Ủy ban Kiểm tra Trung ương

 

Website: http://ubkttw.vn/

 

I- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

1- Chức năng

Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.

2- Nhiệm vụ

Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Chuẩn bị các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, các báo cáo, đề án, các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra, kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

2. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được quy định trong Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định.

3. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng ở Trung ương tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận, quyết định của Đảng (theo quy định tại Điều 30 Điều lệ Đảng).

4. Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng; kiểm tra lại kết luận, thông báo, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm tra.

5. Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia ý kiến thẩm định các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.

6. Thẩm định các đề án của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Trung ương.

8. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc thực hiện công tác cán bộ theo phân cấp quản lý; hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

9. Tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu, sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng.

10. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng, tổ chức giao ban hằng quý, sơ kết 6 tháng; tiến hành tổng kết hoạt động của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương hằng năm.

11. Xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

12. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện. Tổ chức thi nâng ngạch kiểm tra cho cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

13. Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hằng năm của Ủy ban, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức thực hiện theo dự toán được duyệt bảo đảm đúng chế độ, chính sách quy định.

14. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

15. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các hoạt động chuyên môn khác của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Quyền hạn

1. Đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định thành lập các phòng trực thuộc đơn vị của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

2. Quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý.

3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết.

4. Duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

II- TỔ CHỨC, BỘ MÁY

1- Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương

 Đồng chí Trần Cẩm Tú

 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng 

 Chủ nhiệm

 
1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm
2. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực
3. Đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
4. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm
5. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm
6. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm
7. Đồng chí Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm
8. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Phó Chủ nhiệm
9. Đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm
 
2- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: 14 vụ, đơn vị sau đây:

1. Vụ Địa bàn I (gọi tắt là Vụ I).

2. Vụ Địa bàn IA (gọi tắt là Vụ IA).

3. Vụ Địa bàn II (gọi tắt là Vụ II).

4. Vụ Địa bàn III (gọi tắt là Vụ III).

5. Vụ Địa bàn V (gọi tắt là Vụ V).

6. Vụ Địa bàn VI (gọi tắt là Vụ VI).

7. Vụ Địa bàn VII (gọi tắt là Vụ VII)

8. Vụ Địa bàn VIII (gọi tắt là Vụ VIII)

9. Vụ Tổng hợp

10. Vụ Tổ chức - Cán bộ.

11. Vụ Nghiên cứu

12. Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng

13. Tạp chí Kiểm tra

14. Văn phòng

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KHÓA XIII

1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm

2. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực

3. Đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm

4. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm

5. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm

6. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm

7. Đồng chí Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm

8. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Phó Chủ nhiệm

9. Đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm

10. Đồng chí Hồ Minh Chiến, Ủy viên

11. Đồng chí Nguyễn Quốc Hiệp, Ủy viên

12. Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Ủy viên

13. Đồng chí Vũ Khắc Hùng, Ủy viên

14. Đồng chí Tô Duy Nghĩa, Ủy viên

15. Đồng chí Võ Thái Nguyên, Ủy viên

16. Đồng chí Nguyễn Văn Nhân, Ủy viên

17. Đồng chí Cao Văn Thống, Ủy viên

18. Đồng chí Phạm Đức Tiến, Ủy viên

19. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên

20. Đồng chí Đinh Hữu Thành, Ủy viên

21. Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên

22. Đồng chí Đào Thế Hoằng, Ủy viên

23. Đồng chí Lê Nguyễn Nam Ninh, Ủy viên

24. Đồng chí Vũ Hồng Văn, Ủy viên

----------

(Theo Quyết định số 53-QĐ/TW ngày 06/01/2022 của Bộ Chính trị quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website