Chúng ta nguyện noi gương Bác Hồ, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, mãi mãi đi theo con đường Người đã chọn (*) (Diễn văn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Lễ kỷ niệm 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 40 năm ngày Bác về thăm, nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới ở Hà Nội)

Từ nhiều thập kỷ nay, đối với người Việt Nam ta và bầu bạn thân thiết trên thế giới, ngày 19/5 hàng năm đã trở thành một ngày kỷ niệm thiêng liêng, trọng đại, có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Năm nay, chúng ta kỷ niệm ngày 19/5 - ngày sinh lần thứ 116 của Chủ tịch Hồ Chí Minh - trong không khí vui mừng, phấn khởi sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và gắn với kỷ niệm 40 năm ngày Bác về thăm, nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới tại Hà Nội. Trong những ngày này, cùng với đồng bào, đồng chí cả nước, nhân dân Thủ đô hướng về Bác với tất cả lòng thành kính và xiết bao thương nhớ Bác, càng thấm thía và biết ơn công lao trời biển của Bác. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Lãnh tụ thiên tài và muôn vàn kính yêu của nhân dân Việt Nam; Người anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hoó thế giới; Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Nhà nước ta; Người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc; Người làm rạng danh dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là bản anh hùng ca, một tấm gương sáng chói về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng, và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam. 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng đất giàu truyền thống văn hoá và cách mạng, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ truyền thống văn hoá của dân tộc mà giá trị tập trung nhất là lòng yêu nước thiết tha, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, tinh thần khoan dung nhân ái, cố kết công đồng... Chính nền văn hoá ấy đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và là một nguồn gốc hình thành, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 21, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân cho nước, Người bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động trong Đảng xã hội Pháp, là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Chính cuộc hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt. Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử, đã tìm thấy những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập đầu năm 1930, đường lối cách mạng Việt Nam cơ bản được hình thành, con đường cứu nước của Việt Nam cơ bản được xác định. Sự đúng đắn của Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Đảng được thực tiễn cách mạng sớm chứng minh, khẳng định; và trong quá trình vận động của cách mạng, Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần, để cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách nạng Việt Nam. Đó là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là sự gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, sự hoà quyện chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính. 

Trong toàn bộ di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, phần nói về Đảng và công tác xây dựng Đảng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, có nội dung rất phong phú, đặc sắc và toàn diện, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ việc phân tích sự cần thiết phải có Đảng “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”, đến việc khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong đào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; từ những nguyên tắc chung về xây dựng Đảng đến yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể ở mỗi giai đoạn cách mạng, những đòi hỏi cụ thể đối với người đảng viên, đào tạo và sử dụng cán bộ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân... Tất cả đều toát lên một tinh thần cách mạng và khoa học, một sự mong mỏi thiết tha: phải hết sức coi trọng và thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. 

Bác thường nói nôm na rằng: Đảng ta là con nòi của dân tộc, xuất thân từ giai cấp lao động. ''Đảng là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm no”. Mục đích của Đảng là phấn đấu vì độc lập và thống nhất của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngoài ra, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Là Đảng cầm quyền, Đảng có trách nhiệm lãnh đạo tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lo đến cả ''tương cà mắm muối'' và những thứ cần thiết cho đời sống thường ngày của nhân dân. 

Người đặc biệt nhấn mạnh vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng, coi đó là nền tảng của người cách mạng, của cán bộ, đảng viên. Theo Người, phẩm chất chung cơ bản của đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc sinh ra mọi thói hư tật xấu, là một thứ gian giảo xảo quyệt kéo người ta xuống dốc không phanh, là một thứ vi trùng ác độc do nó mà sinh ra các chứng bệnh rất nguy hiểm như: tham lam, ích kỷ, lười biếng, kiêu ngạo, hám danh, vụ lợi, thiếu kỷ luất, óc hẹp hòi, địa phương, cục bộ,... 

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về các mặt: văn hóa, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ,... đặc biệt là về lý luận chính trị. Chính Bác đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo nên lớp lớp cán bộ trung kiên của Đảng, của cách mạng từ những năm chuẩn bị thành lập Đảng và trong kháng chiến chống ngoại xâm. Bác dạy: ''Đối với công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm”; “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy''. 

Không phải ngẫu nhiên mà đầu năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn rất quyết liệt, Thủ đô Hà Nội đã trực tiếp bị đế quốc Mỹ ném bom, bắn phá, Bác vẫn chỉ thị cho Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Thành uỷ Hà Nội mở 02 lớp thí điểm huấn luyện đảng viên mới, đặt tên là ''Bồi dưỡng hạt giống đỏ” (một lớp cho đảng viên các xí nghiệp, một lớp cho đảng viên nông thôn) do các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng giảng bài. Trong buổi khai giảng lớp học tại trường Chu Văn An ngày 14/5/1966, Bác đã đến thăm và trực tiếp nói chuyện với học viên. Bác đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, mục đích, động cơ vào Đảng; đường lối cơ bản và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam; về tổ chức cơ sở đảng; về trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong công tác giáo dục lý luận chính trị; về nhiệm vụ và phương pháp học tập của đảng viên. Bác chỉ rõ: Vào Đảng không phải để thăng quan, phát tài mà để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nghĩa vụ đảng viên. Ai sợ gian khổ, hi sinh thì đừng vào hoặc khoan hãy vào. Muốn xứng đáng với danh hiệu đảng viên, phải không ngừng rèn luyện và giữ vững lập trường vô sản, gương mẫu trong hoạt động thực tiễn, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng... Vì vậy, phải ra sức học tập lý luận chính trị, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng. Học chủ nghĩa Mác - Lênin là học tinh thần, lập trường, quan điểm là phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê nin để áp dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cách mạng. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, biến những điều đã học thành hành động cách mạng chứ không phải để nói suông. Bác nhắc nhở: học lý luận không phải chỉ để biết Mác nói thế này, Lênin nói thế kia, thuộc lòng từng câu, từng chữ; mà phải nắm được cái thần, cái cốt của vấn đề. Việc giảng dạy lý luận chính trị cũng phải thiết thực, phù hợp; tránh theo kiểu ''nhồi sọ'' người ta, hời hợt, sáo rỗng,... 

Tất cả những điều Chủ tịch Hồ Chỉ Minh nói và viết về Đảng và xây dựng Đảng đều rất mộc mạc, giản dị, nhưng hết sức phong phú, sâu sắc, có giá trị soi sáng lâu dài cho chúng ta. Sở dĩ trong mấy chục năm qua, Đảng ta xây dựng và củng cố được đội ngũ của mình, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, là do Đảng ta luôn luôn quán triệt và vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Và chính nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng dưới ngọn cờ Tư tưởng Hồ Chí Minh mà suốt hơn ba phần tư thế kỷ qua, cách mạng Việt Nam đã vượt mọi khó khăn gian khổ, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, đưa cả nước bước vào thơi kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đổi mới 20 năm qua đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước ta. 

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, làm cho Thủ đô ngày càng phát triển, ngày càng đổi mới. Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Thành phố đã thống nhất đánh giá những thành tựu mà Đảng bộ, nhân dân Thủ đô đạt được trong những năm qua. Riêng quý I/2006 trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, về sự tăng giá đột biến một số mặt hàng trọng yếu, kinh tế Thủ đô vẫn có bước phát triển đáng mừng. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng so với quý II/2006, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng hơn 10%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2%, các nguồn vốn đầu tư được huy động tốt hơn, tiến độ các công trình trọng điểm được đẩy mạnh. Công tác xây dựng và quản lý đô thị, phát huy dân chủ ở cơ sở đang được tập trung chỉ đạo. Các mục tiêu xã hội và các vấn đề dân sinh bức xúc được quan tâm giải quyết. Các mặt giáo dục, văn hoá, khoa học, y tế, thể dục thể thao có bước phát triển. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, Thành phố đã tham gia và góp phần quan trọng vào việc phục vụ tổ chức Đại hội X của Đảng thành công tốt đẹp. 

Riêng công tác xây dựng Đảng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, Đảng bộ Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chủ trương, nghị quyết của Trung ương. Sau hai lớp thí điểm tháng 5/1966, việc bồi dưỡng đảng viên mới được mở rộng ở hầu hết các lĩnh vực và địa bàn Hà Nội. Chỉ hơn một năm, toàn Thành phố đã bồi dưỡng cho trên l1.800 đảng viên mới. Tiếp theo đó, trong những năm từ l 968 - 1975, công tác giáo dục nâng cao chất lượng đảng viên của Hà Nội được đẩy mạnh. Cấp uỷ đảng các cấp đã mở nhiều lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm yêu cầu ''kết nạp năm nào, huấn luyện xong năm đó'' . Thực hiện Nghị quyết số 2l0 của Ban Bí thư Trung ương khoá III, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ra Chỉ thị số 2l về tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục lý luận chính trị, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Trong 10 năm gần đây thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương khoá VII và Quy định số 54 của Bộ Chính trị khoá VIII về học tập chính trị trong Đảng, Đảng bộ Hà Nội đã mở hơn 6.000 lớp, thu hút trên 800.000 lượt học viên, trong đó có 576 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng với 67.837 lượt học viên; 274 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới với 28.321 lượt học viên; 366 lớp bồi dưỡng cấp uỷ đảng với 45.846 lượt học viên; l1 lớp sơ cấp lý luận chính trị với 5.41 6 lượt học viên. 

Cho đến nay, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Hà Nội đã phát triển mạnh cả về quy mô, chất lượng và đi vào cuộc nền nếp. Nội dung chương trình, phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy thường xuyên được đổi mới, phù hợp với đối tượng học và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cơ sở vật chất được cải thiện theo hướng ngày càng thuận tiện, hiện đại hơn. 

Thưa các đồng chí và các bạn! 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng với chủ đề: ''Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển'' đặt một dấu mốc mới trên con đường phát triển của Đảng ta, đất nước ta, thể hiện sự sáng tạo mới trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. 

Để việc nghiên cứu, học tập, đưa Nghị quyết Đại hội X vào cuộc sống đạt chất lượng, hiệu quả cao, chúng ta cần tiếp tục quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận dụng sát hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng ngành, từng địa phương, xây dựng chương trình hành động cụ thể gắn với phát động phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong giải quyết các công việc, thiết thực hàng ngày. Đồng thời phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo và đường lối đúng đắn của Đảng. 

Cùng với đồng bào, đồng chí trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết; gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Thành phố theo tinh thần đổi mới, thiết thực và hiệu quả. Thành uỷ đang xây dựng 9 chương trình công tác lớn, xác định cụm công trình trọng điểm, đồng thời với việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên nghiên cứu và quán triệt sâu sắc những quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết Đại hội X; phát động phong trào thi đua sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân ra sức lao động sản xuất, học tập và công tác. Khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, tập trung làm tốt nhưng nhiệm vụ trọng tâm, những công việc cấp bách, không ngừng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, kỷ cương và văn minh đô thị. Đặc biệt phải chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ trí tuệ, vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái, hư hỏng trong đảng và trong xã hội. Phê phán những biểu hiện lười học, lười suy nghĩ, hoặc học tập một cách hình thức, chạy theo bằng cấp không thực chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng thực tiễn vĩ đại, nhà tổ chức kiệt xuất, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, tiêu biểu cho trí tuệ, tinh hoa văn hoá và khí phách Việt Nam. Nhưng Người lại rất gần gũi, giản dị và thân thiết với mỗi chúng ta. Và chính vì vậy mà Người càng trở nên vĩ đại; tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người mãi mãi sống trong lòng chúng ta, mãi mãi soi đường dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. 

Kỷ niệm 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 40 năm ngày Bác về thăm, nói chuyện với lớp huấn luyện đảng viên mới tại Hà Nội, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Thủ đô chúng ta cùng nhau noi gương Bác, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về các mặt, nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, gột rửa chủ nghĩa cá nhân, học tập nâng cao trình độ lý luận, thực hiện nói đi đôi với làm, hoàn thành thật tốt những nhiệm vụ được giao theo cương vị công tác và chức trách của từng người, cố gắng xứng đáng là con cháu của Bác Hồ, và nguyện mãi mãi đi theo con đường của Bác.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website