Nhân tố Văn hoá và Con người trong sự nghiệp chấn hưng đất nưóc

(ĐCSVN)- Bước vào giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng, không ít người nghĩ rằng thời kỳ khó khăn, đầy hy sinh gian khổ đã qua, thời hoà bình xây dựng đã tới, từ nay mọi người có thể sống an nhàn hơn, hưởng thụ những điều kiện vật chất đầy đủ hơn để bù đắp lại những ngày gian nan trong chiến đấu. Nhiều người chưa thấy đất nước đang đòi hỏi sự phát triển cao nhất của Văn hoá và Con người để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc. 

Trước giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng, chúng ta cần khẳng định, trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn thế giới, đất nước đang chủ động hội nhập toàn cầu, thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào toàn Đảng, toàn dân có cùng nhau phấn đấu để phát triển vượt bậc cả trên ba lãnh vực trí tuệ, tình cảm và hành động hay không? 

Chúng ta đang sống trong thời văn minh trí tuệ. Những thành tựu về khối óc của con người đang tiến nhanh như vũ bão. Thách thức đương đặt ra trước mỗi dân tộc là có theo kịp sự tiến bộ của thời đại để tồn tại và phát triển hay tụt hậu về mặt trí tuệ, đi từ thất bại này đến thất bại khác để cuối cùng đứng trưóc thảm hoạ của sự diệt vong. Cuộc chạy đua trên con đường trí tuệ đang diễn ra trong một hoàn cảnh bất bình đẳng giữa các dân tộc. Một bên là những cường quốc nắm hầu hết những thành tựu mới nhất của nhân loại và những phương tiện hiện đại nhất, tiến lên hàng đầu về mặt trí tuệ. Mặt khác là những dân tộc nhỏ yếu còn sống trong nghèo nàn và lạc hậu, chưa thoả mãn được đầy đủ những điều kiện tối thiểu của cuộc sống, càng khó khăn trên con đường chạy đua về tri thức. 

Trong tình hình nói trên, dân tộc ta có những điều kiện thuận lợi nhất định. Mặc dầu còn nghèo về đời sống vật chất và kinh tế, kỹ thuật chưa phát triển ở tầm cao, song dân tộc ta lại là một dân tộc thông minh, hiếu học và đầy sức sáng tạo. Liệu chúng ta có phát huy được thuận lợi lớn lao này không? Một loạt vấn đề đang được đặt ra trước mọi người. 

Trước hết là nhận thức khoa học của toàn Đảng, toàn dân. Nhân dân đang tin tưởng rằng Đảng sẽ có những chính sách thích hợp để khai thác tiềm năng của văn hoá và con người. Văn minh trí tuệ đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải không ngừng học tập và nhanh chóng nâng cao trình độ, khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo. Đảng ta đã đặt vấn đề giáo dục và khoa học và quốc sách. Liệu ngành giáo dục có hoàn thành được trách nhiệm lớn lao của đất nước hôm nay và đào tạo những nhân tài không chỉ có kiến thức mà phải có đầu óc sáng tạo, không trở thành con mọt sách mà phải là những người đầy sức sáng tạo để giải quyết mọi vấn đề của đất nước trên cơ sở của thành tựu trí tuệ ở thời đại ngày nay. 

Xu thế thời đại đang đòi hỏi xã hội ta phải là xã hội học tập, mọi người phải học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Phải đặt ra vấn đề mọi người tự kiểm điểm mình đã dành bao nhiêu thời gian để học tập, mình đã lạc hậu như thế nào đối với kiến thức của nhân loại? Trong thế hệ thanh thiếu nhi và học sinh Việt Nam đang ngày càng nảy nở những tài năng xuất sắc trong sử dụng máy tính và thường xuyên xúc tiếp với những kiến thức của nhân loại, còn bao nhiêu những cán bộ chưa sử dụng được những phương tiện này? 

Sức mạnh của trí tuệ gắn liền với sức mạnh của tình cảm. Trước đây Bác Hồ thường xuyên đòi hỏi mọi người tu dưỡng về đạo đức cách mạng, về tình cảm và trách nhiệm đối với Tổ quốc và nhân dân. 

Ngay những ngày đầu tiên Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã lên án mạnh mẽ những tội tham ô, lãng phí, quan liêu, coi như kẻ thù của Tổ quốc. Những người làm ăn bất chính trở thành tỷ phú hôm nay có nghĩ tới tài sản cá nhân của Bác Hồ lúc qua đời chỉ có đôi dép cao su, bộ quần áo kaki trong chiếc vali bằng mây. Họ không thấy rằng, ở Bác Hồ, hạnh phúc cao nhất của những bậc vĩ nhân là chiến đấu cho lợi ích của dân tộc và nhân loại khổ đau. Họ không thể hiểu vì sao Các Mác coi hạnh phúc là đấu tranh cho hạnh phúc của nhiều người. Họ không thể hiểu hạnh phúc của những người như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh lại không ở đời sống vật chất xa hoa mà lại ở đời sống thanh cao, gần gụi vói cảnh thiên nhiên cỏ, hoa, mây, nước. 

Có đầy đủ những kiến thức mà thời đại đòi hỏi, có nhiệt tình mãnh liệt đối với Tổ quốc và nhân dân thì tất yếu sẽ có những hành động sáng suốt, dũng cảm để thực hiện đầy đủ mọi nhiệm vụ mà nhân dân và Tổ quốc giao cho. 

Trong hai cuộc kháng chiến, hành động dũng cảm thể hiện ở tinh thần không sợ khó, không sợ chết, quyết tâm chiến thắng quân thù để giải phóng đất nước. 

Ngày nay trong thời đại trí tuệ, tri thức đã thực sự trở thành lực lượng vật chất và đang vai trò quyết định trong việc không ngừng đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất. 

Nền kinh tế trên toàn thế giới đang dần dần trở thành nền kinh tế tri thức. Tầng lớp trí thức đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của đất nước. Người trí thức trong thời đại ngày nay cần được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước và sự tin cậy của toàn dân. Họ cần được một sự cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần và đặc biệt có được những điều kiện tối thiểu để suy nghĩ và sáng tạo. Đất nước ta còn có một khối lượng rất lớn những trí thức Việt kiều sống ở Hải ngoại. Chủ nghĩa yêu nước đang kêu gọi họ có những đóng góp thiết thực cho sự phồn vinh của Tổ quốc và danh dự của dân tộc Việt Nam. Họ rất đáng được sự quan tâm và trọng đãi của toàn thể nhân dân trong nước. Chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, công tác của Mặt trận Tổ quốc đang và những điều kiện cần thiết để ngày một củng cố thêm sự gắn bó của họ với non sông đất nưóc. 

Trong thành phần dân tộc đang nổi lên những nhà kinh doanh có trí tuệ và tài năng, có tài quản lý. Họ đang có khả năng đóng góp phần quan trọng trong sự nghiệp chấn hưng của Tổ quốc. Đảng cần có chính sách phát huy hết tiềm năng của họ vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Trí thức và doanh nhân đang trở thành những người đồng minh thân thiết của công nông. Công nông tin cậy ở sự đóng góp của họ đối với đất nước và ngược lại, trí thức và doanh nhân chỉ có thể phát triển và thành công trên cơ sở gắn bó với công nông và toàn thể xã hội. Trong hoàn cảnh Việt Nam ngày nay, sự đoàn kết giữa công nhân, nông dân, trí thức và doanh nhân phải trở thành một khối liên minh mới. Đối với mọi thành phần nói trên, nếu như gắn mình trong khối cộng đồng liên minh thì họ nhất định sẽ thành công. Ngược lại, tách mình ra khỏi khối cộng đồng, tách lợi ích của bản thân ra khỏi lợi ích chung của đất nước tiến hành bóc lột và đối xử quá đáng vói công nhân thì họ sẽ không thể không bị xã hội lên án. 

Ngày nay, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng nền văn hoá mới và con người mói phải quán triệt được tính hoàn chỉnh của những nhân tố cơ bản nói trên của văn hoá Việt Nam và con người Việt Nam. Câu nói của Nguyễn Trãi trước đây: ''Có nhân, có trí, có anh hùng'' chính là những phẩm chất toàn vẹn của văn hoá và con người Việt Nam, thể hiện truyền thống của dân tộc được bổ sung bằng nội dung hiện đại của ngày hôm nay. 

GS. Vũ Khiêu

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website