Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)
IAEA đặt trụ sở ở Viên, nước Áo (tại Trung tâm quốc tế Viên). 144 quốc gia thành viên của IAEA gửi đại biểu đến dự họp Đại hội đồng (General Conference) hằng năm thường niên để cử ra 35 thành viên vào Ban Thống đốc (Board of Governors). Là một cơ quan hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, Ban Thống đốc họp năm lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Các kỳ họp của Đại hội đồng được tổ chức tại Trung tâm quốc tế Viên.Thêm vào đó, IAEA còn hỗ trợ một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Trieste,Italia. Trung tâm này đặt dưới quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO).

IAEA là diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình, cung cấp một hệ thống phòng ngừa quốc tế chống lại việc lạm dụng cũng như giúp hỗ trợ việc ứng dụng các biện pháp an toàn cho công nghệ này. Sau thảm hoạ Chernobyl, năm 1986, IAEA đã mở rộng các nỗ lực vì mục tiêu đảm bảo an toàn trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng năng lượng hạt nhân của mình.

Từ năm 1981 đến năm 1997, IAEA được đặt dưới quyền lãnh đạo của Hans Blix, trong thời gian này, Hoa Kỳ và Anh Quốc cho rằng Iraq đã sản xuất vũ khí hạt nhân nhằm tìm cớ can thiệp quân sự vào I rắc. Lãnh đạo hiện nay của IAEA là người Ai Cập, Mohamed ElBaradei. Tại Đai hội đồng thứ 49, El Baradei được phê chuẩn đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho đến năm 2009.

Khi việc phổ biến hạt nhân phát triển mạnh trong thập niên 1990, IAEA được giao nhiệm vụ điều tra và thanh tra các vụ việc khả nghi vi phạm Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân theo sự uỷ quyền của Liên hợp quốc, dù vậy, tổ chức này chỉ báo cáo vụ việc cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền đưa ra các biện pháp cưỡng chế. Các kết quả thanh tra của tổ chức này thường rất thu hút sự chú ý của công luận trên toàn thế giới. Cho đến nay đã không có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức của IAEA.

Năm 2005, IAEA và Tổng Giám đốc Mohamed El Baradei được trao tặng giải thưởng Nobel hoà bình vì những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực an toàn hạt nhân và phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Trong bài diễn văn của mình, El Baradei nói rằng chỉ cần 1% số tiền được dùng để phát triển các loại vũ khí mới cũng đủ để nuôi sống toàn thể thế giới.

Tháng 2 năm 2003, Mohamed ElBaradei đến Iran với một nhóm thanh tra để điều tra chương trình hạt nhân của Iran. Vào khoảng tháng Mười, El Baradei tuyên bố rằng không có chứng cớIranđang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Tháng 12 năm 2003, Iran ký nghị định thư bổ sung tại trụ sở IAEA ở Viên, và thực hiện phù hợp với những điều khoản của nghị định thư trong khi chờ đợi nghị định thư này được phê chuẩn.

Ngày 9 tháng 8 năm 2005, AyatollahAli Khamenei- Lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran đã ban hành một sắc chỉ tôn giáo (fatwa) cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Toàn văn sắc chỉ này được đưa ra trong một thông cáo chính thức tại một cuộc họp với IAEA ở Viên.

Tháng 9 năm 2005, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tếkết luận trong một bản tường trình rằng từ nhiều năm qua Iran không có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, ngày 9 tháng 1 năm 2006, Iran tuyên bố tái lập chương trình nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân bất kể những phản ứng và áp lực đến từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nga.

Danh sách các Tổng Thư ký IAEA

 

Tên & Quốc tịch

Nhiệm kỳ

W. Sterling Cole-Hoa Kỳ

19571961

Sigvard Eklund-Thụy Điển

19611981

Hans Blix-Thụy Điển

19811997

Mohamed ElBaradei-Ai Cập

1997 đến nay

 

Các từ khóa theo tin:

BVK (biên soạn)

 

 
 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website