tiền đề thực hiện công nghiệp hoá ở nước ta, Hồ Chí Minh đã đi đến một khái quát lý luận, có giá trị chỉ đạo toàn bộ quá trình công nghiệp hoá. Đó là tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường để tiến hành công nghiệp hoá. Phép biện chứng về mối quan hệ giữa các điều kiện bên trong và bên ngoài, các nhân tố trong nước và quốc tế được Hồ Chí Minh xác định rõ, cụ thể, hết sức nhất quán. ở nội dung này, tư tưởng Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa thời sự, nếu khai thác hết sẽ rất hữu ích cho chiến lược công nghiệp hoá hiện nay ở nước ta! 

2. Nội dung được đề cập nhiều nhất, chiếm một số lượng lớn các báo cáo khoa học là quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí,vai trò, nội dung và các bước tiến hành công nghiệp hoá ở Việt Nam. Từ một nhận thức chung về vị trí lịch sử của sản xuất công nghiệp trong tiến trình vận động xã hội, Hồ Chí Minh đã làm nổi bật được bản chất kinh tế - kỹ thuật, bản chất xã hội - giai cấp của công nghiệp hoá. 

Đối với Việt Nam, theo luận giải của Hồ Chí Minh, từ xu thế vận động đi lên chủ nghĩa xã hội trong quá trình cách mạng, công nghiệp hoá là một tất yếu khách quan, là nhu cầu phát triển theo xu hướng tiến bộ, thể hiện quy luật phổ biến của tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ đặc điểm, thực tế Việt Nam, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ ra đặc điểm, nội dung của toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật với một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, vǎn hoá, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Theo Hồ Chí Minh ở nước ta công nghiệp hoá là một tất yếu khách quan và trở thành nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cách đặt vấn đề và quan niệm nhất quán của Hồ Chí Minh về vấn đề này trở thành nội dung trọng yếu của đường lối công nghiệp hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội III (1960) đến nay. 

Cũng từ tư tưởng của Hồ Chí Minh, một số báo cáo đi sâu nghiên cứu và chỉ rõ rằng: công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, nhưng thời kỳ quá độ này lại phải trải qua những chặng đường quá độ nhỏ, vì thế nội dung công nghiệp hoá trong từng chặng có biểu hiện cụ thể. Hồ Chí Minh quan niệm công nghiệp hoá một cách toàn diện: phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nghề thủ công truyền thống, công nghiệp địa phương và công nghiệp trung ương... Các nội dung này đan kết trong một tổng thể nhằm hình thành một nền công nghiệp hiện đại. 

Điểm độc đáo trong sự lựa chọn cách tiến hành công nghiệp hoá của Hồ Chí Minh là xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt và tầm nhìn xa, trông rộng, Người đã đi đến một quyết định rất đúng đắn: cơ sở và tiền đề công nghiệp hoá là nông nghiệp, phải lấy nông nghiệp là khâu đột phá, công nghiệp hoá trên nền tảng nông nghiệp phát triển toàn diện, vững chắc. Quan điểm này của Hồ Chí Minh đang được Đảng, Nhà nước ta quán triệt vận dụng vào thực tiễn. 

Từ quan niệm chung về vị trí, vai trò, nội dung và các bước tiến hành công nghiệp hoá, Hồ Chí Minh đã xử lý thành công hàng loạt vấn đề có liên quan đến cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, coi công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế, vai trò của thương nghiệp, cơ chế, chính sách kinh tế, v.v.. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã đẩy lý luận đi tiếp một bước xa hơn, thông qua quá trình công nghiệp hoá, Người đã nhìn thấy nền tảng vật chất của một đời sống vǎn hoá tinh thần mới, sự thay đổi cấu trúc các quan hệ xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp, các thiết chế chính trị, rõ nhất là sự củng cố, tǎng cường khối liên minh công - nông - trí thức làm hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân. Trên bình diện chính trị - xã hội, công nghiệp hoá xây dựng nền móng vật chất, củng cố tiềm lực kinh tế của sự thống nhất, đoàn kết dân tộc - một nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị và phát triển. 

3. Một số báo cáo đi vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về các điều kiện đảm bảo sự thành công của công nghiệp hoá ở nước ta. Trong điều kiện Việt Nam, công nghiệp hoá muốn thành công phải phát huy được sức mạnh của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây là các nhân tố quyết định vừa bảo đảm các nguồn lực trực tiếp khi công nghiệp hoá, vừa giữ đúng định hướng, bản chất xã hội - giai cấp của công nghiệp hoá. Trong nhận thức Hồ Chí Minh, công nghiệp hoá xét cho cùng, phải là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, vì lợi ích của toàn dân và do nhân dân lao động tiến hành. Vì thế, họ phải là người chủ thực sự và cần có được những điều kiện để thực hành vai trò chủ thể của mình trong suốt quá trình công nghiệp hoá. 

Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, thể hiện ở chỗ vạch ra đường lối đúng đắn, chỉ rõ cách thức, các bước tiến hành công nghiệp hoá, xây dựng một hệ thống chính trị, một thể chế và bộ máy nhà nước trong sạch, lành mạnh với các thiết chế, chính sách có khả nǎng tranh thủ, thu hút được các nguồn lực tập trung cho công nghiệp hoá; và mắt khâu then chốt là đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có nǎng lực, có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, đáp ứng được các yêu cầu mà công nghiệp hoá đặt ra v.v.. Tất cả các nội dung này được Hồ Chí Minh đặt trong một chỉnh thể và hợp thành quan niệm chung của Người về công nghiệp hoá. ở nội dung này nhiều báo cáo đã chỉ rõ, nếu khai thác hết còn có tác dụng trực tiếp phục vụ cho việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 

4. Một chủ đề được các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà quản lý, chỉ đạo thực tiễn quan tâm là quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá trong điều kiện hiện nay, ở các cơ sở sản suất kinh doanh, hành chính sự nghiệp của ngành công nghiệp. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là cha đẻ của nền công nghiệp Việt Nam dưới chế độ mới; Người đã quan tâm và trực tiếp gặp gỡ với lãnh đạo, công nhân ngành công nhân. Trong các cuộc nói chuyện, huấn thị, chỉ đạo của mình, Hồ Chí Minh đã cǎn dặn, động viên, khuyến khích ngành công nghiệp cố gắng bằng mọi cách biến nước ta thành một nước công nghiệp hoá hiện đại. Đối với ngành công nghiệp Việt Nam, những lời cǎn dặn, dạy bảo của Hồ Chí Minh ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, nóng hổi tính thời sự, trở thành phương châm hành động của ngành. 

Bằng các kinh nghiệm thực tế, gắn với từng lĩnh vực cụ thể, các tham luận khoa học đều nhất trí cho rằng: thời gian gần đây ngành công nghiệp Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu GDP, giữ được tốc độ tǎng trưởng cao, ổn định, tác động tích cực đến tình hình kinh tế - chính trị, xã hội của đất nước, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tạo tiền đề vững chắc để nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Những thành tựu mà nền công nghiệp nước ta đạt được đều gắn liền với sự hướng dẫn, soi đường, chiếu sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng các kết quả đạt được, ngành công nghiệp đã từng bước thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh góp phần khẳng định sức sống và sự trường tồn tư tưởng của Người. 

Từ các kết quả nghiên cứu đã đạt được, các báo cáo đều nhận thức và cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá có tính hệ thống, là một đề tài rất rộng, bao quát nhiều mặt đời sống xã hội đất nước, gắn với hàng loạt vấn đề lý luận khó đang nổi lên hiện nay. Hội thảo này là chỉ bước mở đầu, có tác dụng đề xuất và phát hiện vấn đề. Còn rất nhiều khía cạnh khác của tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá chưa được đề cập đến, đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn, khái quát phát hiện thêm những quan điểm lý luận. Vì thế, về lâu dài, chủ đề này cần được xem là một hướng nghiên cứu lý luận cơ bản, có ý nghĩa nhiều mặt. Các nhà khoa học kiến nghị Bộ Công nghiệp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần tạo mọi điều kiện và khả nǎng cần thiết để phát triển thành một đề tài khoa học hoặc chương trình khoa học và sớm được triển khai. 

Các báo cáo khoa học gửi đến Hội thảo với nội dung phong phú, dung lượng kiến thức lớn, các vấn đề đặt ra đều mang tính lý luận và thực tiễn bức xúc. Do điều kiện và thời gian có hạn, các báo cáo không thể trình bầy hết trong buổi Hội thảo. Vì vậy, sẽ được tu chỉnh, biên tập và xuất bản thành sách để kịp thời phục vụ cho việc nghiên cứu, tập học, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, góp phần tích cực vào việc đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào nǎm 2020 như Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra. 



NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website