Về luận điểm “Tư tưởng Hồ CHí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc”

(ĐCSVN) Gần đây ở trong nước và nước ngoài, một số người mạo danh “nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã truyền bá luận điểm “Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc”. Họ giải thích tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, không có tư tưởng đấu tranh giai cấp, không có tư tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ tiền đề này, họ rút ra kết luận: 

Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin vì tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc, còn chủ nghĩa Mác-Lênin là lý luận đấu tranh giai cấp. 

- Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc, còn đường lối của Đảng là theo tư tưởng đấu tranh giai cấp “tả” khuynh của Quốc tế Cộng sản và của lãnh tụ các đảng cộng sản lớn. 

Thông qua lịch trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng những điều chính Người nói về tư tưởng của mình, chúng ta hãy xem luận điểm trên có phải là “tìm tòi sự thật” hay là sự xuyên tạc lịch sử. 

Hồ Chí Minh sinh trưởng một gia đình nhà nho nghèo, nghĩa tình nhân đức và thiết tha yêu nước. Chứng kiến sự tàn bạo của thực dân, phong kiến và bản thân lớn lên trong khổ đau, hoạn nạn, Hồ Chí Minh sớm có lòng yêu nước thương dân. Tuy rất khâm phục tinh thần xả thân vì nước của các bậc tiền bối trong cuộc khởi nghiã của Hoàng Hoa Thám, trong phong trào Đông Dư của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh…, nhưng với nhãn quan chính trị độc lập và sáng suốt, Người không tán thành con đường cứư nước của các cụ vì mỗi con đường đó đều có hạn chế căn bản, khó có thể đi đến thành công. Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước mới với hành trang chỉ là chủ nghĩa yêu nước truyền thống và một trí tuệ mẫn tiệp. Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí hướng cứu nước cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi các tư tưởng mới..., nhận thức của Hồ Chí Minh chuyển biến từng bước. 

Qua quan sát thực tiễn xã nội ở các nước tư bản, Hồ Chí Minh có được nhận thức mới đầu tiên là trong chế độ tư bản, chỉ có bọn tư sản là giàu có sung sướng, còn những người lao động từ chính quốc đến thuộc địa đều bị bóc lột bị thống trị cực khổ. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc,Bản yêu sách của nhân dân An Nam của Người không được hội nghị các nước đế quốc ở Vécxây đếm xỉa đến, Hồ Chí Minh hiểu được chủ nghĩa đế quốc, “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp lớn”. Mùa thu năm 1920, Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương chỉ rõ, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Đó là chân lý của thời đại, là giải đáp tuyệt vời cho điều mà Hồ Chí Minh đang trăn trở, tìm tòi. Từ đây, Hồ Chí Minh xác định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Cũng từ đây, Hồ Chí Minh tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết bất hủ chỉ ra con đường giải phóng giai cấp vô sản và các giai cấp lao động khác, giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. 

Sự chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước theo lập trường giai cấp vô sản là một quá trình hợp quy luật. Đúng như Phạm Văn Đồng đã nói, việc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Hồ Chí Minh bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin là cuộc “hẹn gặp lịch sử”, hoàn toàn không phải như có kẻ cố tình xuyên tạc rằng đó là một sự lai ggép cưỡng bức, vội vàng “giữa cái cây truyền thống với cái mầm ngoại nhập”, tạo thành một “ảo ảnh”, mang “tính chất huyễn diệu”... 

Chủ tịch Hồ Cht Minh đã viết về quá trình đó: 

“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác- Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. 

Chính Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh - những nhà ái quốc tiền bối - về cuối đời cũng tổng kết rằng, con đường các cụ đi “một trăm thất bại không một thành công”, và tự ví mình như “con ngựa không còn nước tế”, chỉ có Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác - Lênin mà Anh tin theo mới là niềm tin cậy, trông mong của đất nước. 

Tiếp thụ chủ nghĩa Mác - Lênin, tự nhận là học trò của C. Mác, V.I.Lênin nhưng Hồ Chí Minh không thụ động, mà dùng lập trường, quan điểm, phương pháp luận mác xít để vận dụng và phát triển những nguyên lý, quy luật chung của cách mạng thế giới vào đặc điểm tình hình các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa có hai vòi; tính chủ động chủ yếu của cách mạng thuộc địa; nội dung chủ yếu của cách mạng thuộc địa; quy luật thành lập đảng ở các nước thuộc địa,v.v… là những cống niến lý luận to lớn của Hồ Chí Minh đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. 

Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã khẳng định, đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Hồ Chí Minh đánh giá cao động lực của chủ nghĩa dân tộc, nhưng chủ nghĩa dân tộc theo quan niệm của Hồ Chí Minh không phải là chủ nghĩa dân tộc theo lập trường phong kiến hay tư sản, mà đây là chủ nghĩa dân tộc theo lập trường vô sản. 

Hồ Chí Minh đã nghiên cứư kỹ các cuộc cách mạng trên thế giới, đánh giá tính chất từng cuộc cách mạng ở từng nước để tìm con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Với cách nạng Mỹ, Người cho rằng: “Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng, giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng... Hễ Chính phủ nào mà có lại cho dân chúng phải đạp đổ Chính phủ ấy đi, và gây nên Chính phủ khác... Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mạng, ai dụng đến Chính phủ”. Về cách mạng tư sản Pháp, Người chỉ rõ: “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân. Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Với cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được nưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”. Người xác định, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười. Với tác phẩm Đường cách mệnh, đường lối cách mạng giả phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã được xác định về cơ bản. Những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam như tính chất cách mạng, vai trò lãnh đạo của chính đảng vô sản, chính quyền nhà nước kiểu mới, mục tiêu cơ bản lâu dài và mục tiêu trước mắt của cách mạng, đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng đã được Người trình bày rõ ràng. 

Trong những năm 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Cùng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã chuẩn bị về đường lối cho cách mạng Việt Nam. Nước ta từ khi Pháp xâm lược đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội đó chứa đựng cả thâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Theo Hồ Chí Minh, ở nước ta lúc đó mâu thuẫn dân tộc nổi lên gay gắt nhất, giải phóng dân tộc là mục tiêu cơ bản và trước hết, chống đế quốc và tay sai giải phong dân tộc đã bao hàm nội dung giải phóng giai cấp nhưng chưa triệt để. Muốn củng cố thành quả của cuộc đấư tranh giải phóng dân tộc và triệt để giải phóng con người, phải thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” và chủ trương: “chúng ta đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là một xã hội mọi người dân đều có cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do; đất nước được hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung nổi bật và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng: con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, được kết hợp với tư tưởng cách mạng tiên tiến Mác - Lênin đã trở thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ở Việt Nam theo lập trường giai cấp công nhân. 

Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ th Hội nghị thành lập Đảng. Người trình bày dự thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ tóm tắt, được Hội nghị thông qua. Đây chính là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Tuy còn “vắn tắt” nhưng cương lĩnh đã nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: 

- Xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa, nhưng chế độ phong kiến đang còn và căn bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp. 

- Con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa (tức là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - TG) để đi tới xã hội cộng sản. 

- Mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa là: đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân. 

- Lực lượng cách mạng balo gồm các giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân, tiểu tư sản tranh thủ phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc về phía cách mạng, trong đó công nông là nòng cốt. 

- Phương pháp cách mạng là sử dụng sức mạnh quần chúng lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai. 

- Liên kết cách mạng Việt Nam với cách mạng của các đân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới. 

- Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của gtai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình. 

Cương lĩnh đầu ưên của Đảng tuy mới là “vắn tắt”, nhưng đã bao quát được những ván đề có ý nghĩa đinh hướng về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Nội dung cương lĩnh vừa thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. 

Ngay tư khi vưa ra đời, Đảng ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, tư tưởng. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay Đảng ta đã xác định Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho nành động. Qua quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: 

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng lạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn noá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh đân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa Ià người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...”. 

Những sử kiệu trên, dù mới chỉ được dân ra chưa đầy đủ và còn sơ lược, cũng đã chứng tỏ những luận điệu: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc, không có tư tưởng đấu tranh giai cấp, không có tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Mình đối lập với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam”, không gì khác hơn là một sự bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử của những người có mưu đồ chính trị đen tối. 

PGS.TS Vũ Như Khôi

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website